Tag

Thúc đẩy các giải pháp nâng cao vị thế hàng Việt

Thị trường - Tài chính 21/08/2024 20:08
aa
TTTĐ - Để giữ vững và nâng cao vị thế hàng Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước về vốn, tiếp cận công nghệ, phương thức quản trị tiên tiến.
Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu

Hiệu quả từ các chương trình tuần hàng Việt Nam

Thời gian qua, tại Hà Nội, hàng loạt tuần hàng Việt Nam đã được tổ chức, qua đó quảng bá, đưa các sản phẩm chất lượng được doanh nghiệp trong nước sản xuất đến với người tiêu dùng.

Mới đây nhất, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 do Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Khách hàng tham quan gian hàng tại Tuần hàng Việt Hà Nội 2024
Khách hàng tham quan gian hàng tại Tuần hàng Việt TP Hà Nội năm 2024

Cụ thể, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 thu hút trên 90 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt, thuộc các nhóm ngành hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, OCOP, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích…

Tuần hàng Việt là một trong chuỗi các sự kiện thực hiện Kế hoạch số 632/KH-SCT ngày 16/2/2024 của Sở Công thương Hà Nội về triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp, thông qua việc tổ chức chương trình Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, làng nghề quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm.

Đồng thời, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách trên địa bàn thành phố. Từ đó, người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận, mua sắm tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Nhiều năm nay, hàng hóa Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Theo thống kê của Bộ Công thương, hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ hơn 90% trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp trong nước và từ 60% đến hơn 90% tại hệ thống phân phối của doanh nghiệp nước ngoài. Trên kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm từ 60% trở lên.

Cũng qua khảo sát, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn hàng Việt Nam có thương hiệu, chất lượng và có lợi cho sức khỏe chiếm 76%. Các doanh nghiệp phân phối, gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, đánh giá chất lượng hàng Việt Nam được cải tiến rất nhiều, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý.

Nhà sản xuất chú trọng phát triển thương hiệu và quảng bá thương hiệu, giúp người tiêu dùng biết và tin tưởng sử dụng sản phẩm hơn.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn của thị trường với gần 100 triệu dân cũng đưa Việt Nam thành “điểm đến” của hàng hóa nước ngoài. Đặc biệt, với nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, hàng nước ngoài cũng được hưởng ưu đãi thuế.

Cùng năng lực quản trị, vốn, công nghệ, giá trị thương hiệu, khả năng cạnh tranh của hàng ngoại thường vượt trội so với hàng nội địa. Đây chính là bài toán mà doanh nghiệp sản xuất trong nước phải tính đến nếu không muốn mất thị phần ngay trên “sân nhà”.

Chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt

Để giữ vững và nâng cao vị thế hàng Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước về vốn, tiếp cận công nghệ, phương thức quản trị tiên tiến.

Đồng thời, chúng ta cần có chính sách bảo vệ sản xuất trong nước đi cùng với kiểm soát chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng.

Thúc đẩy các giải pháp nâng cao vị thế hàng Việt
Người tiêu dùng ngày càng yêu thích sản phẩm hàng Việt

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ; chủ động hợp tác, liên kết, tạo chuỗi cung ứng từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Doanh nghiệp trong nước có lợi thế là am hiểu văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, cơ sở sản xuất tại chỗ, chi phí thấp hơn cùng với hệ thống phân phối rộng khắp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải biết tận dụng lợi thế để cạnh tranh và phát triển.

Tại Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động cụ thể nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mới đây nhất, ngày 15/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Quyết định số 4227 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, bảo vệ sức khỏe người dân và quyền lợi của người tiêu dùng.

Đồng thời, đề án giúp nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản sản xuất tại Hà Nội; kiểm soát toàn diện chất lượng các sản phẩm từ các tỉnh thành khác và hàng nhập khẩu tiêu thụ trên địa bàn.

Đề án cũng tập trung phát triển công nghệ bảo quản, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, xây dựng chuỗi sản xuất an toàn, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể của đề án bao gồm việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm cho 100% cán bộ quản lý, nhân viên và hội viên các tổ chức nông nghiệp. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản phải được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm và được thanh tra định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.

Đặc biệt, thành phố đặt ra chỉ tiêu tăng 15% diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cơ sở chăn nuôi đạt chứng nhận GAP mỗi năm. Hà Nội phấn đấu giảm 50% số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và tăng 15% tỷ lệ cơ sở chế biến đạt chứng nhận HACCP, ISO 22.000 hoặc tương đương, đảm bảo 70% sản lượng thực phẩm nông lâm thủy sản tiêu thụ trên địa bàn được sản xuất theo chuỗi khép kín và giá trị xuất khẩu sản phẩm tăng trung bình 5% mỗi năm.

Trong quá trình thực hiện, Hà Nội sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như quy hoạch và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, phát triển cơ sở bảo quản và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, đồng thời đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Thành phố cũng xác định 9 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án, bao gồm: Thực thi cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường truyền thông, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, giám sát chất lượng sản phẩm, phát triển logistic nông sản và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Đọc thêm

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Xem thêm