Tag

Về thăm những chiến khu xưa

Phóng sự 30/04/2023 14:00
aa
TTTĐ - Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ và địa đạo Củ Chi là 2 trong những căn cứ cách mạng, công trình kháng chiến đồ sộ, thể hiện trí tuệ lỗi lạc, độc đáo của quân và dân ta trong công cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc. Ngày nay, những nơi đây vẫn còn lưu lại dấu xưa, tích cũ để người dân, du khách đến tham quan và tìm về lịch sử với những giá trị bất diệt.
Lực lượng tuyến đầu thích thú trải nghiệm du lịch Cần Giờ TP HCM: Địa đạo Củ Chi có thể trở thành di sản thế giới?
Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 50km, là địa chỉ vang danh trong cuộc kháng chiến cứu nước. Tại đây, các đơn vị kháng chiến đã sống trong điều kiện gian khổ, khắc nghiệt để chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội được lưu danh sử sách
Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 50km, là địa chỉ vang danh trong cuộc kháng chiến cứu nước. Tại đây, các đơn vị kháng chiến đã sống trong điều kiện gian khổ, khắc nghiệt để chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội được lưu danh sử sách
Ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập tại Đặc khu quân sự Rừng Sác với mật danh T10 (Trung đoàn 10 - Đặc công Rừng Sác), có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá, chiếm giữ khu Rừng Sác để tiến công liên tục vào kho, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy của Mỹ (Tượng đài chiến sĩ Đặc công Rừng Sác)
Ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập tại Đặc khu quân sự Rừng Sác với mật danh T10 (Trung đoàn 10 - Đặc công Rừng Sác), có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá, chiếm giữ khu Rừng Sác để tiến công liên tục vào kho, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy của Mỹ (Tượng đài chiến sĩ Đặc công Rừng Sác)
Một trong những trận đánh nổi tiếng là trận đánh tàu Victoria vào tháng 8/1966. Thời điểm này, Mỹ đưa tàu Victoria chở khoảng 100 xe tăng, thiết giáp; 2 máy bay trực thăng, 20 tấn lương thực, thực phẩm… cung cấp cho một sư đoàn Mỹ, chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô lần thứ nhất 1966 -1967. Dưới sông tàu địch tuần tiễu liên tục, trên trời máy bay quần thảo, trên bộ biệt kích phục dày đặc. Các chiến sĩ đặc công Rừng Sác phải ngâm mình dưới nước, chôn mình ngụy trang dưới bùn. Sau hơn một tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, sáng 23/8/1966, khi tàu Victoria đi qua, 2 quả thủy lôi đã làm nổ tung con tàu với trọng tải hơn 10 nghìn tấn cùng khí giới chìm đắm xuống lòng sông
Một trong những trận đánh nổi tiếng là trận đánh tàu Victoria vào tháng 8/1966. Thời điểm này, Mỹ đưa tàu Victoria chở khoảng 100 xe tăng, thiết giáp; 2 máy bay trực thăng, 20 tấn lương thực, thực phẩm… cung cấp cho một sư đoàn Mỹ, chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô lần thứ nhất 1966 -1967. Dưới sông tàu địch tuần tiễu liên tục, trên trời máy bay quần thảo, trên bộ biệt kích phục dày đặc. Các chiến sĩ đặc công Rừng Sác phải ngâm mình dưới nước, chôn mình ngụy trang dưới bùn. Sau hơn một tháng chuẩn bị và lên kế hoạch, sáng 23/8/1966, khi tàu Victoria đi qua, 2 quả thủy lôi đã làm nổ tung con tàu với trọng tải hơn 10 nghìn tấn cùng khí giới chìm đắm xuống lòng sông
Một trận đánh oai hùng khác không thể không nhắc tới là trận đánh kho xăng Nhà Bè. Kho xăng rộng 14 ha, có 72 bồn xăng dầu, gần 1 nửa số bồn này có sức chứa hơn 10 triệu lít xăng. Do tầm quan trọng đặc biệt, kho xăng được bảo vệ với 12 lớp rào bao bọc, tường cao 3,5m. Giữa từng lớp rào có gài mìn và thường xuyên có các toán lính tuần tiễu đi trong đêm để chống lực lượng của ta đột nhập. Hơn nữa, ở bên ngoài, địch còn bố trí chó và hệ thống đèn pha, tháp canh, đường tuần tra...
Một trận đánh oai hùng khác không thể không nhắc tới là trận đánh kho xăng Nhà Bè. Kho xăng rộng 14 ha, có 72 bồn xăng dầu, gần 1 nửa số bồn này có sức chứa hơn 10 triệu lít xăng. Do tầm quan trọng đặc biệt, kho xăng được bảo vệ với 12 lớp rào bao bọc, tường cao 3,5m. Giữa từng lớp rào có gài mìn và thường xuyên có các toán lính tuần tiễu đi trong đêm để chống lực lượng của ta đột nhập. Hơn nữa, ở bên ngoài, địch còn bố trí chó và hệ thống đèn pha, tháp canh, đường tuần tra... Vào 0 giờ 35 phút ngày 3/12/1973, 8 chiến sĩ Đặc công Rừng Sác đã bí mật đột nhập vào khu vực kho, phân công nhau đặt nhiều quả mìn vào các bồn chứa xăng dầu rồi sau đó rút ra an toàn. Một lúc sau, nhiều tiếng nổ lớn vang lên, vụ cháy kéo dài hơn 12 ngày đêm, thiệt hại khoảng 12 triệu USD của Mỹ (Các du khách đang tham quan và tìm hiểu về lịch sử Chiến khu Rừng Sác)
