Tag

Tổ công tác đặc biệt Bộ Công thương đề xuất mở lại chợ đầu mối tại TP HCM

Đô thị 21/07/2021 16:44
aa
TTTĐ - Sau khi khảo sát một số chợ trên địa bàn TP HCM, tổ công tác đặc biệt Bộ Công thương đề xuất xem xét mở lại chợ đầu mối để hàng hóa dễ lưu thông.
TP HCM xem xét mở lại một phần chợ đầu mối Thủ Đức TP HCM: Tạm ngưng hoạt động chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền TP HCM: Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối, chợ dân sinh TP HCM: Chợ đầu mối Hóc Môn tạm dừng hoạt động tập kết giao hàng trực tiếp
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương khảo sát một số chợ tại TP HCM
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương khảo sát một số chợ tại TP HCM

Ngày 21/7, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương do Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã đến khảo sát về cung ứng hàng hóa tại chợ Bình Thới - Quận 11, chợ Nguyễn Tri Phương - Quận 11 và chợ thực phẩm An Đông - Quận 5.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, qua công tác kiểm tra các chợ, Tổ công tác đánh giá cao chính quyền TP HCM, Sở Công thương, Ban quản lý các chợ dù trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến “xấu” nhưng các chợ truyền thống vẫn đảm bảo mở cửa hoạt động đảm bảo các quy định phòng chống dịch để phục vụ nhu cầu người dân.

“Chúng tôi rất mong TP HCM các Sở, ban, ngành tiếp tục nghiên cứu và có biện pháp tạo điều kiện thêm cho các chợ truyền thống kể cả chợ đầu mối có thể đưa vào hoạt động để giảm áp lực đối với một số chợ đang mở hiện nay. Nếu mở được chợ nhiều hơn cũng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận hàng hóa thiết yếu tốt hơn”, ông Hải nói.

Theo ông Hải tại ba chợ đầu mối và các chợ truyền thống chiếm đến 70% nhu cầu giao dịch, mua sắm tại TP HCM, 30% còn lại là các siêu thị, trung tâm bách hóa…có thể đáp ứng được. Các chợ đầu mối không chỉ cung cấp hàng hóa cho riêng TP HCM mà còn cho các địa phương khác.

Nếu đóng cửa toàn bộ các chợ đầu mối, chợ truyền thống vô hình chung đưa áp lực mua sắm vào 30% kênh siêu thị, trung tâm bách hóa. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến cung cấp cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TP HCM mà còn ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng cho các địa phương khác.

“Chúng tôi nhiều lần rất tha thiết báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp có thẩm quyền TP HCM một mặt nghiên cứu việc mở lại thêm các chợ truyền thống kể cả chợ đầu mối. Vì hiện nay chỉ có chợ đầu mối mới có kho để trữ được hàng hóa từ các tỉnh đưa về, nếu đóng cửa chợ đầu mối thì hàng hóa phải đưa ra một kho trung chuyển. Trong tình hình dịch bệnh tiến triển phức tạp như thế này thì đây là một việc làm rất khó khăn là rất khó khăn”, ông Hải nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đang trong bối cảnh dịch, việc muốn mở cửa các chợ phải đảm bảo tuân thủ các quy định các cấp có thẩm quyền đặc biệt là Bộ Y tế. Bộ Công thương mong muốn cần phải sớm nhất mở thêm càng nhiều chợ truyền thống càng tốt kể cả chợ đầu mối.

Liên quan đến việc tháo gỡ tình trạng một số tỉnh thành dư nguồn cung trong khi TP HCM khan hiếm, ông Hải cho biết, với tình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, diễn biến xấu, đây là tình hình không bình thường nên có một số nơi thiếu hàng hóa. Một số nơi giá cả tăng thì cần chia sẻ với tình hình thực tế này từ các hộ kinh doanh, tiểu thương, các siêu thị, trung tâm bách hóa…Ông Hải cũng đề nghị người dân Thành phố cũng cần chia sẻ với các khó khăn chung.

“Chúng tôi luôn có sự phối hợp, đặc biệt các địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất và sớm nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi công tác vận chuyển hàng hóa để đảm bảo cung ứng hàng hóa, nhất đáp ứng đủ nhất là hàng thiết yếu”, ông Hải nhấn mạnh.

Kiểm tra chợ truyền thống, siêu thị đang hoạt động sau 12 ngày thực hiện giãn cách tại TP HCM, tổ công tác nhận thấy nhìn chung nguồn cung hàng hóa nhất là hàng thiết yếu đảm bảo đủ cung ứng. Tuy nhiên có một số mặt hàng cao hơn một chút so với bình thường, một số mặt hàng vẫn chưa đủ đảm bảo cung ứng cho người dân, về việc này Bộ Công thương đã làm việc với các cơ quan có liên quan của TP HCM nhất là Sở Công thương để đảm bảo tăng nguồn cung, đảm bảo giá cả hợp lý nhất trong tình hình hiện nay để phục vụ nhu cầu người dân.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm