Tag
Hà Nội

Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giao thông xanh bền vững

Giao thông 22/08/2024 12:07
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội đã đưa ra kế hoạch và lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh trên địa bàn phù hợp với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 70 - 90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh và tỷ lệ này tăng lên 100% vào năm 2035.
Phân luồng giao thông trên tuyến đường Âu Cơ để hạn chế ùn tắc Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh Đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh Giải pháp cấp bách giảm ùn tắc tại 7 "điểm nóng" giao thông

Lộ trình chuyển đổi

Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh. Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Hà Nội, nhiều năm qua, thành phố đã và đang quyết tâm thực hiện bằng được việc chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) cho biết: Thành phố Hà Nội hiện có 1.905 xe buýt trợ giá với 281 xe dùng năng lượng sạch (139 xe CNG và 142 xe buýt điện) và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên. Đến nay, hoạt động của các tuyến buýt điện góp phần giảm 36.000 tấn CO2.

Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giao thông xanh bền vững
Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh

Về hệ thống trạm sạc xe buýt điện, hiện nay, mới chỉ có 2 vị trí lắp đặt của Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus, phục vụ cho 10 tuyến. Mỗi trạm sạc lần lượt có 32 trụ và 39 trụ sạc, công suất từ 120 - 150kWh, đáp ứng nhu cầu sạc 100% pin của toàn bộ xe.

“Thành phố đã đưa ra kế hoạch và lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh trên địa bàn phù hợp với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 70 - 90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh và tỷ lệ này tăng lên 100% vào năm 2035”, ông Thái Hồ Phương nói.

Lộ trình chuyển đổi phương tiện buýt thường sang xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của thành phố dự kiến đi theo 3 kịch bản gồm: Kịch bản 1: 100% xe buýt điện, số phương tiện sau chuyển đổi là 2.433 xe. Kịch bản 2: 70% buýt điện, 30% buýt LNG/CNG, số phương tiện sau chuyển đổi là 2.212 xe (1.592 xe điện và 620 xe LNG/CNG). Kịch bản 3: 50% buýt điện, 50% buýt LNG/CNG, số phương tiện sau chuyển đổi là 2.076 xe (1.100 xe điện và 976 xe LNG/CNG).

Dựa trên tình hình thực tiễn, trước mắt, thành phố đề xuất thực hiện theo kịch bản 3. Khi điều kiện cho phép sẽ phấn đấu thực hiện theo kịch bản 2, sau năm 2040 thực hiện kịch bản 1.

Kế hoạch chuyển đổi dựa trên nguyên tắc lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt dùng điện và năng lượng xanh, bảo đảm phù hợp thực tế về cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp nguồn điện. Các tuyến buýt mới mở ưu tiên sử dụng xe điện, xe năng lượng xanh.

Với các xe buýt diesel đang hoạt động, thực hiện chuyển đổi theo nguyên tắc được phép kéo dài thời gian sử dụng đến hết hạn thầu.

Cần huy động mọi nguồn lực

Để thực hiện mục tiêu này, ông Thái Hồ Phương cho rằng, cần huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước (chi phí phục vụ chuyển đổi, chi phí duy trì trợ giá hằng năm...) và từ doanh nghiệp (mua xe, đầu tư hạ tầng trạm sạc/nạp khí...).

Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giao thông xanh bền vững
Thành phố Hà Nội đã đưa ra kế hoạch và lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh trên địa bàn phù hợp với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Thành phố Hà Nội cũng đề xuất một số giải pháp gồm: Quán triệt, tuyên truyền về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện; hoàn thiện định mức, đơn giá cho các loại xe buýt xanh; áp dụng định mức, đơn giá tạm thời để đặt hàng xe buýt xanh trong thời gian chờ ban hành chính thức; đầu tư cơ sở hạ tầng xe buýt dùng điện, năng lượng xanh...

Thực hiện việc chuyển đổi này, các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức lớn như: Cần nguồn kinh phí lớn để đầu tư phương tiện, hạ tầng, chuyển đổi công nghệ, đào tạo nhân sự... Các doanh nghiệp mong muốn tiếp cận các nguồn vốn có cơ chế cho vay và lãi vay hấp dẫn, an toàn, với sự bảo trợ của Chính phủ, thành phố.

Do đó, các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định các loại hình trạm sạc; bố trí mạng lưới điện đủ đáp ứng nhu cầu trạm sạc; hướng dẫn cụ thể về giá bán điện của trạm sạc và giá sạc điện; cũng như sớm ban hành tiêu chuẩn về ổ cắm dùng trong trạm sạc, nhằm đồng bộ hóa bộ tiêu chuẩn về dây, cáp sạc và thiết bị đo đếm điện năng.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
Cách di chuyển trên các tuyến đường ngập sâu ở ngoại thành Hà Nội Giao thông

Cách di chuyển trên các tuyến đường ngập sâu ở ngoại thành Hà Nội

TTTĐ - Đối với các vùng ngập sâu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu các phương tiện lưu thông, đồng thời có hướng dẫn hướng di chuyển phù hợp.
Đắk Lắk: Lật xe giường nằm, 8 người thương vong Giao thông

Đắk Lắk: Lật xe giường nằm, 8 người thương vong

TTTĐ - Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại km 1684+600, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Ea Hleo, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk) khiến 4 người bị thương và 4 người tử vong thương tâm.
Hà Nội cấm nhiều loại xe ôtô qua cầu Chương Dương Giao thông

Hà Nội cấm nhiều loại xe ôtô qua cầu Chương Dương

TTTĐ - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu do nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa" Giao thông

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa"

TTTĐ - Sau hơn 1 năm khởi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được thành hình đang tiến tới trải nhựa, đáp ứng đúng theo tiến độ của hợp đồng.
Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Giao thông

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

TTTĐ - Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng sớm được triển khai.
Đội trực thăng Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay Giao thông

Đội trực thăng Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay

TTTĐ -Tập đoàn Airbus và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) đã kỷ niệm một cột mốc quan trọng khi đội máy bay trực thăng Super Puma đạt 75.000 giờ bay, trong đó có 25.000 giờ bay của đội bay H225.
Xem thêm