Vì sao doanh số thuốc lá tại “thiên đường” của người mê khói thuốc - Nhật Bản sụt giảm?
Một vài nhà hàng, quán ăn tại Nhật cho phép thực khách hút thuốc
Bài liên quan
Xu hướng làm việc tại nhà nở rộ
Australia: Hệ sinh thái biển ảnh hưởng nghiêm trọng vì thời tiết
iPhone có thể “made in Vietnam”
Thủ đô Bangkok của Thái Lan xảy ra hàng loạt vụ đánh bom
Cuba: mở rộng truy cập Internet tại nhà riêng và các doanh nghiệp
Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok
Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu
Nhật Bản - "Thiên đường" cho những người mê khói thuốc
Nhật Bản vốn nổi tiếng với núi Phú Sĩ, rượu Sake, với nền khoa học kỹ thuật phát triển bậc nhất và những con người kỷ luật. Thế nhưng, ít ai ngờ Nhật Bản hiện thuộc nhóm các quốc gia có lượng người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo Tobacco Atlas, trong 2016, Nhật Bản là 1 trong 15 quốc gia tiêu thụ thuốc lá hàng đầu thế giới với mỗi người trên 15 tuổi tiêu thụ trung bình 1.583 điếu thuốc mỗi năm.
Tại Nhật, chỉ những người dưới 20 tuổi bị cấm mua và sử dụng thuốc lá. Ngoài ra, gần như mọi nơi công cộng đều có khu vực dành riêng cho người hút thuốc.
Khu vực hút thuốc lá nơi công cộng thường thấy tại Nhật Bản |
Tháng 7 năm 2018, sau sức ép từ Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) về một Thế vận hội không khói thuốc, Nhật Bản đưa ra luật quốc gia về cấm hút thuốc lá bên trong những nơi công cộng. Thế nhưng, không ít người, trong đó, có các nhà hoạt động cộng đồng trên thế giới cho rằng, biện pháp này không đủ mạnh vì miễn trừ cho nhiều nhà hàng và quán rượu.
Doanh số bán thuốc lá tại Nhật Bản đang sụt giảm đáng kể
Một nghiên cứu gần đây từ Hiệp Hội Ung Thư Mỹ (American Cancer Society) cho thấy lượng tiêu thụ thuốc lá ở Nhật đang sụt giảm đáng kể. Sự sụt giảm này diễn ra song song với giai đoạn các sản phẩm thuốc lá hun nóng của hãng PMI được tung ra thị trường này. Tuy nhiên, tổng doanh thu của thuốc lá hun nóng và thuốc lá truyền thống vẫn không đổi, cho thấy sản phẩm thuốc lá hun nóng đóng vai trò thay thế thuốc lá truyền thống, thay vì kích thích người dân tiêu thụ thêm thuốc lá.
Nghiên cứu này thu thập số liệu từ các cửa hàng bán lẻ tại 11/12 tỉnh thành Nhật Bản, đại diện cho 99% dân số đất nước, 72% tổng doanh số tiêu thụ thuốc lá, trong suốt những năm 2014-2018 .
Các sản phẩm thuốc lá hun nóng đã được ra mắt lần lượt tại các tỉnh thành Nhật Bản trong 2 năm 2015 và 2016, hình thành chuỗi dữ liệu tỉ mỉ và khách quan, phục vụ cho công trình nghiên cứu này. Theo đó, lượng tiêu thụ thuốc lá truyền thống giảm ở từng khu vực, trong khoảng thời gian sau khi các sản phẩm thuốc lá hun nóng được tung ra.
Bên cạnh đó, một loạt các giả thuyết, mô hình giả lập đã được thiết lập để kiểm tra liệu rằng có những lý do nào khác cho việc giảm lượng tiêu thụ thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, thay thế một vài nguyên nhân liên quan cho bài toán này, bao gồm: giá cả, luật pháp và các sản phẩm thay thế không khói khác.
Cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc lá tại Nhật, trong đó có thuốc lá hun nóng |
Về giá cả, kết quả kiểm tra cho thấy sự biến động diễn ra không đáng kể, bởi vì sản phẩm không khói thuốc của PMI được định giá bằng với mức trung bình của tất cả các loại thuốc lá truyền thống khác được bán trên thị trường.
Về luật pháp, giả thuyết không cho ra kết quả khi hệ thống luật pháp của Nhật chỉ mới ban hành luật cấp quốc gia liên quan đến thuốc lá vào năm 2018, khi nghiên cứu này vào giai đoạn kết thúc và 2 năm sau khi sản phẩm thuốc lá hun nóng được tung ra thị trường.
Về những sản phẩm hút thuốc không khói khác, chúng được giới thiệu sau sản phẩm thuốc lá hun nóng của PMI và có lượng tiêu thụ tăng trưởng không cao nên không thể là tác nhân chính cho việc hút thuốc lá giảm mạnh.
Sau khi thử nghiệm với những nguyên nhân khác nhau, các nhà nghiên cứu nhận định rằng khó có thể bỏ qua tác động của các sản phẩm thuốc lá hun nóng trong việc giảm thiểu lượng tiêu thụ thuốc lá. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cho biết vẫn chưa thể đánh giá tác động của các sản phẩm thuốc lá hun nóng đối với sức khỏe cộng đồng về việc giảm thiểu rủi ro vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích dữ liệu lượng tiêu thụ thuốc lá.
Tuy vậy, PMI khẳng định vẫn đang tập trung mỗi ngày cho ngành công nghiệp không khói để có thể đưa ra những giải pháp thay thế thuốc lá điếu sớm nhất có thể cho hàng triệu người trên thế giới vẫn đang và sẽ tiếp tục hút thuốc.