Tag

Ưu tiên thu hút, phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo chất lượng

Giáo dục 30/04/2023 06:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 165/TB-VPCP ngày 29/4/2023 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi thăm và làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tại Hòa Lạc.
Tuổi trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội với hành trình “Vì biển đảo quê hương” Sôi nổi “Ngày đoàn viên 2023” của tuổi trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội 20 sinh viên xuất sắc của ĐHQGHN vinh dự nhận Học bổng K-T
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Văn bản nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và thành tích mà ĐHQGHN đã đạt được trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển và sự nghiệp giáo dục, đào tạo của cả nước. Lịch sử phát triển cho thấy ĐHQGHN luôn có vai trò quan trọng, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng Chính phủ tin tưởng và mong muốn tập thể lãnh đạo và toàn thể các thầy cô giáo, học sinh và sinh viên của ĐHQGHN tiếp tục kế thừa và không ngừng phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Với vai trò của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có truyền thống lịch sử lâu đời, có đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao dẫn đầu cả nước cả về số lượng và chất lượng; đào tạo nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực quan trọng, then chốt cả về lý thuyết hàn lâm, khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, ĐHQGHN trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung.

Một góc khuôn viên ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Một góc khuôn viên ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, ĐHQGHN phát huy bề dày truyền thống lịch sử, coi đây là tài sản vô giá để không ngừng phát huy và nhân rộng những bài học hay, kinh nghiệm quý, cách làm hiệu quả; phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, không ngừng đổi mới sáng tạo với khát vọng phát triển ĐHQGHN lên tầm cao mới, sớm trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học theo mô hình hiện đại, có tầm cỡ, uy tín trong khu vực và quốc tế.

Trong đó, ĐHQGHN lựa chọn để tập trung vào một số lĩnh vực khoa học cơ bản, đào tạo chuyên ngành, mũi nhọn, chất lượng cao, có thế mạnh của Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới, nhất là đào tạo chuyên sâu các ngành chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, với phương châm "đi tắt đón đầu" và "đi sau đến trước".

Thủ tướng tới thăm giờ học lớp đào tạo sinh viên công nghệ của ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tới thăm giờ học lớp đào tạo sinh viên công nghệ của ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, ĐHQGHN gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển đồng thời cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là góp phần phát triển, hoàn thiện nền tảng tư tưởng, cung cấp luận cứ khoa học, tin cậy cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng chủ trương, đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị.

Thứ ba, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, tập trung giải quyết những vấn đề lớn, điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn ở cấp quốc tế, quốc gia cũng như cấp địa phương. Bối cảnh thay đổi thì tư duy cũng phải thay đổi phù hợp, có vậy mới tranh thủ sức mạnh của nhân dân. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thương mại hóa các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học trên cơ sở tăng cường hợp tác công tư; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào những ngành mới nổi, những ngành mũi nhọn.

Ưu tiên thu hút, phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo chất lượng

Thứ tư, ĐHQGHN phải thể hiện khát vọng vươn lên, tập trung phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chất lượng cao, đẳng cấp khu vực, quốc tế; Trong quá trình này phải chú ý đặc thù của đất nước. Đây là những nền tảng quan trọng của ĐHQGHN, do đó phải có khát vọng lớn hơn đi cùng khát vọng của đất nước, có như vậy mới tạo sức lan toả, truyền cảm hứng cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học theo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, xu thế của thời đại.

Thủ tướng thăm giờ học văn hóa quốc tế có sinh viên nước ngoài theo học- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm giờ học văn hóa quốc tế có sinh viên nước ngoài theo học- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

ĐHQGHN tiếp tục phát huy, nhân rộng các hình thức tuyển sinh phù hợp, hiệu quả, trong đó có hình thức Đánh giá năng lực học sinh THPT. Từ thực tiễn, ĐHQGHN cần đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển; có cơ chế khuyến khích sinh viên vào học các ngành khoa học cơ bản, ngành đặc thù, ngành hiếm để vừa phục vụ bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị riêng có của quốc gia, dân tộc, vừa phục vụ sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Đặc biệt, trường cần quan tâm, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực phát triển nhân lực nghiên cứu về công nghệ vi mạch tích hợp bán dẫn ở Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa trong lĩnh vực này; đào tạo nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp sản xuất chíp; thích ứng hoàn cảnh đất nước, thực hiện khát vọng của đất nước, vừa có tính chất bao trùm, xuyên suốt, tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Ưu tiên thu hút, phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo chất lượng

Thứ năm, ĐHQGHN huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, sớm hoàn thành dứt điểm nhiệm vụ xây dựng trường tại Hòa Lạc, hình thành một khu đô thị đại học xanh, hiện đại, thông minh, ngang tầm khu vực theo mô hình 5 trong 1; tăng cường và mạnh dạn thí điểm hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng và đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Ưu tiên thu hút, phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo chất lượng

Về một số kiến nghị của ĐHQGHN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ động, tích cực phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ ĐHQGHN giải quyết kịp thời, hiệu quả những khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc theo hướng ưu tiên thu hút, phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo chất lượng và có tính kết nối cao.

Ưu tiên thu hút, phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, đổi mới sáng tạo chất lượng

Về việc đầu tư xây dựng Trung tâm hỗ trợ thiết kế và đo kiểm vi mạch quốc gia và Phòng thí nghiệm chế tạo vi mạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý về nguyên tắc, ĐHQGHN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể, báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng quy trình, thủ tục và quy định.

Thủ tướng trao tặng 5.000 cây xanh cho ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng trao tặng 5.000 cây xanh cho ĐHQG Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về việc xây dựng Hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tổng hợp kiến nghị của ĐHQGHN trong quá trình xây dựng "Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2023.

Đọc thêm

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Xem thêm