Tại khu di tích lịch sử này có 915 liệt sĩ đã hy sinh và đến nay vẫn còn 542 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Thân xác các anh đã hòa vào đất mẹ để đất nước được hòa bình, thống nhất
Tại khu di tích lịch sử này có 915 liệt sĩ đã hy sinh và đến nay vẫn còn 542 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Thân xác các anh đã hòa vào đất mẹ để đất nước được hòa bình, thống nhất
Ngày nay, Rừng Sác - rừng ngập mặn Cần Giờ được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào tháng 1/2000. Với diện tích rừng hơn 32 ngàn ha, hệ thống sông rạch dày đặc, có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật đặc hữu của vùng duyên hải. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được xem như lá phổi của TP Hồ Chí Minh
Ngày nay, Rừng Sác - rừng ngập mặn Cần Giờ được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam vào tháng 1/2000. Với diện tích rừng hơn 32 ngàn ha, hệ thống sông rạch dày đặc, có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật đặc hữu của vùng duyên hải. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được xem như lá phổi của TP Hồ Chí Minh
Được sự quan tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Trung ương đã tạo nên con đường huyết mạch từ trung tâm thành phố về Cần Giờ. Con đường Rừng Sác không chỉ mang lại giá trị thông thương kinh tế mà còn là một trong những con đường có cảnh quan đẹp, thơ mộng của thành phố. Với cánh rừng xanh mướt trải dài hai bên, không khí trong lành, tạo cảm giác bình yên, gần gũi thiên nhiên cho mọi người khi đến nơi đây
Được sự quan tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Trung ương đã tạo nên con đường huyết mạch từ trung tâm thành phố về Cần Giờ. Con đường Rừng Sác không chỉ mang lại giá trị thông thương kinh tế mà còn là một trong những con đường có cảnh quan đẹp, thơ mộng của thành phố. Với cánh rừng xanh mướt trải dài hai bên, không khí trong lành, tạo cảm giác bình yên, gần gũi thiên nhiên cho mọi người khi đến nơi đây
Năm 2004, Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Với 20km bờ biển, 69 cù lao, Cần Giờ đang sở hữu trong tay những sản vật và phong cảnh tuyệt đẹp. Có thể nói, Cần Giờ nay đã và đang hồi sinh mãnh liệt như khí chất bất khuất của quân và dân ta
Năm 2004, Chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Với 20km bờ biển, 69 cù lao, Cần Giờ đang sở hữu trong tay những sản vật và phong cảnh tuyệt đẹp. Có thể nói, Cần Giờ nay đã và đang hồi sinh mãnh liệt như khí chất bất khuất của quân và dân ta
Củ Chi - một vùng đất vốn cằn cỗi cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc. Không ai ngờ, nơi đây lại trở thành một trong những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc, được ví như “đất thép thành đồng” trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Củ Chi - một vùng đất vốn cằn cỗi cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc. Không ai ngờ, nơi đây lại trở thành một trong những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc, được ví như “đất thép thành đồng” trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Thế giới đã phải ngả mũ trước đại công trình 250km địa đạo, được đào bằng công cụ thô sơ từ chính sức lực, mồ hôi và máu của người dân nơi đây. Địa đạo gồm 3 tầng, đi qua 6 xã phía Bắc của huyện Củ Chi. Mỗi tầng có nắp che chắn ở giữa để tránh bị địch tấn công, thải độc, bơm nước… Từng tầng có mạch “xương sống” và các nhánh đi ra, tạo nên một cấu trúc địa đạo liên hoàn, phức tạp
Thế giới đã phải ngả mũ trước đại công trình 250km địa đạo, được đào bằng công cụ thô sơ từ chính sức lực, mồ hôi và máu của người dân nơi đây. Địa đạo gồm 3 tầng, đi qua 6 xã phía Bắc của huyện Củ Chi. Mỗi tầng có nắp che chắn ở giữa để tránh bị địch tấn công, thải độc, bơm nước… Từng tầng có mạch “xương sống” và các nhánh đi ra, tạo nên một cấu trúc địa đạo liên hoàn, phức tạp
