Tag

TP Hồ Chí Minh “bắt tay” 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long phát triển du lịch

Thị trường - Tài chính 19/03/2022 10:45
aa
TTTĐ - Ngay khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế trở lại, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã nhanh chóng “bắt tay” liên kết xây dựng sản phẩm và dịch vụ chất lượng để đón du khách trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp lữ hành "làm mới" các tour du lịch để hút khách quốc tế Mở cửa du lịch quốc tế: Doanh nghiệp đã sẵn sàng! TP Hồ Chí Minh sẵn sàng đón khách quốc tế Công nghệ giúp du khách nắm bắt mọi cơ hội du lịch trong năm 2022

Ngày 18/3, TP Bạc Liêu đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, các Sở ngành các tỉnh, thành và nhiều doanh nghiệp ngành Du lịch.

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã nhanh chóng “bắt tay” liên kết xây dựng sản phẩm và dịch vụ chất lượng
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long “bắt tay” liên kết xây dựng sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng

Phát huy ưu thế liên kết vùng

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, các tỉnh, thành ĐBSCL còn nhiều dư địa để phát triển với TP Hồ Chí Minh nhằm tạo ra không gian du lịch đặc sắc, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, từ đó thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế du lịch liên vùng. Theo đó, việc "bắt tay" với TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL sẽ là cơ hội để khôi phục ngành Du lịch phát triển trong năm 2022.

"Trước mắt, tỉnh Bạc Liêu sẽ xây dựng các sản phẩm liên tuyến giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trên các trục tour, tuyến đã có sẵn nhưng làm sản phẩm mới hơn, đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn, nhất là đảm bảo cho du khách an toàn với dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, các tỉnh, thành có thể thể tập trung phát triển các sản phẩm du lịch bằng đường thuỷ kết hợp đường bộ giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL; Xây dựng thêm sản phẩm liên tuyến giới thiệu giá trị văn hoá, ẩm thực và trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng đặc trưng Nam Bộ.

Đây là một lợi thế cần được nghiên cứu, phát huy để tạo ra tính cạnh tranh của sản phẩm vùng so với các vùng khác trên cả nước", ông Phạm Văn Thiều cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh thì cho rằng: "TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách 2 chiều, góp phần tháo gỡ khó khăn trước mắt của doanh nghiệp và xóa bỏ dần tâm lý e ngại du lịch của người dân trong mùa dịch.

Trong đó, TP Hồ Chí Minh xác định là cửa ngõ du lịch, cần có những sản phẩm để thu hút dòng khách từ các tỉnh, thành khác đến trải nghiệm những chương trình du lịch liên kết, từ thành phố về đồng bằng…".

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2019 - 2022 cho thấy, các chương trình liên kết du lịch TP Hồ Chí Minh và những vùng trọng điểm trên cả nước được triển khai rộng rãi và hiệu quả, lan tỏa đến cộng đồng và doanh nghiệp du lịch.

Trong đó, chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL luôn được đánh giá cao là một trong những chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh.

"Theo lộ trình của Chính phủ, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Đây là thời cơ vàng để du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL phục hồi và phát triển.

Với sự gắn bó chặt chẽ, đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố như thời gian qua, ngành Du lịch chắc chắn sẽ khởi sắc trở lại và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới", bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đánh giá.

Các tỉnh, thành đặt mục tiêu liên kết phát triển du lịch bền vững
Các tỉnh, thành đặt mục tiêu liên kết phát triển du lịch bền vững

Xây dựng sản phẩm và dịch vụ chất lượng

Để phát huy lợi thế và đẩy mạnh hợp tác liên kết du lịch, các doanh nghiệp lữ hành của TP Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng hơn 50 tour từ TP Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Trong đó, Saigontourist Group, đơn vị thành viên của chương trình liên kết vùng cũng đã tiến hành khảo sát 126 điểm đến, 31 khách sạn, resort, homestay, farmstay, 15 nhà hàng và 11 cửa hàng quà tặng, quà lưu niệm và 5 chương trình nghệ thuật phục vụ du khách.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho biết, mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng công ty đã xây dựng và triển khai được 3 sản phẩm liên kết theo tuyến, là các tour dài ngày đi qua hết các tỉnh, thành trong vùng.

“Các sản phẩm du lịch này hiện đã được quảng bá truyền thông với công nghệ mới, công nghệ số, được giới thiệu trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, báo chí, quầy giao dịch của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại 14 địa phương…", ông Võ Anh Tài cho biết.

Quảng trường Hùng Vương, TP Bạc Liêu
Quảng trường Hùng Vương, TP Bạc Liêu

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel cho rằng, vừa qua sau khi liên kết du lịch với TP Hồ Chí Minh, ĐBSCL đã cho thấy sự phân vai rõ hơn, chia thành các cụm phía Đông, cụm phía Tây và từng tỉnh đều tìm kiếm nét khác biệt cho sản phẩm du lịch của địa phương mình.

“Ví dụ, các tỉnh đã chuyển hướng làm mới sản phẩm theo hướng không phải nơi nào cũng có đờn ca tài tử hoặc miệt vườn sông nước mà xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của từng tỉnh. Đây là điều tích cực, bởi khách đi tour không cảm thấy trùng lắp", Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel nói.

Tuy nhiên, cũng theo ông Trần Đoàn Thế Duy, để thúc đẩy hiệu quả việc liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các địa phương đạt hiệu quả cao trong điều kiện an toàn với dịch bệnh, sắp tới cần thống nhất quy định về phòng chống dịch trong lĩnh vực du lịch thay vì mỗi địa phương áp dụng một cách như trước đây.

Riêng về tour, tuyến, sản phẩm du lịch của từng địa phương ở ĐBSCL dù có sự cải thiện nhưng vẫn chưa tạo ra nhiều khác biệt nên cần làm mới sản phẩm hơn cũng như đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú..

Phát biểu tại hội nghị, dưới góc độ quản lý, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, hiện các hoạt động liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL không chỉ đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương.

Chẳng hạn như với Cần Thơ có du lịch sông nước, chợ nổi; An Giang phát triển lợi thế về du lịch tâm linh; Kiên Giang phát huy sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; Cà Mau đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với rừng; Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch điện gió hay du lịch đặc sản nông nghiệp… để kéo chân du khách.

Một goxc1 khu điện gió Bạc Liêu
Một góc khu điện gió Bạc Liêu

"Việc liên kết phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL. Một số tuyến đường cao tốc đã được gấp rút triển khai góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, như tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận…

TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL muốn triển khai các hoạt động tái khởi động du lịch thực chất, hiệu quả trong thời gian tới cần phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch; Tăng cường liên kết truyền thông, xúc tiến quảng bá thu hút khách; Tăng cường công tác thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến…", Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt nói.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng Thị trường - Tài chính

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng

TTTĐ - Chiều 6/5, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp xử lý mạnh tay đối với vi phạm về hàng hóa kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng...
Luôn tích cực, chủ động trong chuẩn bị và đàm phán thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Luôn tích cực, chủ động trong chuẩn bị và đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản Thị trường - Tài chính

Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đạt kim ngạch 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi Thị trường - Tài chính

Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi

TTTĐ - Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) vừa ra mắt tính năng Quỹ chung, cho phép nhóm bạn bè, gia đình, cặp đôi hoặc đồng nghiệp dễ dàng góp quỹ, quản lý chi tiêu chung và theo dõi giao dịch trực tiếp trên ứng dụng Cake.
Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm