Tag

“Vua phóng sự miền Tây” lần đầu tiên “hành phương Bắc” ra mắt sách

Văn học 11/09/2019 16:59
aa
TTTĐ- Lâu nay nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh được mệnh danh là “Vua phóng sự miền Tây”, hoặc “Người nông dân cầm bút”. Sau khi ra mắt tại TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên ông đã “hành phương Bắc” để giới thiệu ấn phẩm mới “Chuyện đời, chuyện nghề” (NXB Hội Nhà văn, 2019).

“Vua phóng sự miền Tây” lần đầu tiên “hành phương Bắc” ra mắt sách

Cuốn sách "Chuyện đời, chuyện nghề" của nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh do NXB Hội Nhà văn ấn hành

Bài liên quan

Khi thi ca khoác lên người "tấm áo mới" của trường mỹ cảm âm nhạc

Đông A “phá lệ”, 10 bản đặc biệt cuốn “Hán Sở diễn nghĩa” đã có chủ

Ra mắt bản dịch đầy đủ "Hán sở diễn nghĩa" và giới thiệu bộ sách "Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa"

Ra mắt tập di cảo – hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng

Ngày 10/9 tại Hà Nội, NXB Hội Nhà văn tổ chức cuộc ra mắt sách “Chuyện đời, chuyện nghề” của nhà văn-nhà báo Võ Đắc Danh. Mặc dù trời mưa dai dẳng nhưng nhiều bạn văn, bạn viết tại Hà Nội đã có mặt khiến buổi ra mắt “Chuyện đời, chuyện nghề” trở thành cuộc gặp gỡ thú vị.

Trong nghề văn, có người chọn một vùng đất, một thể loại để “cày sâu”. Nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh là một trong số đó. Nhà văn Võ Đắc Danh sinh năm 1960 tại xã Tân Thành, thành phố Cà Mau trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1981, Võ Đắc Danh bắt đầu viết báo Minh Hải, Văn nghệ Minh Hải, Đất Mũi, Người lao động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn tiếp thị. Hầu hết các bút kí văn học của ông đều đăng tải tên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.

Võ Đắc Danh đã xuất bản các tập bút kí “Nỗi niềm U Minh Hạ”, “Đồng cỏ chát”, “Thế giới người điên”, “Canh bạc”, “Đời chợ- Đời người”, “Người Sài Gòn bất đắc dĩ”. Năm 2008 ông đoạt giải Nhất cuộc thi bút kí báo Văn nghệ với tác phẩm “Cổ tích trên đỉnh mồ côi”.

“Vua phóng sự miền Tây” lần đầu tiên “hành phương Bắc” ra mắt sách

Tác phẩm “Chuyện đời, chuyện nghề” là quyển sách mới nhất do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Cuốn sách này được ông viết dưới dạng bút kí, kể lại những câu chuyện về tuổi thơ với những đau thương, mất mát do chiến tranh, những câu chuyện đói nghèo của thời niên thiếu, các mối tình vụng dại, về cuộc đời mưu sinh với nợ nần chồng chất…

Đặc biệt sách còn viết về các câu chuyện nghề với những buồn vui, đau đớn, hạnh phúc khi đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

“Chuyện đời, chuyện nghề” không chỉ là câu chuyện của cá nhân tác giả, bạn đọc còn hình dung ra một chặng đường lịch sử thăng trầm của đất nước. Đất nước của nhân dân đi qua thảm họa của chiến tranh, đói nghèo và những bất công nhưng kiên cường, bất khuất, giàu lòng nhân văn, nhân ái.

“Chuyện đời, chuyện nghề” hấp dẫn bạn đọc ở tính chân thực của ngòi bút giàu lòng trắc ẩn, trăn trở. Tác giả chia sẻ: “Nguyên tắc của bút kí là luôn luôn tôn trọng sự thật. Trong 30 năm từ khi cày cuốc làm báo, tôi luôn trung thành với nguyên tắc ấy”.

Nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh tại buổi ra mắt sách ở Hà Nội
Nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh tại buổi ra mắt sách ở Hà Nội

Bút kí Võ Đắc Danh thấm đậm chất văn hóa, lịch sử, xã hội Nam bộ trầm tích nhưng cũng nóng hổi tính thời sự và nhân ái, nhân văn. Ông tâm sự: “Trong tận cùng thâm tâm tôi luôn nghĩ mình chỉ là người nông dân cầm bút. Hơn 90% trang viết của tôi là chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người nông dân, nói thay họ những tiếng nói khổ đau và oan khuất”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về bút kí Võ Đắc Danh: “… Những người nghiên cứu lịch sử thuộc thế hệ con cháu chúng ta rất cần những trang viết phản ánh chân thực về cuộc sống như bút kí của Võ Đắc Danh”.

Văn phong Võ Đắc Danh giản dị, chân thực. Giọng kể tâm tình, thủ thỉ, lại có khi bùng lên phẫn uất mỗi khi bất công ngang trái nhưng cũng đầy cảm thông, chia sẻ, nhân bản. Thông tin sự kiện trong bài viết của ông đầy ắp song cũng nhiều da diết và giàu hình ảnh, chi tiết văn học.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc-Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn cho rằng “Chuyện đời, chuyện nghề” của Võ Đắc Danh là cuốn sách đặc biệt, hấp dẫn từ dòng đầu đến dòng cuối và có nhiều chi tiết gây “bàng hoàng”.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh

Trong khi đó nhà phê bình Văn Giá thì nhìn nhận, cuốn sách “Chuyện đời, chuyện nghề” của Võ Đắc Danh cho ông bước vào một không gian đặc biệt đó là vùng sông nước miền Tây với nhiều nét văn hóa đặc biệt, gặp gỡ những con người, hiểu rõ hơn về những con sông, những cây cầu… Đặc biệt là những câu chuyện mà tác giả kể trong sách, cũng trải dài từ những năm tháng tuổi thơ cho tới đầu thế kỷ 21.

Nhà thơ Lương Ngọc An (Báo Văn nghệ) thì “Nể những bài viết của Võ Đắc Danh” từ khi in báo. Những bài viết “vừa có chuyện, vừa có nghề, vừa có văn”. Những bài báo có khi ngắn, không dông dài nhưng đúng với phẩm chất một nhà báo chuyên nghiệp, ông rất am hiểu văn hóa vùng miền, lịch sử vùng đất khiến bạn đọc học hỏi được nhiều trong từng trang viết của mình. Lương Ngọc An cho rằng rất ít người viết được đa dạng đặc biệt là các phóng sự đầy tính văn học như Võ Đắc Danh. Ông đánh giá cao cây bút từng trải, có trách nhiệm với bạn đọc này.

Nhà thơ Lương Ngọc An (ngồi giữa) phát biểu về tác phẩm của nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh
Nhà thơ Lương Ngọc An (ngồi giữa) phát biểu về tác phẩm của nhà văn, nhà báo Võ Đắc Danh

Đồng quan điểm, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết, đọc ký của Võ Đắc Danh có nhân vật, có những nét văn hóa ở vùng đất cực kỳ đặc biệt. Tác giả thực sự ngấm, hiểu văn hóa Nam Bộ. Những tác phẩm kí của Võ Đắc Danh chính là dạng văn học tư liệu vì có câu chuyện, có nhân vật, có diễn biến gợi lên trong lòng người đọc suy nghĩ về con người, các vấn đề tâm linh, văn hóa. “Đọc xong “Chuyện đời, chuyện nghề” thấy biết ơn tác giả”- nhà văn Tạ Duy Anh chia sẻ.

Còn nhà văn Nguyễn Thế Hùng từng có nhiều năm sống ở miền Tây Nam Bộ thì gọi văn của Võ Đắc Danh là “đặc sản”. Đọc các tác phẩm của ông người ta thấy hiện lên một vùng đất với rất nhiều đặc trưng, chứa đựng văn hóa của cả vùng miền ấy. Chính vì thế, văn chương trong tác phẩm của Võ Đắc Danh cũng là một thứ “đặc sản” rất đáng trân trọng mà rất tiếc thời buổi này lớp nhà báo trẻ không thể đưa được văn học vào những trang viết của mình.

Về cuốn sách “Chuyện đời, chuyện nghề”, nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng đặc biệt nhấn mạnh đây là sự dung hợp nhiều thể loại trong một tác phẩm. Chính vì thế, những độc giả với các sở thích khác nhau, dù là báo chí hay văn chương đều có thể tìm thấy những sự thú vị trong đó.

Một điều đáng lưu ý nữa, buổi ra mắt sách tại Hà Nội lần này của Võ Đắc Danh cũng công bố thông tin sẽ dùng doanh thu bán sách để xây dựng cây cầu nông thôn và sản xuất bộ phim tài liệu “Hành trình cây lúa Việt Nam”.

Đọc thêm

Agribank đồng hành cùng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 Văn học

Agribank đồng hành cùng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024

TTTĐ - Tối 29/11, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII đã được tổ chức trang trọng tại Hà Nội. Là đơn vị đồng hành cùng sự kiện, Agribank mong muốn góp phần thúc đẩy văn hóa đọc, lan tỏa tri thức và nhân lên những giá trị văn hóa trong cộng đồng.
SBOOKS được gọi tên trong Giải thưởng Sách quốc gia 2024 Văn học

SBOOKS được gọi tên trong Giải thưởng Sách quốc gia 2024

TTTĐ - Tối 29/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Công ty Cổ phần SBOOKS vinh dự nhận bằng khen bởi thành tích phát hành xuất sắc trong Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia 2024.
Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu Văn học

Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu

TTTĐ - Phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu".
Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024 Văn học

Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024

TTTĐ - Ngày 29/11, nhân dịp kỷ niệm 139 năm ngày mất của danh nhân Phạm Thận Duật, nhà sử học, nhà văn hóa, nghĩa sĩ yêu nước, người góp phần khởi động Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX, tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV.
Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian Văn học

Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian

TTTĐ - "Ngày tôi về Hà Nội" của nhà thơ Hoàng Hạnh là tác phẩm đậm chất thi ca về mùa thu Hà Nội, với những hình ảnh tinh tế, xúc cảm sâu sắc.
"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh Văn học

"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh

TTTĐ - “Chuyện cây thông non” - một trong những ngụ ngôn ý nghĩa nhất của văn hào Hans Christian Andersen về Giáng sinh đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội Văn học

Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội

TTTĐ - Qua 6 lần tổ chức, đến nay Giải thưởng Sách quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức Văn học

Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức

TTTĐ - Bài thơ "Gặp trò xưa giữa Thủ đô Hà Nội" khắc họa tình thầy trò sâu sắc, gợi nhớ ký ức đẹp và tôn vinh nghề giáo qua dòng thời gian.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Tìm lại bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương Văn học

Tìm lại bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương

TTTĐ - Cho đến nay, Hà Nội vẫn còn nguyên sức hút của một thực thể văn hóa sinh động. Các văn nghệ sĩ đã kiến giải những vỉa tầng văn hóa Hà Nội trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật.
Xem thêm