Tag

TP HCM: Tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch bệnh Covid-19

Sức khỏe 30/06/2021 15:29
aa
TTTĐ - UBND TP HCM đã ban hành Kế hoạch số 2151/KH-UBND về Kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Từ ngày 29/6/2021 đến 10/7/2021).
TP HCM tiếp tục dẫn đầu ca mắc Covid-19 Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP HCM ngày 29/6 TP HCM: Quận 5 ghi nhận chuỗi lây nhiễm ở Phường 9, gần chợ An Đông TP HCM thông tin báo chí về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn
Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 2151/KH-UBND về Kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Từ ngày 29/6/2021 đến 10/7/2021). Căn cứ tình hình diễn biến dịch để đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm ngăn chặn, kiểm soát, đầy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian 1 tuần. Các nội dung cụ thể như sau:  Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch bằng cách tiến hành xác định khu vực khoanh vùng trong vòng 01 giờ hoặc sớm hơn sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm COVID-19. Trong đó ưu tiên xét nghiệm kiểm tra theo chuỗi tiếp xúc gần, có nguy cơ lây nhiễm cao, có kết quả trong vòng 12 giờ để nhanh chóng tầm soát các ca nhiễm.  Tổ chức và tăng cường năng lực xét nghiệm. Tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân tại các quận, huyện đang có nhiều ca nhiễm như: Quận 8, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh. Nâng cao năng lực xét nghiệm, tại các khu cách ly, khu phong tỏa, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày, phân tích tình hình các ca (F0) và các F1 để xác định nguyên nhân; trường hợp test nhanh âm tính thì tiến hành xét nghiệm mẫu gộp 5, 10 bằng RT-PCR; phấn đấu thực hiện 1 triệu mẫu gộp/ngày. Tổ chức triển khai tự test nhanh COVID-19 cho công nhân, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 01 lần/tuần.  Tăng cường năng lực cách ly: Các khu cách ly tập trung bố trí mỗi phòng chứa tối đa 2 người, theo nguyên tắc cùng đặc điểm dịch tễ, giường được xếp đảm bảo khoảng cách 2 mét và có nhà vệ sinh riêng. Phòng cách ly không có máy lạnh và được mở cửa cho thông thoáng. Công tác vệ sinh khử khuẩn các khu vực chung được tăng cường ít nhất 2 lần/ngày. Đảm bảo các khu cách ly đều có camera giám sát sự tuân thủ quy định của người cách ly. Người cách ly có nguy cơ lây nhiễm chéo vì vậy cần đeo khẩu trang thường xuyên, tự vệ sinh cá nhân và phòng cách ly, hạn chế tiếp xúc người trong phòng, không được giao lưu với các phòng khác.  Tăng cường năng lực điều trị chủ động sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống Thành phố Hồ Chí Minh có 10.000 ca nhiễm; nhanh chóng thực hiện chuyển đổi công năng của các bệnh viện trực thuộc Thành phố đảm bảo đủ điều kiện điều trị bệnh nhân COVID-19.  Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ có 2/3 người dân Thành phố được tiêm vắc-xin.  Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các doanh nghiệp có quy mô lớn; Nhóm nguy cơ trong bệnh viện; Nhóm nguy cơ tại chợ đầu mối, chợ truyền thông; Các nhóm nguy cơ khác như: người nhập cảnh; thành viên các tổ bay quốc tế; nhân viên sân bay; thuyền viên, hành khách, tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh…  Ngoài ra, để kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19, cần tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh COVID-19 đến người dân. Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Y tế là cơ quan chủ lực trong đợt cao điểm phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng phó với dịch bệnh.
Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 tại TP Thủ Đức

Theo đó, căn cứ tình hình diễn biến dịch để đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm ngăn chặn, kiểm soát, đầy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian 1 tuần. Các nội dung cụ thể như sau:

Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch bằng cách tiến hành xác định khu vực khoanh vùng trong vòng 01 giờ hoặc sớm hơn sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19. Trong đó ưu tiên xét nghiệm kiểm tra theo chuỗi tiếp xúc gần, có nguy cơ lây nhiễm cao, có kết quả trong vòng 12 giờ để nhanh chóng tầm soát các ca nhiễm.

Tổ chức và tăng cường năng lực xét nghiệm. Tập trung lấy mẫu toàn bộ người dân tại các quận, huyện đang có nhiều ca nhiễm như: Quận 8, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh. Nâng cao năng lực xét nghiệm, tại các khu cách ly, khu phong tỏa, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày, phân tích tình hình các ca (F0) và các F1 để xác định nguyên nhân; trường hợp test nhanh âm tính thì tiến hành xét nghiệm mẫu gộp 5, 10 bằng RT-PCR; phấn đấu thực hiện 1 triệu mẫu gộp/ngày. Tổ chức triển khai tự test nhanh Covid-19 cho công nhân, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động 01 lần/tuần.

Tăng cường năng lực cách ly: Các khu cách ly tập trung bố trí mỗi phòng chứa tối đa 2 người, theo nguyên tắc cùng đặc điểm dịch tễ, giường được xếp đảm bảo khoảng cách 2 mét và có nhà vệ sinh riêng. Phòng cách ly không có máy lạnh và được mở cửa cho thông thoáng. Công tác vệ sinh khử khuẩn các khu vực chung được tăng cường ít nhất 2 lần/ngày. Đảm bảo các khu cách ly đều có camera giám sát sự tuân thủ quy định của người cách ly. Người cách ly có nguy cơ lây nhiễm chéo vì vậy cần đeo khẩu trang thường xuyên, tự vệ sinh cá nhân và phòng cách ly, hạn chế tiếp xúc người trong phòng, không được giao lưu với các phòng khác.

Tăng cường năng lực điều trị chủ động sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống TP HCM có 10.000 ca nhiễm; nhanh chóng thực hiện chuyển đổi công năng của các bệnh viện trực thuộc Thành phố đảm bảo đủ điều kiện điều trị bệnh nhân Covid-19.

Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19: Thành phố phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ có 2/3 người dân Thành phố được tiêm vắc-xin.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các doanh nghiệp có quy mô lớn; Nhóm nguy cơ trong bệnh viện; Nhóm nguy cơ tại chợ đầu mối, chợ truyền thông; Các nhóm nguy cơ khác như: người nhập cảnh; thành viên các tổ bay quốc tế; nhân viên sân bay; thuyền viên, hành khách, tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh…

Ngoài ra, để kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19, cần tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 đến người dân. Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Y tế là cơ quan chủ lực trong đợt cao điểm phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng phó với dịch bệnh.

Đọc thêm

Giám sát an toàn thực phẩm trong trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm trong trường học

TTTĐ - Nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm, ngay từ đầu năm học 2024 - 2025, ngành Y tế TP Hà Nội đã phối hợp với ngành Giáo dục triển khai công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú và căng tin trong trường học trên địa bàn.
Chào bán thực phẩm chức năng đã vươn tới vùng sâu, vùng xa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chào bán thực phẩm chức năng đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

TTTĐ - Những năm gần đây, tình trạng chào bán các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng xách tay xuất hiện tràn lan trên thị trường và đặc biệt là nó đã vươn tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý một số vấn đề với ngành Y tế Tin Y tế

Chủ tịch Quốc hội lưu ý một số vấn đề với ngành Y tế

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...
Nhiều "nhóm lợi ích" đang vận động thử nghiệm thuốc lá điện tử? Tin Y tế

Nhiều "nhóm lợi ích" đang vận động thử nghiệm thuốc lá điện tử?

TTTĐ - Cử tri phản ánh nhiều nhóm lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá đang tích cực vận động để duy trì thử nghiệm quản lý các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Bán hàng online không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bán hàng online không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng đầy đủ các quy định thì đều là vi phạm.
Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết cấm thuốc lá điện tử Tin Y tế

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết cấm thuốc lá điện tử

TTTĐ - Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đề nghị Quốc hội có giải pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề buôn bán thuốc lá điện tử cho giới trẻ.
Xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 - 8/11), toàn thành phố ghi nhận 566 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Lạc giữa "ma trận" thực phẩm chức năng trên TikTok Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lạc giữa "ma trận" thực phẩm chức năng trên TikTok

TTTĐ - Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân, mỹ phẩm... đang là mặt hàng “hot” trên TikTok. Trong khi đó, nền tảng mạng xã hội này hiện không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
5 thực phẩm quen thuộc giúp giải độc phổi Chung tay vì an toàn thực phẩm

5 thực phẩm quen thuộc giúp giải độc phổi

TTTĐ - Tỏi, táo, cà chua, trà xanh… là những thực phẩm phổ biến giúp tăng cường sức khỏe của phổi. Khi bạn hít thở dễ dàng, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức

TTTĐ - Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách chúng sẽ trở thành nguy cơ gây bệnh.
Xem thêm