Tag

Vừa bị tước giấy phép, Phòng khám đa khoa Mayo tiếp tục bị tố “vẽ” bệnh moi tiền khách hàng?

Bảo vệ người tiêu dùng 15/06/2019 15:58
aa
TTTĐ - Vừa bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM tước giấy phép hoạt động đến giữa tháng 5/2019 nhưng mới đây, Phòng khám đa khoa (PKĐK) Mayo tiếp tục bị khách hàng tố “vẽ” bệnh để moi tiền.

Vừa bị tước giấy phép, Phòng khám đa khoa Mayo tiếp tục bị tố “vẽ” bệnh moi tiền khách hàng?

PKĐK Mayo liên tục dính nhiều sai phạm và bị xử phạt

Bài liên quan

TP HCM: Phòng khám đa khoa Khang Thái bị phạt 270 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động

Spa Minh Hà Clinic bị Thanh tra Sở Y tế đình chỉ hoạt động tiêm Filler, Botox

TP HCM đề xuất rút chứng chỉ hành nghề khi bác sĩ nước ngoài vi phạm lần thứ 2

TP HCM: Xử phạt hàng loạt các công ty quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh không đúng quy định

Mới đây, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh của anh N.L.N (sinh năm 1997, ngụ tỉnh Đắk Lắk), liên quan đến việc PKĐK Mayo (địa chỉ 35B-35C đường 3/2 Phường 11, Quận 10, TP HCM) khám, chữa bệnh có dấu hiệu “vẽ” bệnh để moi tiền của bệnh nhân.

Theo phản ánh, do bị đi tiểu buốt nên ngày 20/10/2018, anh N tìm đến phòng khám Mayo để được thăm khám. Sau khi đóng tiền khám bệnh và làm các xét nghiệm, tại đây một bác sĩ tên Lê chẩn đoán anh N bị mắc bệnh lậu nên cần phải điều trị gấp, nếu không sẽ bị vô sinh, thậm chí tử vong. Ngoài việc phải điều trị bệnh lậu, vị bác sĩ tên Lê còn yêu cầu anh N cắt bao quy đầu để cho bệnh mau khỏi.

Trước những lời “phán” trên, anh N rất hoang mang và đồng ý để bác sĩ này điều trị bệnh lậu và cắt bao quy đầu. Số tiền anh phải trả cho khám, chữa bệnh, xét nghiệm và cắt bao quy đầu gần 18 triệu đồng. “Do lúc đó tôi không có đủ tiền, chỉ mang có 7,5 triệu nên họ bảo tôi đóng trước. Số tiền còn lại tôi phải viết giấy nợ và đóng sau, đồng thời họ giữ lại Chứng minh thư và giấy đăng ký xe mô tô của tôi để làm tin”, anh N cho biết.

Sau khi đồng ý cắt bao quy đầu, anh N được đưa lên phòng tiểu phẫu. Tại đây, có một bác sĩ nói tiếng nước ngoài mà theo anh N là người Trung Quốc đã trực tiếp tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu cho anh. Sau khi hoàn thành ca tiểu phẫu, anh N được cho về nhưng với lời dặn hàng ngày phải đến phòng khám để thay băng, còn nếu không muốn uống thuốc và nhanh khỏi bệnh thì mỗi ngày đến phòng khám để truyền một lọ dịch, giá thay băng và truyền dịch là 1,32 triệu đồng/lần.

Trước những lời “phán” gây hoang mang về tình trạng bệnh của mình ban đầu, nên 3 ngày sau đó anh N đều đến phòng khám Mayo để thay băng và truyền dịch. Chi phí anh N đóng thêm cho phòng khám này gần 4 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo anh N cho biết, sau khi được khám và điều trị 5 ngày, anh có lên mạng tìm hiểu thì thấy rất nhiều thông tin “tiêu cực” về phòng khám Mayo nên quyết định đến Bệnh viện quận Gò Vấp để khám và xét nghiệm lại. Kết quả xét nghiệm anh hoàn toàn âm tính với bệnh lậu.

Theo anh N, bác sĩ tại Bệnh viện quận Gò Vấp cho biết: “Nếu có bị bệnh lậu cũng chỉ cần uống thuốc và tiêm là khỏi chứ không cần phải cắt bao quy đầu và số tiền điều trị cũng rất thấp”.

Sau khi phát hiện dấu hiệu mình bị “vẽ”, anh N đã tìm đến PKĐK Mayo để đòi lại các giấy tờ đã bị phòng khám giữ. Tuy nhiên theo N trình bày, phía phòng khám chỉ đưa lại Chứng minh thư, còn giấy phép lái xe, giấy ghi nợ thì phía phòng khám yêu cầu anh phải thanh toán đầy đủ số tiền hơn 10 triệu đồng mà anh còn thiếu trong quá trình điều trị thì mới trả.

Trước vụ việc trên, anh N cho biết đã làm đơn tố cáo gửi lên Thanh tra Sở Y tế TP HCM đề nghị vào cuộc làm rõ hành vi “vẽ bệnh” moi tiền khách hàng của PKĐK Mayo và xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên theo anh N cho biết, đến nay anh vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại PKĐK Mayo đang “đóng cửa”, tạm ngưng hoạt động
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại PKĐK Mayo đang “đóng cửa”, tạm ngưng hoạt động

Được biết trước đó, PKĐK Mayo từng bị nhiều khách hàng tố cáo về những hành vi “vẽ bệnh” tương tự và đã bị Sở Y tế TP HCM tiến hành xử phạt nhiều lần do vi phạm các quy định trong hoạt động khám, chữa bệnh nhưng vẫn tái phạm.

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 13/6, phóng viên đã liên hệ và gửi nội dung thông tin đến Sở Y tế TP HCM và đang chờ phản hồi từ đơn vị này.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại PKĐK Mayo đang “đóng cửa”, tạm ngưng hoạt động.

Trước đó, thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, ngày 28/12/2018, đơn vị này đã tiến hành xử phạt PKĐK Mayo 191 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động thời hạn 4,5 tháng, với lý do: Lập hồ sơ bệnh án không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; Không bảo đảm các điều kiện nhân lực về hoạt động; Cung cấp dịch vụ khám bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động; Quảng cáo các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đặc biệt mà không đươc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt đối với 1 cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng". Sản phẩm bị phát hiện vi phạm là Phân bón hỗn hợp NPK 20-5-5-13S+TE Việt Đức G7 của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Việt Đức.
Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 43 tấn phân bón là tang vật vi phạm của Công ty CP Thương mại nông nghiệp Vàng. Ngoài ra, công ty này còn phải nộp phạt hơn 247 triệu đồng,
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Lợi dụng chuyển phát hàng hóa để vận chuyển, tàng trữ hàng cấm Bảo vệ người tiêu dùng

Lợi dụng chuyển phát hàng hóa để vận chuyển, tàng trữ hàng cấm

TTTĐ - Cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hóa Quyết Đại Phát Express ở Kim Chung, Hoài Đức có dấu hiệu của Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng Nhịp sống phương Nam

Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành xử phạt đối với một hộ kinh doanh và nhà cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón Quốc tế Âu Việt vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón Quốc tế Âu Việt vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa.
An Giang: Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả

TTTĐ - Lực lượng chức năng tỉnh An Giang trong quý I/2024 đã phát hiện nhiều trường hợp kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, qua đó đã xử lý nhiều hộ kinh doanh và công ty.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app, lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app, lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Xem thêm