Tag
Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27

Muôn mặt cuộc sống 09/11/2023 09:23
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức TAND (Tòa án Nhân dân) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.
Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)

Điều 102 của Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Như vậy, ở tầm hiến định, cơ sở pháp lý cao nhất đã ghi nhận cụ thể và đầy đủ hơn trước đây về quyền tư pháp.

Theo đó, quyền tư pháp chính là quyền xét xử và một số quyền năng khác do Tòa án thực hiện; chủ thể của quyền tư pháp chính là các Tòa án chứ không phải bất kỳ một cơ quan nào khác.

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí - trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tòa án thực hiện chức năng xét xử và pháp luật quy định quyền hạn, trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ trong hoạt động tố tụng giải quyết vụ án, vụ việc. Các quyền hạn, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ đó phải hướng tới thực hiện chức năng xét xử của Tòa án, nói cách khác, chức năng xét xử là trục hướng tâm của các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ cho Tòa án.

Những nhiệm vụ không phục vụ cho việc thực hiện chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa được xem như trái quy luật, thể hiện tư duy không nhất quán, thiếu tính logic. Với cách tiếp cận này, việc loại bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án mà dự thảo Luật nêu ra là hoàn toàn hợp lý, logic, phù hợp với thực tiễn hoạt động tố tụng.

Tòa án được xác định có vị trí trung tâm trong hoạt động tố tụng, do xuất phát từ chức năng xét xử là chức năng duy nhất, riêng có của Tòa án mà không có bất kỳ cơ quan, tổ chức nào có được. Để bảo đảm thực hiện đúng chức năng đó, Tòa án phải được thoát ra khỏi nhiệm vụ đi tìm sự thật khách quan của vụ án để rồi từ đó đóng luôn cả vai trò của phía buộc tội.

Cần bỏ một số thẩm quyền của Tòa án

Việc Tòa án có thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có trách nhiệm chứng minh tội phạm, có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự hoặc nghĩa vụ thu thập chứng cứ theo các quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, của Bộ luật TTHS năm 2015 là chưa phù hợp với các nguyên tắc quan trọng của tố tụng tranh tụng.

Vì vậy, để nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) được triển khai thực chất, có hiệu quả đòi hỏi thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ thuộc các chức năng tố tụng khác không phải là chức năng xét xử của Tòa án cần được loại bỏ. Thay vào đó, Tòa án phải thực sự bảo đảm được tự do tranh luận, tự do trình bày quan điểm, chứng cứ của các bên: Buộc tội - Bào chữa.

Tòa án phải là chủ thể trung tâm của hoạt động xét xử theo nghĩa tạo mọi điều kiện cho những hoạt động tố tụng nói trên. Yếu tố “vô tư”, “khách quan” chính là chỗ này chứ không chỉ dừng lại ở đòi hỏi về sự “vô tư, khách quan” của cá nhân các Thẩm phán khi xem xét chứng cứ, lời khai, khi quyết định về định tội danh và hình phạt.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ
Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV

Hiến pháp năm 2013 và các Bộ luật tố tụng của nước ta đều quy định nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.

Tuy nhiên, bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử, trên thực tế chưa đạt được như mong muốn, bên cạnh đó, cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền còn đòi hỏi phải thể chế hóa các điều kiện để thực hiện hiệu quả nguyên tắc độc lập này.

Mục đích của độc lập tư pháp, độc lập Tòa án hướng tới bảo đảm cho Thẩm phán được độc lập trong xét xử để Tòa án thuận tiện hơn trong việc phục vụ công lý, bảo vệ quyền lợi của các bên.

Tính độc lập đó thể hiện ở việc Thẩm phán phải có quyền quyết định các vụ việc một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên bản chất của sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, tác động hay ảnh hưởng không phù hợp, hoặc sự dụ dỗ, sức ép, đe doạ hay can thiệp sai trái, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ bất cứ chủ thể nào, với bất cứ lý do nào.

Vì vậy, để Thẩm phán được độc lập cần có những quy định pháp lý như: Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời chứ không phải là bổ nhiệm theo nhiệm kỳ; được miễn trừ trách nhiệm pháp lý do rủi ro nghề nghiệp trừ khi họ phạm vào những tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; có chế độ đãi ngộ cao phù hợp, đồng thời với việc tăng cường trách nhiệm của Thẩm phán; tạo được sự tôn vinh của xã hội đối với Thẩm phán... cần được nghiên cứu đưa vào Dự thảo Luật Tổ chức TAND lần này.

