Tag
Triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Thiếu cơ sở vật chất, giáo viên Tin học quá tải

Giáo dục 11/08/2022 07:57
aa
TTTĐ - Từ năm học 2022-2023, theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với môn tiếng Anh, Tin học chính thức trở thành môn học bắt buộc của học sinh lớp 3. Thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên giảng dạy là những khó khăn đang hiện hữu tại các địa phương, nhà trường để triển khai chương trình khi năm học mới đã cận kề…
Nam sinh giành giải Vàng Tin học văn phòng thế giới nhờ… giỏi tiếng Anh Sự “phục thù” ngọt ngào của chàng trai “vàng” Tin học văn phòng thế giới

Giáo viên Tin học quá tải

Môn Tin học trở thành môn học bắt buộc từ năm học 2022-2023 đang khiến nhiều trường học gặp khó. Tình trạng thiếu nhân lực, cơ sở vật chất không chỉ xảy ra đối với những trường ở ngoại thành mà nhiều trường học ngay trung tâm nội đô cũng cùng chung cảnh ngộ.

Thầy Đỗ Quang Long - giáo viên Tin học trường Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Nếu theo chương trình mới, mỗi tuần một lớp sẽ có 2 tiết Tin học ở các khối 4, 5. Với học sinh khối lớp 3, Tin học và Công nghệ sẽ được ghép làm một, mỗi môn học 1 tiết/tuần. Điều chỉnh này gây ra khó khăn cho Ban Giám hiệu trong việc phân công chuyên môn khi một môn học nhưng lại có 2 giáo viên dạy. Giáo viên Tin dạy Tin học còn giáo viên chủ nhiệm lại dạy Công nghệ dẫn đến khó khăn trong kiểm tra đánh giá học sinh. Bên cạnh đó, trường có 2 giáo viên Tin học biên chế, 1 giáo viên hợp đồng nên mỗi giáo viên sẽ phải dạy gần 30 tiết/tuần. Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi giáo viên không dạy quá 23 tiết/tuần.

Thiếu cơ sở vật chất, giáo viên Tin học quá tải
Học sinh tiểu học Hà Nội trong giờ học Tin học

Giáo viên Tin học quá tải cũng là tình trạng chung diễn ra ở nhiều trường tiểu học khác. Theo lãnh đạo một trường tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông chia sẻ, trường chỉ có 1 giáo viên Tin học nên việc sắp xếp thời khóa biểu đối với môn Tin học ở cả 3 khối lớp rất khó khăn.

Thiếu giáo viên là thế nhưng việc tuyển dụng không hề dễ dàng vì giáo viên Tin học phải đáp ứng được cả yêu cầu về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm. Trong khi đó, hiện nay ở trường Đại học Thủ đô không đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin hay sư phạm Tin. Những sinh viên khi học Công nghệ thông tin ở các trường khác ra phải có chứng chỉ sư phạm mới đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, số sinh viên này không chọn nghề giáo bởi mức thu nhập quá thấp, không đảm bảo cuộc sống.

Trong khi đó, chia sẻ về khó khăn khi chuẩn bị triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với môn Tin học lớp 3, ông Nguyễn Văn Hậu - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết: “Cũng như các huyện ngoại thành khác, khó khăn lớn nhất của Mê Linh là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Hiện nay, hầu hết các nhà trường đều thiếu máy tính. Tuy nhiên, Phòng GD&ĐT huyện cũng đã có tham mưu, đề xuất trình lên HĐND và UBND huyện về việc mua sắm trang thiết bị học tập cho lớp 3 và lớp 7".

Linh hoạt các biện pháp

Để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học cho học sinh lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học từ năm học 2022-2023 hiệu quả, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương cho phép điều động, biệt phái giáo viên dạy liên trường, liên cấp từ năm học tới.

Kịp thời triển khai chủ trương này, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết: "Trong khi chưa tuyển được giáo viên dạy Tin học, ngay trong năm học này, Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các nhà trường tận dụng nền tảng có sẵn. Cho phép kí kết hợp đồng với giáo viên, tăng cường chia sẻ giáo viên giữa các trường. Các giáo viên dạy Tin học ở các trường có ít học sinh, ít tiết hơn có thể đến các trường còn thiếu để dạy”.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có phương án kịp thời đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ GD&ĐT yêu cầu, các Sở GD&ĐT hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình môn Tiếng Anh, môn Tin học từ năm học 2022-2023, bảo đảm 100% học sinh trên địa bàn được học hai môn này theo đúng quy định Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với cơ sở giáo dục, thực hiện chương trình tiểu học, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học linh hoạt phù hợp điều kiện cụ thể tại cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên, cần xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, phù hợp, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án giáo viên dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường…

Ngoài ra, các Sở GDĐT tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện giải pháp tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên tiếng Anh, Tin học; Đồng thời, bảo đảm giáo viên được bồi dưỡng về chương trình môn học, tập huấn sử dụng sách giáo khoa trước khi được phân công giảng dạy.

