Tag

Thị trường bất động sản nhiều khó khăn, doanh nghiệp lớn cũng phải kêu cứu

Bất động sản 06/02/2020 13:49
aa
TTTĐ - Thị trường bất động sản trong năm qua gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt liên quan vấn đề rà soát pháp lý kéo dài khiến các nhà đầu tư khốn đốn, nhiều doanh nghiệp đã phải gửi đơn kêu cứu.

Thị trường bất động sản nhiều khó khăn, doanh nghiệp lớn cũng phải kêu cứu

Thị trường bất động sản trong năm qua gặp rất nhiều khó khăn (Ảnh: Cảnh giao dịch một dự án đất nền tại Bình Dương)

Bài liên quan

Thị trường bất động sản 2020 liệu có khởi sắc?

Thị trường tiếp tục xu hướng điều chỉnh trong 2020, doanh nghiệp bất động sản gom “của để dành”

Hạ tầng phát triển, bất động sản Phú Quốc "cất cánh"

Dự án nào tạo khác biệt vượt trội trên thị trường bất động sản du lịch?

Nhiều khó khăn, thách thức

Theo thống kê của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2019, lĩnh vực bất động sản (BĐS) có số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể cao nhất, với 598 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng 36,8% và 686 doanh nghiệp giải thể, tăng 39,4%, so với năm 2018.

Còn theo báo cáo của Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), năm 2019, tại TP HCM chỉ có một dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở được UBND thành phố “chấp thuận chủ trương đầu tư”, giảm 12 dự án, tương đương giảm 92% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư”, giảm 24 dự án, tương đương giảm 85%; có 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm 64 dự án, tương đương giảm 80% và số căn hộ chung cư đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, giảm 14,1%.

Có thể thấy rõ, từ năm 2018 đến nay, các dự án bất động sản (BĐS) của nhiều chủ đầu tư từ nhỏ đến lớn đã gặp phải nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của thị trường BĐS nói riêng và môi trường đầu tư nói chung.

Đặc biệt, thị trường BĐS năm 2019 chứng kiến nhiều “biến động”, khó khăn, đặc biệt khó khăn về mặt pháp lý dự án. Cụ thể, rất nhiều dự án không thể triển khai theo đúng tiến độ đề ra. Một trong những nguyên nhân chính đó là vì sự chậm trễ trong quá trình cấp giấy phép đầu tư, xây dựng. Việc phát triển dự án không diễn ra như đúng kế hoạch, trong khi chủ đầu tư vẫn phải duy trì các chi phí hoạt động chung, chi phí đầu tư, lãi vay ngân hàng…

Việc chậm trễ trong quá trình cấp giấy phép đầu tư, xây dựng có nguyên nhân từ phía các chủ đầu tư lẫn chính quyền. Như việc chủ đầu tư không đảm bảo đúng và đầy đủ hồ sơ pháp lý theo yêu cầu. Về phía chính quyền, quá trình thẩm tra, rà soát hồ sơ, thủ tục mất quá nhiều thời gian.

Dự án nhà phố và căn hộ trong năm 2019 sụt giảm
Dự án nhà phố và căn hộ trong năm 2019 sụt giảm

Một điểm đáng chú ý hơn nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường BĐS trong năm qua, đó là công tác thanh kiểm tra toàn diện các dự án. Việc thanh kiểm tra này mặc dù rất tích cực ở chỗ khiến thị trường minh bạch hơn về mặt pháp lý nhưng cũng dẫn đến việc trì hoãn tiến độ của hàng loạt dự án.

Ngoài ra, trong 2 năm qua, nguồn vốn vay cho BĐS đã bị siết chặt. Việc siết chặt này tuy không đột xuất và có lộ trình nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chủ đầu tư cũng như khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn để đầu tư. Như thế, các dự án BĐS trong tương lai gần cũng sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, vì chủ đầu tư sẽ phải cân đối nguồn vốn lại nhằm đảm bảo bước đi vững chắc.

“Khó khăn và thách thức trong năm 2019 cũng là khó khăn và thách thức của thị trường BĐS trong năm 2020. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tỉnh táo, lựa chọn bước đi hợp lý, chắc chắn; Về phía chính quyền cần có cơ chế giải quyết nhanh chóng, đúng quy định để tháo gỡ những nút thắt đã kìm kẹp trong thời gian qua, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng để nhà đầu tư an tâm kinh doanh, ổn định và phát triển”, một chuyên gia BĐS cho biết.

