Tag

Thủ tướng yêu cầu tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Thị trường - Tài chính 04/01/2024 22:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 4/1/2024 về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
Quốc hội thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 Dành ngân sách nâng cấp hạ tầng các khu du lịch trọng điểm Đảm bảo cân đối chi ngân sách đầu tư phát triển Thông qua 8 Nghị quyết về tài chính, ngân sách và giám sát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được đẩy mạnh và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết luận của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và qua tổng hợp báo cáo, quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công,… ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là địa phương) tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Chỉ đạo quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung thực hiện rà soát, đánh giá, tổng kết và khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Đề án "Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan" để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Bộ Tài chính tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các luật, văn bản pháp luật có liên quan, khắc phục tình trạng chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chi ngân sách nhà nước, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý sử dụng tài sản công theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục rà soát, hoàn thiện, ban hành định mức, đơn giá phù hợp; chỉ đạo quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển

Thủ tướng yêu cầu tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên, bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%.

Bộ Tài chính tổng hợp, lập, trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm, phương án xử lý bù giảm thu cho các địa phương (nếu có) theo khả năng cân đối của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, hướng tới cân đối ngân sách nhà nước hằng năm và trong trung hạn.

Bộ Tài chính điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai,… dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, bảo đảm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Các đơn vị rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài. Năm 2024, Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội; đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết để chủ động tiết kiệm trong cân đối thu chi.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Cơ quan chức năng chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm hiện hành để xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ; chủ động sắp xếp, xử lý để triển khai các nhiệm vụ được giao phát sinh trong năm dự toán; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán được giao, hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý số dư, chuyển nguồn, quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Các đơn vị không chuyển nguồn sang năm sau đối với các khoản kinh phí đã hết nhiệm vụ chi hoặc hết thời gian giải ngân để giảm bội chi ngân sách nhà nước; rà soát để thu hồi các khoản tạm ứng chi ngân sách kéo dài nhiều năm đã hết thời gian thực hiện theo quy định.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách nhà nước; xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; thúc đẩy sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm tiết kiệm; tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch. Cơ quan chức năng kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; không để lãng phí thất thoát tài sản công.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quy định pháp luật.

Các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm theo quy định đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị.

Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền theo quy định.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước Thị trường - Tài chính

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống Thị trường - Tài chính

Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bài 4: Cái gì lợi cho dân cho nước thì quyết tâm, quyết liệt, quyết làm Thị trường - Tài chính

Bài 4: Cái gì lợi cho dân cho nước thì quyết tâm, quyết liệt, quyết làm

TTTĐ - “Cuộc cách mạng” phát triển kinh tế tư nhân được Đảng và Nhà nước phát động mạnh mẽ với quyết tâm cao chưa từng có và được cộng đồng doanh nghiệp đồng thuận tuyệt đối vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước, đúng với tinh thần “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Tìm giải pháp dữ liệu tối ưu cho khu thương mại tự do Thị trường - Tài chính

Tìm giải pháp dữ liệu tối ưu cho khu thương mại tự do

TTTĐ - Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Phương pháp khảo sát giao thông (ISCTSC) 2025, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa tổ chức phiên thảo luận chuyên đề "Thách thức trong thu thập dữ liệu và định hình chính sách phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng (FTZ)".
Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế Kinh tế

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế

Tối 2/4, tiếp ông Bill Winters, Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế; cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển.
Quý đầu năm, kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng vượt bậc Thị trường - Tài chính

Quý đầu năm, kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng vượt bậc

TTTĐ - Chiều 2/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp thường kỳ về tình hình kết quả kinh tế - xã hội quý I và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong quý II/2025.
Bài 3: Thời điểm vàng để hành động, kiến tạo giúp kinh tế tư nhân bứt phá Thị trường - Tài chính

Bài 3: Thời điểm vàng để hành động, kiến tạo giúp kinh tế tư nhân bứt phá

TTTĐ - Cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính; cách mạng khoa học công nghệ thì đây cũng là thời điểm tiến hành cuộc cách mạng về phát triển kinh tế tư nhân khi chúng ta đã hội tụ đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.
Bài 2: Tháo nghẽn thể chế, “căn bệnh” kìm hãm kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Bài 2: Tháo nghẽn thể chế, “căn bệnh” kìm hãm kinh tế tư nhân

TTTĐ - Kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh. Nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn"...
Bài 1: Tương lai tươi sáng đang mở ra cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Bài 1: Tương lai tươi sáng đang mở ra cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Với sự định hướng mạnh mẽ từ Đảng và sự quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội, kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước một tương lai sáng đầy hứa hẹn để đóng góp chung vào sự nghiệp cách mạng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, năng động và ngày một vươn xa trên trường quốc tế.
TP Hồ Chí Minh trong chiến lược xây dựng trung tâm tài chính Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh trong chiến lược xây dựng trung tâm tài chính

TTTĐ - Việt Nam định hướng xây dựng trung tâm tài chính toàn diện, nơi quy tụ các dòng vốn chất lượng, tri thức sáng tạo, có bản sắc riêng. Trong đó, TP Hồ Chí Minh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để đảm nhận vai trò đầu tàu trong chiến lược này.
Xem thêm