Địa đạo Củ Chi được đào từ năm 1946 và hoạt động trải dài trong suốt chặng đường kháng chiến của quân và dân ta. Đặc biệt, vào giai đoạn năm 1966, Mỹ dùng Sư đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện chiến dịch mang tên Crimp, hay đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, dùng bom trải thảm, rải chất độc hoá học huỷ diệt, nhằm biến Củ Chi thành một chiến trường bình địa. Với lực lượng lên đến hàng chục ngàn quân cùng hàng trăm công cụ huỷ diệt, xe tăng, xe bọc thép… nhưng chúng vẫn không thể phá vỡ được hàng thủ địa đạo
Địa đạo Củ Chi được đào từ năm 1946 và hoạt động trải dài trong suốt chặng đường kháng chiến của quân và dân ta. Đặc biệt, vào giai đoạn năm 1966, Mỹ dùng Sư đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện chiến dịch mang tên Crimp, hay đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, dùng bom trải thảm, rải chất độc hoá học huỷ diệt, nhằm biến Củ Chi thành một chiến trường bình địa. Với lực lượng lên đến hàng chục ngàn quân cùng hàng trăm công cụ huỷ diệt, xe tăng, xe bọc thép… nhưng chúng vẫn không thể phá vỡ được hàng thủ địa đạo
Địa đạo Củ Chi được đào đắp rất kiên cố, chia thành nhiều khu như: Chiến hào, ụ chiến đấu; Các hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y; Kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…; Qua đó tạo nên một căn cứ cách mạng trong lòng đất
Địa đạo Củ Chi được đào đắp rất kiên cố, chia thành nhiều khu như: Chiến hào, ụ chiến đấu; Các hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y; Kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…; Qua đó tạo nên một căn cứ cách mạng trong lòng đất
Thời đó, thanh niên trưởng thành sẽ xung phong lên đường ra trận, vì vậy công việc đào địa đạo, vót chông, bê đất… nhường lại cho chị em phụ nữ, các em nhỏ hoặc người già. Mỗi người mỗi việc nhưng ai nấy đều hừng hực ngọn lửa yêu nước, mang hào khí dân tộc hướng đến tương lai giải phóng, thống nhất đất nước
Thời đó, thanh niên trưởng thành sẽ xung phong lên đường ra trận, vì vậy công việc đào địa đạo, vót chông, bê đất… nhường lại cho chị em phụ nữ, các em nhỏ hoặc người già. Mỗi người mỗi việc nhưng ai nấy đều hừng hực ngọn lửa yêu nước, mang hào khí dân tộc hướng đến tương lai giải phóng, thống nhất đất nước
Cô Sáu Trong, một nữ du kích kiên trung của mảnh đất Củ Chi bồi hồi nhớ lại: “Hồi ấy cô tham gia hoạt động cách mạng khi chỉ mới 13 - 14 tuổi. Mất một cánh tay là sự ác liệt của thời chiến tranh gian khổ, nhưng lại chứa đựng một niềm tự hào bất diệt khi được là người con của mảnh đất Củ Chi, sẵn sàng cắt bỏ nó khi bị thương để không gây cản trở cho cá nhân và đồng đội trong quá trình chiến đấu”
Cô Sáu Trong, một nữ du kích kiên trung của mảnh đất Củ Chi bồi hồi nhớ lại: “Hồi ấy cô tham gia hoạt động cách mạng khi chỉ mới 13 - 14 tuổi. Mất một cánh tay là sự ác liệt của thời chiến tranh gian khổ, nhưng lại chứa đựng một niềm tự hào bất diệt khi được là người con của mảnh đất Củ Chi, sẵn sàng cắt bỏ nó khi bị thương để không gây cản trở cho cá nhân và đồng đội trong quá trình chiến đấu”
Trước sự chiến đấu kiên cường của quân và dân Củ Chi, Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân bố ráp hòng tiêu diệt ý chí chiến đấu của quân và dân nơi đây. Trong chiến tranh, bình quân mỗi người dân Củ Chi phải “gánh”

Trước sự chiến đấu kiên cường của quân và dân Củ Chi, Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân bố ráp hòng tiêu diệt ý chí chiến đấu của quân và dân nơi đây. Trong chiến tranh, bình quân mỗi người dân Củ Chi phải “gánh” 1,5 tấn đạn bom do kẻ thù ném xuống. Trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, huyện Củ Chi có hơn 17.000 liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; Phong tặng, truy tặng 33 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và 772 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Có 2 đơn vị lực lượng vũ trang và 19/21 xã, thị trấn thuộc huyện đã được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (Người dân và du khách đến thắp hương tại Đền Bến Dược)

Về thăm những chiến khu xưa
Hiện tại, khu di tích địa đạo Củ Chi được chia thành 2 khu bảo tồn: Địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Nơi đây đã trở thành một địa điểm thăm quan, du lịch thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước mỗi năm, là nơi lưu giữ và tái hiện những ký ức hào hùng, những chiến tích vẻ vang về một thời kháng chiến lịch sử của quân và dân Việt Nam

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm