Tag

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

Xã hội 19/05/2024 16:00
aa
TTTĐ - Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” vừa được tổ chức tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đoàn đại biểu cấp cao Hà Nội thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội hội kiến lãnh đạo Thành ủy Bắc Kinh Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh

Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).

Đây là những hoạt động bên lề chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm trưởng đoàn nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Toàn cảnh tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tổ chức tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh, Trung Quốc)

Tọa đàm diễn ra vào chiều 17/5/2024 tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, thành phố Bắc Kinh. Tham dự tọa đàm về phía thành phố Hà Nội có ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; ông Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học nghiên cứu và bảo tồn khu di tích Cổ Loa và thành cổ Hà Nội.

Về phía thành phố Bắc Kinh có bà Trương Á Hồng, Phó Chủ nhiệm Trung tâm quản lý công viên thành phố Bắc Kinh; ông Li Xiaoguang, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên; ông Vương Tiêu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Di Hòa Viên; bà Vinh Hoa, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên; GS Lữ Châu, Học viện Kiến trúc - Đại học Thanh Hoa.

Tọa đàm còn có sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia, cán bộ của hai khu di sản tại Hà Nội và Bắc Kinh (Trung Quốc).

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tặng quà lưu niệm lãnh đạo Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh tặng quà lưu niệm Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội

Tọa đàm khoa học là diễn đàn để các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn hai đơn vị trao đổi về vấn đề bảo vệ, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa ở hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh.

Trong đó, các đại biểu chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận các nội dung chính như: Giới thiệu về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng các cung điện và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Các đại biểu đến từ Thủ đô Hà Nội đã có 4 bài tham luận quan trọng tại tọa đàm. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tham luận: Giới thiệu tổng quan Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội với bài tham luận “Nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên nhằm phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, tham luận “Long Trì - Đan Trì trong cấu trúc Khu Trung tâm cấm thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lý - Trần - Lê” tại tọa đàm

GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam mang đến tọa đàm bài tham luận quan trọng: “Long Trì - Đan Trì trong cấu trúc Khu Trung tâm cấm thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lý - Trần - Lê” và TS Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội với bài “Nghiên cứu chính điện Kính Thiên thời Lê tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long qua các nguồn tư liệu sử học và định hướng bảo tồn, phục dựng”.

Nội dung các bài viết của đại biểu đến từ Hà Nội giới thiệu về Khu Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long - một quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long xưa - Hà Nội ngày nay. Đó là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua Việt Nam xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử (từ thế kỷ XI đến XVIII) và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam, được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Chính phủ Việt Nam, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đang chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng một số cung điện. Kết quả của tọa đàm sẽ nêu lên định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.

Đoàn đại biểu của thành phố Bắc Kinh cũng đã mang tới tọa đàm các tham luận rất có giá trị. Trong đó, Văn phòng quản lý Di Hòa Viên tham luận: Tổng quan về Di sản văn hóa thế giới Di Hòa Viên. Bà Trương Á Hồng với bài viết “Vẻ đẹp cổ kính, phong cách hiện đại: Bảo vệ, kế thừa và phát triển các công viên lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh”.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đại biểu của thành phố Bắc Kinh tham luận tại tọa đàm

Các đại biểu Lý Hiểu Quang, Triệu Hiểu, Yến Hoàng Hâm tham luận về vấn đề “Bảo vệ và phát triển di sản Di Hòa Viên từ góc nhìn trí tuệ sinh thái”.

Đại biểu Vương Thụ Tiêu với “Góc nhìn về vai trò và nghiên cứu thực tiễn về Di Hòa Viên, Di sản văn hóa thế giới trong xây dựng thành phố Bắc Kinh”; các đại biểu Diêm Hiểu Vũ, Tôn Vỹ tham luận về vấn đề “Giám sát môi trường sinh thái di sản văn hóa từ góc độ bảo vệ giá trị di sản”.

GS Lữ Châu có bài viết giá trị về “Bảo vệ có hệ thống các thành phố lịch sử - ví dụ từ thành phố Bắc Kinh”.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đại biểu tham luận tại tọa đàm

Nội dung các bài viết đều giới thiệu về Khu Di sản Thế giới Di Hòa Viên nói riêng và các di sản văn hóa thế giới tại Bắc Kinh nói chung. Di Hòa Viên nằm trong khu vực trọng điểm của hệ thống các di tích lịch sử và văn hóa của Bắc Kinh; được biết đến là khu vực Tam sơn ngũ viên, là khu vườn Hoàng gia quan trọng nhất ở cố đô Bắc Kinh được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 1998.

Từ đó đến nay, công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Di Hòa Viên được chú trọng trên nhiều phương diện như: Quy hoạch, xây dựng cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ quản lý động thực vật hoang dã, đặc biệt là bảo tồn các di tích kiến trúc cổ, phục dựng các công trình kiến trúc...

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn tham quan di tích Di Hòa Viên

Tại buổi tọa đàm, trên cơ sở giới thiệu các hoạt động cụ thể đã triển khai tại di sản mà hai thành phố quản lý, các đại biểu cùng hướng tới mục đích trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến ​​thức, học hỏi lẫn nhau. Thông qua tọa đàm, hai đơn vị có thể đưa ra những hướng nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản ở cả hai thành phố vốn có nhiều nét tương đồng.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường, trông giữ xe trái phép Đô thị

Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường, trông giữ xe trái phép

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Gìn giữ "bờ xôi ruộng mật" giữa thực trạng dự án bủa vây Xã hội

Gìn giữ "bờ xôi ruộng mật" giữa thực trạng dự án bủa vây

TTTĐ - Nhiều diện tích đất trồng lúa tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã và đang được thu hồi để thực hiện dự án khu dân cư, nhà ở nhằm tạo nguồn thu ngân sách.
Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào Môi trường

Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào

TTTĐ - Dự báo thời tiết hôm nay 15/5, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, mưa chủ yếu tập trung từ chiều tối đến sáng.
Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Ngày 14/5, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT về việc bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở để thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản Xã hội

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản

Thăm và làm việc với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vào chiều 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn Nhà xuất bản thực hiện tốt hơn nữa công tác biên tập, biên dịch, tổ chức xuất bản, cũng như thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, giới thiệu sách, xây dựng văn hóa đọc và đặc biệt cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản.
Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Muôn mặt cuộc sống

Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

TTTĐ - Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng dân sự tham gia gồm cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
S&P ấn tượng với Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy của Việt Nam Xã hội

S&P ấn tượng với Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy của Việt Nam

Các chuyên gia của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P bày tỏ ấn tượng với những nội dung của Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy đang được Việt Nam triển khai rất khẩn trương; tin tưởng với những cải cách mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng rất nhanh và xếp hạng Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam sẽ tiếp tục được nâng cao trong thời gian tới.
Cầu nối yêu thương từ đất liền đến đảo xa Xã hội

Cầu nối yêu thương từ đất liền đến đảo xa

TTTĐ - Giữa trùng khơi cuộn sóng, những trang báo từ đất liền không chỉ mang theo tin tức thời sự mà còn thấm đẫm tình người, là hơi ấm quê hương gửi đến các chiến sĩ đang ngày đêm giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1, Báo Tuổi trẻ Thủ đô là món ăn tinh thần quý giá, khơi dậy niềm tự hào và tình yêu Tổ quốc cháy bỏng trong trái tim người lính đảo. Trong chuyến công tác của Đội xung kích Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội ra thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 vừa qua, những ấn phẩm đặc biệt báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được trao tặng tận tay các chiến sĩ đang ngày đêm vững tay súng nơi đầu sóng, ngọn gió bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Sau sáp nhập, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành rất lớn, nên việc tăng thêm số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh là cần thiết.
Trao mái ấm cho đoàn viên Công đoàn Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Trao mái ấm cho đoàn viên Công đoàn Công an Nhân dân

TTTĐ - Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025. Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, chủ trì và chỉ đạo buổi lễ.
Xem thêm