Năm học 2022-2023, theo lộ trình đổi mới, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 3 sẽ gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc sau: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm.

Thời lượng các môn học như sau: Tiếng Việt là 245 tiết/năm, trung bình 7 tiết mỗi tuần; Toán 175 tiết, mỗi tuần 5 tiết. So với chương trình hiện hành, thời lượng Toán không thay đổi, còn Tiếng Việt giảm một tiết/tuần.

Ngoài ra, chương trình mới quy định thời lượng học ngoại ngữ là 4 tiết trong tuần, cả năm 140 tiết. Các em cũng được học thêm Tin học và Công nghệ (70 tiết/năm).

Tổng số tiết mỗi tuần của chương trình lớp 3 mới là 28, nhiều hơn 5 tiết so với chương trình hiện tại. Các trường Tiểu học tổ chức dạy hai buổi trên ngày, với không quá 7 tiết/ngày, mỗi tiết kéo dài 35 phút.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Phú Yên xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2045 Giáo dục

Phú Yên xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2045

TTTĐ - Để cụ thể hóa Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 1705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, định hình Chiến lược phát triển giáo dục tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
TP Hồ Chí Minh: Tỷ lệ chọi vào lớp 10 có nhiều biến động Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Tỷ lệ chọi vào lớp 10 có nhiều biến động

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố số liệu ban đầu về việc học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10, bao gồm lớp 10 thường, lớp 10 chuyên, tích hợp.
Cơ hội nhận học bổng độc quyền lên đến 1 tỷ đồng từ đại học lâu đời nhất New Zealand Giáo dục

Cơ hội nhận học bổng độc quyền lên đến 1 tỷ đồng từ đại học lâu đời nhất New Zealand

TTTĐ - Đại học Otago (ĐH Otago) – trường đại học lâu đời nhất New Zealand vừa công bố chương trình học bổng Cử nhân dành riêng cho học sinh Việt Nam với tổng giá trị lên đến 195.000 NZD cho 3 suất học bổng (tương đương gần 3 tỷ đồng), áp dụng cho kỳ nhập học tháng 2/2026.
Ưu tiên tuyển sinh cho con em cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập Giáo dục

Ưu tiên tuyển sinh cho con em cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

TTTĐ - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con em cán bộ, công chức, viên chức sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh các em ở Quảng Nam vào lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 - 2026.
TP Huế: Kỉ luật Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Thanh Giáo dục

TP Huế: Kỉ luật Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Thanh

TTTĐ - Ban thường vụ Quận ủy Thuận Hóa, TP Huế, quyết định thi hành kỷ luật bà Dương Thị Thúy, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Thanh bằng hình thức cách chức Phó Bí thư Chi bộ.
Giáo viên Lào hoàn thành khóa học nghề nấu ăn, tạo mẫu tóc Giáo dục

Giáo viên Lào hoàn thành khóa học nghề nấu ăn, tạo mẫu tóc

TTTĐ - Ngày 13/5 tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ bế giảng khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Dự kiến tăng phụ cấp lên 80% cho giáo viên mầm non vùng khó Giáo dục

Dự kiến tăng phụ cấp lên 80% cho giáo viên mầm non vùng khó

TTTĐ - Đó là một trong các điểm mới ở dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong cơ sở giáo dục công lập vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt Giáo dục

Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt

TTTĐ - Quan sát, so sánh chỉ tiêu vào lớp 10 công lập với số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường năm học 2025 - 2026, nhiều phụ huynh, học sinh phấn khởi khi tỷ lệ “chọi” đã giảm, độ nóng của kỳ thi phần nào được hạ nhiệt.
Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 Giáo dục

Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026

TTTĐ - Toàn thành phố Hà Nội có gần 104.000 học sinh đăng ký dự tuyển lớp 10 năm học 2025-2026.
Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế Giáo dục

Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế

TTTĐ - Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành học mũi nhọn, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế và thúc đẩy thương mại trong nước cũng như hội nhập quốc tế. Trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chương trình đào tạo ngành này đã và đang trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với đông đảo học sinh, sinh viên.
Xem thêm