Tag

Trang sử hào hùng của nền giáo dục cách mạng

Giáo dục 11/11/2024 15:30
aa
TTTĐ - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), sáng 11/11, Thành ủy, UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình họp mặt tri ân những "Nhà giáo đi B", "Nhà giáo Nội đô" tại thành phố.
Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu Chuyện về những nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo

Tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải chia sẻ, ngày nay, nhắc đến cụm từ “Nhà giáo đi B” hay “Nhà giáo Nội đô” thì nhiều người không hiểu, nhất là các bạn trẻ, nhưng thực sự đó là một thời đầy hy sinh gian khổ và hết sức vẻ vang.

"Nhà giáo đi B" và "Nhà giáo Nội đô" là những nhà giáo đã sống một thời hoa lửa, hiến dâng tuổi thanh xuân tươi đẹp cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp trồng người cao quý. Chính họ đã vượt Trường Sơn vào Nam cầm súng chiến đấu và hoạt động âm thầm trong lòng địch để truyền bá tư tưởng cách mạng.

"Tất cả đều có chung tình yêu Tổ quốc, khát vọng hòa bình, thống nhất non sông và sự cống hiến tận tụy đối với sự nghiệp trồng người cao quý, thực sự là những tấm gương sáng về phẩm chất nhà giáo cách mạng, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho nền giáo dục nước nhà", đồng chí Nguyễn Hồ Hải bày tỏ.

Buổi họp mặt tri ân những nhà giáo cầm súng, âm thầm trong lòng địch đầy ý nghĩa vào sáng 11/11
Buổi họp mặt tri ân những nhà giáo cầm súng, âm thầm trong lòng địch đầy ý nghĩa vào sáng 11/11

Cũng theo đồng chí, từ sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để tri ân, ghi ơn những người con ưu tú từ mọi miền đất nước đã hy sinh xương máu và để lại một phần thân thể nơi mảnh đất này, trong đó có các thầy cô giáo đi B và thầy cô giáo hoạt động Nội đô.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số việc chưa giải quyết hết, phải tiếp tục lắng nghe, ghi nhận và giải quyết thấu đáo trong thời gian tới.

"Chúng tôi, thế hệ sau, luôn biết ơn và trân trọng những gì các thầy cô đã làm cho đất nước. Những bài học quý giá về ý chí, nghị lực, sự tận tụy và lòng nhiệt huyết của các thầy cô đã và đang là động lực giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công tác.

Chúng tôi luôn ghi nhớ và xin hứa sẽ làm hết mình để cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung tay xây dựng TP Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình", đồng chí Nguyễn Hồ Hải nói.

Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải
Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải phát biểu tại buổi họp mặt

Cũng tại buổi họp mặt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu gửi lời tri ân đến các thầy cô đã vượt Trường Sơn để đến với miền Nam và các nhà giáo Nội đô yêu nước hoạt động trong lòng địch.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, các thầy cô không chỉ xây dựng phong trào giáo dục, cầm súng chiến đấu bảo vệ trường lớp học mà đã góp sức mình cùng viết nên trang sử oanh liệt trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, thống nhất non sông.

Tinh thần, ý chí, phẩm chất và sức cống hiến bền bỉ của thầy cô đã truyền cảm hứng cho thế hệ nhà giáo trẻ hôm nay có thêm được sức mạnh, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn trong công tác, làm tròn sứ mệnh trồng người.

Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu tặng tranh tri ân nhà giáo.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu tặng hoa đến các nhà giáo anh hùng

Nhớ lại những năm tháng trước đây, dù trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, trong vô vàn hiểm nguy của bom đạn, biệt kích, sự càn quét ngày đêm của kẻ thù và bọn tay sai nhưng nền giáo dục cách mạng vẫn phát triển, ươm mầm cho biết bao thế hệ.

Nhà giáo Tố Nga nhớ lại, việc đi B hoàn toàn là bí mật. Trong giai đoạn từ năm 1961 - 1973, đã có 10 chuyến đi B với hơn 2.700 thầy cô giáo rời bục giảng để từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào miền Nam, được phân công về các chiến trường trọng yếu, từ miền Trung - Tây Nguyên đến Đông - Tây Nam Bộ và đã trở thành những “nhà giáo cầm súng”.

Cô Tố Nga kể: Các thầy cô, nhiều người còn rất trẻ, vừa dạy học và tham gia gây dựng nền giáo dục giải phóng trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa tăng gia sản xuất và trực tiếp cầm súng chiến đấu, chống càn. Họ thường xuyên đối mặt với B52 rải thảm, chất độc hóa học và những trận càn ác liệt của địch, với muôn vàn khó khăn, hiểm nguy không lường được.

Nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể trên chiến trường miền Nam, thậm chí có thầy cô đã ngã xuống ngay trước thời khắc ngày 30/4/1975 lịch sử.

Những nhà giáo anh hùng chia sẻ tâm sự và những câu chuyện xúc động trong thời chiến
Những nhà giáo anh hùng chia sẻ lại những câu chuyện xúc động trong thời chiến

Bên cạnh đó, theo cô Tố Nga, “Nhà giáo Nội đô” không phải là người cầm súng chiến đấu mà là những thầy giáo, cô giáo hoạt động âm thầm trong các đô thị miền Nam, một lực lượng đã góp phần rất quan trọng vào việc truyền bá tư tưởng cách mạng, khích lệ lòng yêu nước và đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc ngay giữa lòng địch, một bộ phận tham gia phát triển nền giáo dục giải phóng ở các căn cứ lõm và vùng địch hậu.

"Nhiều người bị địch phát hiện, khủng bố gắt gao buộc phải thay tên đổi họ, sống dưới nhiều vỏ bọc khác nhau để kiên trì bám trụ hoạt động và tiếp tục giảng dạy; nhiều người bị địch bắt, bị tù đày nhưng vẫn giữ vững khí tiết của người trí thức cách mạng, không hề nao núng", cô Tố Nga rưng rưng kể lại.

Sau khi chiến tranh kết thúc, các thầy cô trở về cuộc sống đời thường tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, không ngừng truyền đạt tri thức và kinh nghiệm quý báu cho thế hệ trẻ. Nhiều thầy cô đã trở thành cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị hoặc tiếp tục hoạt động trong ngành Giáo dục và Đào tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của TP Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Phát triển Đảng trong học sinh: Nhiệm vụ cấp bách, chiến lược lâu dài Giáo dục

Phát triển Đảng trong học sinh: Nhiệm vụ cấp bách, chiến lược lâu dài

TTTĐ - Ngày 24/10/2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Đề án số 20-ĐA/TU về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên ở Đảng bộ TP Hà Nội trong giai đoạn mới”. Việc triển khai đề án là nhiệm vụ cấp bách nhằm gieo “hạt giống đỏ”, tăng cường sức trẻ cho tổ chức Đảng, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thế hệ trẻ.
Ngôi trường mới mang tên Anh hùng Nguyễn Viết Xuân Giáo dục

Ngôi trường mới mang tên Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

TTTĐ - Tự hào là điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô, ngôi trường mang tên Anh hùng Nguyễn Viết Xuân (193 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhận được sự đầu tư nguồn lực lớn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngành Giáo dục Ba Vì: Nỗ lực hướng tới sự phát triển toàn diện Giáo dục

Ngành Giáo dục Ba Vì: Nỗ lực hướng tới sự phát triển toàn diện

TTTĐ - Là huyện miền núi của Thủ đô Hà Nội, với sự quan tâm của thành phố, sự quyết tâm của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của Nhân dân, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Ba Vì đã dần tháo gỡ được những khó khăn và đạt được những kết quả vượt bậc, phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng.
Dấu ấn từ xây dựng trường học ba “An” Giáo dục

Dấu ấn từ xây dựng trường học ba “An”

TTTĐ - Hơn 74 năm hình thành và phát triển, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã trở thành một điểm sáng của giáo dục Thủ đô. Những thành tích ấn tượng của nhà trường về chất lượng dạy và học đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Giáo dục Thủ đô trên chặng đường 7 thập kỉ qua.
Trường học số: Giải pháp giáo dục tương lai trong thời đại công nghệ Giáo dục

Trường học số: Giải pháp giáo dục tương lai trong thời đại công nghệ

TTTĐ - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, giảng dạy, tương tác 2 chiều với phụ huynh thông qua App… đó là vài trong rất nhiều tính năng của trường học số mà Tiểu học Đô thị Sài Đồng đã và đang ứng dụng, đến nay đạt được những hiệu quả tích cực.
Những đổi thay ở ngôi trường THCS Ngọc Thụy Giáo dục

Những đổi thay ở ngôi trường THCS Ngọc Thụy

TTTĐ - Trường THCS Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) đã khẳng định mình là một môi trường giáo dục không chỉ chú trọng vào kiến thức mà còn hướng tới việc xây dựng “trường học hạnh phúc”. Để đạt được mục tiêu này, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, tạo ra một không gian học tập thân thiện và tích cực cho học sinh.
THPT Tây Hồ: CLB góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Giáo dục

THPT Tây Hồ: CLB góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

TTTĐ - Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường học đã phát triển mô hình các câu lạc bộ (CLB) theo sở thích, năng khiếu học sinh. Đây được xem là giải pháp hiệu quả trong việc phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trường THPT Quang Minh - dấu ấn 24 năm hình thành và phát triển Giáo dục

Trường THPT Quang Minh - dấu ấn 24 năm hình thành và phát triển

TTTĐ - Vượt qua những khó khăn, thách thức của thời đại, với sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong suốt 24 năm qua, Trường THPT Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã không ngừng lớn mạnh, đào tạo nên những thế hệ học sinh xuất sấc và trở thành niềm tự hào của ngành Giáo dục và Nhân dân huyện Mê Linh.
FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
Xem thêm