Bên cạnh đó, các thủ tục tố tụng cần phải quy định theo hướng bảo đảm sự độc lập của Tòa án, của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Những quy định về trách nhiệm ngoài chức năng xét xử của Tòa án như: Trách nhiệm chứng minh tội phạm, trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự, nghĩa vụ thu thập chứng cứ... cần được loại bỏ.

Có như vậy, Thẩm phán mới không bị phân tâm vào những trách nhiệm ngoài xét xử đôi khi trái với nguyên tắc độc lập khi đưa ra những phán quyết đối với các tranh chấp, vi phạm mà mình đang giải quyết.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến chiều nay (9/11)

Tòa án không thể làm thay Cơ quan điều tra

Điều tra thu thập chứng cứ là hoạt động tố tụng, đồng thời còn là nghề nghiệp cần phải được đào tạo, rèn luyện, thử thách đòi hỏi người làm công tác điều tra phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, nghiệp vụ tinh thông, kỹ năng nghề nghiệp sắc sảo, bản lĩnh vững vàng, phẩm chất chính trị kiên định mới có thể hoàn thành nhiệm vụ điều tra thu thập chứng cứ.

Có thể lãng mạn một chút khi đưa ra nhận xét cho rằng, hoạt động điều tra thu thập chứng cứ không chỉ là nghề nghiệp đơn thuần mà nó đã trở thành nghệ thuật được nhào nặn, bồi đắp, dựng xây bởi bản tay của các Điều tra viên - chính họ mới là các nghệ sỹ tài ba trong việc tìm ra chân lý khách quan của vụ án.

Như vậy, điều tra thu thập chứng cứ vô cùng khó khăn, phức tạp nên không thể trao cho ai khác ngoài các điều tra viên. Việc loại bỏ quy định nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ của Tòa án trong Luật hiện hành hoàn toàn phù hợp.

Trong vụ án hình sự, hoạt động điều tra được giao cho CQĐT, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Điều tra viên và những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm có nghĩa vụ điều tra thu thập chứng cứ.

Vì vậy, loại bỏ quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ trong Luật Tổ chức TAND trong trường hợp này thể hiện sự tương thích với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đối với các vụ án phi hình sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, hành chính...) cần triệt để thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của các bên. Do vậy, việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm, đồng thời là quyền của các bên.

Tòa án không nên, không cần và không thể gánh vác trách nhiệm thu thập chứng cứ ngay cả trong trường hợp “Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật” (Khoản 3, Điều 15 Dự thảo).

Thay vào đó bằng quy định “Tòa án yêu cầu Trung tâm hỗ trợ pháp lý, các tổ chức Luật sư trợ giúp đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật”.

Đọc thêm

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội quyết định bổ sung kinh phí thực hiện một số chính sách đã được TP và Trung ương ban hành trong năm 2024 gồm 925,4 tỷ đồng.
Thêm đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương Muôn mặt cuộc sống

Thêm đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương

TTTĐ - Sáng 4/10, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của TP Hà Nội
Ai có thẩm quyền mua sắm ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước? Muôn mặt cuộc sống

Ai có thẩm quyền mua sắm ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước?

TTTĐ - Sáng 4/10, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã thông qua quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước TP Hà Nội.
Công nhân xe buýt Thủ đô thi phục vụ giỏi, ứng xử văn minh Xã hội

Công nhân xe buýt Thủ đô thi phục vụ giỏi, ứng xử văn minh

TTTĐ - Sáng 4/10, Tổng công ty Vận tải Hà Nội Transerco tổ chức Hội thi "Xây dựng văn hóa phục vụ xe buýt Transerco" năm 2024 và lễ tổng kết, trao giải đợt thi đua cao điểm chào mừng 20 năm thành lập Tổng công ty; 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Tiếp sức những "hạt mầm" ở vùng đất khó Muôn mặt cuộc sống

Tiếp sức những "hạt mầm" ở vùng đất khó

TTTĐ - Sáng 4/10, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô, do nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo dẫn đầu, tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Xem thêm