Tag

Từ bỏ thói quen ăn động vật hoang dã: Ngăn chặn nguy cơ lây truyền dịch bệnh

Môi trường 30/09/2020 00:00
aa
TTTĐ - Sau nhiều tháng xuất hiện dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, dù các nhà khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chắc chắn về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 nhưng có một thực tế đáng lo ngại là sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh tương tự do chủng virus Corona gây ra như SARS, MERS trong thời gian qua đều có liên quan đến động vật hoang dã như dơi, cầy hương, lạc đà, tê tê... Do đó, người dân cần từ bỏ thói quen ăn động vật hoang dã để ngăn chặn nguy cơ lây truyền dịch bệnh.
Tuổi trẻ chung tay bảo vệ động vật hoang dã Tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn nền đa dạng sinh học
Thói quen ăn thịt tê tê vẫn khá phổ biến nên việc bán loại động vật này vẫn diễn ra ở nhiều nơi
Thói quen ăn thịt tê tê vẫn khá phổ biến nên việc bán loại động vật này vẫn diễn ra ở nhiều nơi

Nguy cơ lây truyền dịch bệnh

Sự xuất hiện và lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến cả sức khỏe của con người và nền kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đại dịch Covid-19 gây ra bởi một loại vi rút có tên SARS-CoV-2 có thể có nguồn gốc từ loài dơi. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn dơi là loài trực tiếp lây nhiễm vi rút sang người. Sự lây nhiễm sang người, thông qua một vật chủ trung gian chưa xác định được, có liên quan đến việc buôn bán động vật hoang dã.

Do đó, thông tin nghi ngờ dịch Covid-19 bắt nguồn từ một loài động vật hoang dã đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả Việt Nam cũng như thế giới, nhất là trước thực trạng buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia đang diễn biến phức tạp.

Hiện nay, điều đáng quan tâm là, tại sao những mầm bệnh gây ra đại dịch này được cho là bắt nguồn từ các loài động vật hoang dã vốn sống “biệt lập” với con người, như loài dơi, lại có thể truyền nhiễm sang người và rồi lan truyền, lây lan khắp trái đất như vậy?

Lý giải về vấn đề này, các nhà động vật học và chuyên gia về bệnh tật trên thế giới cho rằng, những thay đổi trong hành vi của con người bao gồm việc hủy hoại môi trường sống tự nhiên cùng với việc ăn thịt các loài hoang dã đã cho phép những căn bệnh từng bị nhốt chặt trong tự nhiên nhanh chóng xâm nhiễm vào con người, từ đó lan truyền từ người sang người.

Các bệnh truyền nhiễm từ động vật (zoonoses) chiếm khoảng 73% trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện ảnh hưởng đến con người. Các chợ buôn bán động vật hoang dã đều có liên quan đến cả dịch SARS và đại dịch Covid-19. Các chợ như thế này là môi trường lý tưởng lây lan các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, vì đây là nơi nhiều loài động vật hoang dã phải chen chúc nhau sống trong điều kiện mất vệ sinh, bị gây căng thẳng, mệt mỏi cho động vật và chúng thường bị giết mổ ngay tại chỗ. Các bệnh do vi rút corona lây truyền sang người thông qua một số loài vật chủ trung gian này.

Theo đại diện Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, mỗi năm có 2 triệu người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình tử vong do sự thờ ơ đối với các dịch bệnh đặc hữu lây từ động vật sang con người như bệnh than, bệnh lao bò (xuất hiện chủ yếu ở trâu, bò) và bệnh dại. Đây là những cộng đồng có các vấn đề phát triển phức tạp, phụ thuộc nhiều vào vật nuôi và sống gần gũi với động vật hoang dã. Nhiều chứng cứ khoa học đã khẳng định, nếu chúng ta tiếp tục khai thác quá mức động vật hoang dã, phá hủy hệ sinh thái thì xu hướng của những bệnh lây từ động vật sang người trong những năm tới sẽ ngày càng tăng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 70% bệnh truyền nhiễm trong 50 năm qua đều bắt nguồn từ động vật hoang dã. Thói quen tiêu thụ động vật hoang dã đã tạo điều kiện cho nhiều virus lạ tiến sang người.

Dịch bệnh lây truyền từ động vật hoang dã sang người là một mối đe dọa thường trực gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, kinh tế và xã hội. Phòng, chống hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi, ổn định kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà còn góp phần đảm bảo an ninh y tế toàn cầu.

Trong danh sách những loài mang lượng virus "khủng", dơi đứng hàng đầu. Trung bình mỗi con dơi chứa khoảng 500-600 loại virus khác nhau, tuy nhiên đa số dơi đều miễn nhiễm với virus.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều nhà khoa học đưa giả thiết một số người dân Trung Quốc không may mắc virus corona do thói quen ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với dơi. Do không có cơ chế hoàn hảo chống lại virus mới như dơi, người dân đã phát bệnh.

Trước đó, dơi cũng là vật chủ ban đầu gây ra đại dịch SARS (2002-2003), MERS (2012) và cả Ebola (2014).

Theo một nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Hoa Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc), corona còn có thể đã lây sang người do ăn thịt tê tê.

Không ít người dân Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á vẫn xem thịt và vẩy tê tê là một phương thuốc trị bệnh.

Theo tạp chí khoa học Science, do môi trường sống đa dạng, lại được vận chuyển xuyên châu lục từ vùng săn bắn trộm châu Phi đến Đông Nam Á rồi Đông Á tiêu thụ, tê tê thường chứa hơn 50 loại virus lạ và tiềm ẩn nguy cơ biến đổi qua các môi trường.

Tương tự, virus SARS năm 2002 đã truyền từ dơi sang loài cầy hương. Thói quen ăn thịt cầy hương của cư dân vùng Vân Nam, Quảng Đông (Trung Quốc) đã khiến virus tiếp tục lây sang người và trở thành đại dịch.

Với dịch MERS, một chủng virus corona bắt nguồn từ dơi thông qua lạc đà truyền tới con người. Theo New York Times, có thể là thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể từ những con lạc đà bị nhiễm bệnh virus. Một con đường khác là thói quen uống sữa lạc đà chưa qua tiệt trùng ở một số nơi.

Nói không với thịt thú rừng để bảo vệ sức khỏe

Theo đại diện lãnh đạo Cục Kiểm lâm, mặc dù Chính phủ đã đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn, xử lý hành vi săn bắn, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật nhưng trên thực tế, tình trạng sắn bắt, buôn bán, sử dụng, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp vẫn xảy ra.

Trong năm qua, thực hiện Nghị định số 06/2019/NÐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã đã đạt nhiều kết quả tích cực với hàng trăm vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép động vật hoang dã được phát hiện, xử lý và nhiều vụ được đưa ra xét xử với bản án nghiêm khắc.

Tuy nhiên, việc buôn bán động vật hoang dã xuất phát từ nhu cầu của con người và khi nhu cầu ăn thịt thú rừng, sử dụng các bộ phận cơ thể của một số loài quý hiếm để chữa bệnh vẫn còn, thì việc cấm chưa thể một lúc triệt để như mong muốn.

Vì thế, mỗi người cần nâng cao ý thức, nói không với thịt thú rừng trước nguy cơ dịch bệnh. Nạn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã như dơi, linh trưởng, cầy hương, tê tê… sẽ kích thích buôn bán động vật hoang dã, không chỉ là hành vi phạm pháp đẩy đến nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài hoang dã mà còn gây rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

Cùng với đó, cơ quan chức năng cần có những biện pháp quyết liệt trong việc cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép. Chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và biện pháp xử lý, xử phạt các vi phạm về động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm vì quy định hiện nay chưa đồng bộ, nhiều văn bản còn mâu thuẫn, việc áp dụng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần sớm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý quy định về hoạt động của các vườn thú và khu du lịch sinh thái, nơi đang nuôi nhốt nhiều loài động vật hoang dã nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn nguy cơ lây truyền dịch bệnh.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm