Tag

Thông tin về tiếng Hàn và Đức trở thành môn học “bắt buộc”, lý giải từ Bộ GD&ĐT

Giáo dục 04/03/2021 11:56
aa
TTTĐ - Theo Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ký ban hành ngày 9/2/2021, 2 môn tiếng Hàn và tiếng Đức được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.
135 sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn xuất sắc nhận học bổng

Nội dung quyết định thí điểm này với 2 từ “bắt buộc” đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Tiếng Hàn thành môn học “bắt buộc” khiến nhiều người băn khoăn

Sáng 4/3, xuất hiện thông tin "Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến 12. Theo đó, môn tiếng Hàn được Bộ GD&ĐT xác định là ngoại ngữ 1, là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".

Thông tin về tiếng Hàn và Đức trở thành môn học “bắt buộc”, lý giải từ Bộ GD&ĐT
Văn bản của Bộ GD&ĐT

Vì chưa nắm rõ các quy định nên hiện nhiều người có cách hiểu chưa đúng với nội dung của quyết định 712/QĐ-BGDĐT. Trong đó, không ít ý kiến thắc mắc tại sao không đưa môn tiếng Nga, tiếng Trung hay các ngoại ngữ khác là môn học bắt buộc mà lại là tiếng Hàn?

Trên mạng xã hội, nhiều hình ảnh được đưa lên như: "Hot: Từ ngày 9/2, tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12" gây hoang mang dư luận. Nhiều người đã vội vàng bày tỏ quan điểm như: "Tiếng Anh thông dụng sao không học lại đi học tiếng Hàn làm gì?"...

Vậy thực hư về quyết định này như thế nào? Cần phải hiểu đúng ra sao về quyết định của Bộ GD&ĐT?

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.

Theo đó, Bộ GD&ĐT xác định môn tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, môn học còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung, giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.

Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, khả năng của học sinh phổ thông, nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6 đạt bậc 1; kết thúc THCS (lớp 9) đạt bậc 2; kết thúc THPT (lớp 12) đạt bậc 3.

Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 35 phút), bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá. Thời lượng tương đương với bậc 1, bậc 2 và bậc 3 lần lượt là 420, 420 tiết và 315 tiết.

Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT.

Phương pháp đánh giá kết quả được sử dụng chủ yếu trong Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn gồm các hình thức: Kiểm tra nói, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. Ngoài đánh giá thông qua các bài kiểm tra, bài thi được thực hiện với sự tham gia của giáo viên, chương trình cũng chú trọng đến việc tự đánh giá của học sinh, nhằm giúp học sinh tự kiểm soát được kết quả học tập, tạo thói quen, tính chủ động trong học tập, rèn luyện phương pháp tự học. Việc tự đánh giá được thực hiện ở cuối mỗi bài học và sau từng nhóm bài học, từng giai đoạn học tập.

Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn cũng áp dụng các phương pháp đánh giá kết quả giáo dục đặc trưng với từng cấp học.

Với Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức, mục tiêu cơ bản là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).

Thời lượng chương trình môn tiếng Đức cũng tương tự như chương trình môn tiếng Hàn. Về đầu ra, học sinh học tiếng Đức kết thúc lớp 6 đạt bậc 1; kết thúc THCS (lớp 9) đạt bậc 2; kết thúc THPT (lớp 12) đạt bậc 3.

Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh với môn tiếng Đức phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kĩ năng giao tiếp ở từng cấp lớp, hướng tới giúp học sinh đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc các cấp tiểu học, THCS, THPT.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo 2 hình thức: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng, định tính, kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả quá trình học tập; Kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của học sinh và tự đánh giá của học sinh.

Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học, bao gồm: Kiểm tra nói (hội thoại, đọc thoại), kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

Bộ GD&ĐT lên tiếng

Đại diện Bộ GD&ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.

Cụ thể, Quyết định số 712/QĐ- BGDĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ngày 9/2/2021. Ở phần đặc điểm môn học, quyết định nêu “môn tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho hay, đây là quyết định về việc thí điểm tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1. Còn chương trình tiếng Hàn - Ngoại ngữ 2 đã được Bộ GD&ĐT ban hành trước đây.

Theo đó, cần phải hiểu, "ngoại ngữ 1” là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc làm ngoại ngữ 1.

Năm 2011, Bộ GD&ĐT bổ sung quy định về việc tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ 1 hoặc ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Sau khi ban hành Quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng (Hàn và Đức), hiện ngoại ngữ 1 sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Đức. Các trường bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.

Còn “ngoại ngữ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Với từ “bắt buộc”, ông Thành cho hay không có nghĩa tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”. Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là Ngoại ngữ 1.

“Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn tiếng Hàn”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo ông Thành, theo quyết định này, Bộ GD&ĐT đang thí điểm đưa thêm 2 ngoại ngữ là tiếng Hàn và tĐức vào nhóm những Ngoại ngữ 1 trong chương trình phổ thông.

Ông Thành cũng cho hay, việc thí điểm ít nhất cũng phải diễn ra trong vài năm để xem xét, đánh giá tính khả thi, chất lượng của việc dạy học, đào tạo. Sau khi thí điểm mà thấy có nhu cầu và chất lượng thì Bộ sẽ triển khai đưa vào để người dân, người học thêm các cơ hội lựa chọn.

Sau quá trình thí điểm, nếu việc đưa vào trở thành chính thức bằng việc ban hành thông tư, tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ “bình đẳng” như tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc ở chương trình phổ thông.

Về việc thí điểm, theo ông Thành hiện nay số học theo nhóm ngoại ngữ này trong các trường phổ thông rất ít. “Trường hoặc địa phương nào dạy thí điểm thì phải đăng ký với Bộ GD&ĐT về số lượng học sinh, đảm bảo chất lượng ra sao rồi mới bắt đầu dạy”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, hiện nay, với quyết định này, ông Thành cho hay, những học sinh có sở thích, năng lực đã có thể chọn môn tiếng Hàn và điểm của môn học này ở kỳ thi tốt nghiệp THPT được bình đẳng và tính là điểm môn Ngoại ngữ.

Tin liên quan

Đọc thêm

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Xem thêm