Doanh nghiệp lớn cũng phải kêu cứu

Như đã nêu, từ năm 2018 đến nay, các dự án bất động sản (BĐS) của nhiều chủ đầu tư từ nhỏ đến lớn đã gặp phải nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của thị trường BĐS nói riêng và môi trường đầu tư nói chung.

Điển hình như việc triển khai phát triển dự án Khu dân cư (KDC) Bình Khánh (diện tích 30,224ha tại phường Bình Khánh, Quận 2, TP HCM) do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 - là công ty thành viên của Tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư

Đơn cầu cứu khẩn cấp của Novaland gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Đơn cầu cứu khẩn cấp của Novaland gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Dự án KDC Bình Khánh đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với hơn 506 căn hộ tái định cư và đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu. Dự án đang tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2.

Nằm trong thỏa thuận mua lại các căn hộ tái định cư thuộc dự án giữa chủ đầu tư và đại diện thành phố là Ban quản lý Khu quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Ban quản lý Thủ Thiêm), tuy nhiên, do ngân sách thành phố có khó khăn nên được thống nhất thực hiện phương án hoàn tất giai đoạn 1, không đầu tư xây dựng giai đoạn 2 và dùng quỹ đất giai đoạn 2 để tạo vốn thanh toán cho giai đoạn 1.

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với toàn bộ diện tích khu đất cho dự án đã được Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2 hoàn tất. UBND TP HCM đã ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 3990/QĐ-UBND chấp thuận cho chủ đầu tư dự án KDC Bình Khánh tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 là căn hộ thương mại do không còn nhu cầu sử dụng cho tái định cư.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát chung của khu Thủ Thiêm, Quận 2, dự án này cũng như các dự án BĐS khác bị rà soát kéo dài dẫn đến việc chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả, đặc biệt là phát sinh chi phí vốn cho đầu tư, xây dựng…

Cụ thể, Novaland cùng các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào dự án này khoảng gần 6.000 tỷ đồng. Tuy vậy, đến nay Novaland và các bên liên quan vẫn chưa thể tiếp tục triển khai phát triển dự án. Việc đình trệ này đã và đang ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của Tập đoàn, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của TP HCM.

Tập đoàn đã gửi đơn thư giải trình, kêu cứu đến Chính phủ và Bộ, ban, ngành liên quan để xem xét, hỗ trợ tháo gỡ cho doanh nghiệp được tiếp tục triển khai trong thời gian sớm nhất nhằm giúp ổn định môi trường kinh doanh và tạo sự tin tưởng hơn nữa cho môi trường đầu tư.

Đọc thêm

Kita Invest báo lãi tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ Dự án

Kita Invest báo lãi tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ

TTTĐ - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố báo cáo tài chính nửa đầu năm 2024 của Công ty cổ phần Kita Invest. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Kita Invest ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 51 tỷ đồng, tăng gấp hơn 21 lần so với cùng kỳ năm trước.
Phân khu Victoria: Mảnh ghép đắt giá trong lòng đại đô thị thông minh Dự án

Phân khu Victoria: Mảnh ghép đắt giá trong lòng đại đô thị thông minh

TTTĐ - Là phiên bản nâng cấp nhất trong dòng sản phẩm Imperia Smart City do MIK Group phát triển, phân khu The Victoria hứa hẹn sẽ là dự án thu hút sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư.
Chất sống nghệ thuật rực rỡ sắc màu tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Bất động sản

Chất sống nghệ thuật rực rỡ sắc màu tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

TTTĐ - Căn hộ Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam được ví như biểu tượng kiến trúc đương đại, nâng tầm chất lượng sống tại Hà Nam, trở thành chốn an cư lý tưởng cho những cư dân duy mỹ đang tìm kiếm một không gian sống đầy đủ tiện ích, giàu chất nghệ thuật.
Vì sao bất động sản Tây Hồ Tây luôn giữ vững “ngôi vương”? Dự án

Vì sao bất động sản Tây Hồ Tây luôn giữ vững “ngôi vương”?

TTTĐ - Những khu phố nhà giàu, những căn hộ, biệt thự trong các đại đô thị có giá trị bất động sản (BĐS) lên tới nhiều triệu đô xuất hiện ngày một nhiều ở khắp các quận nội, ngoại thành Hà Nội nhưng không khu vực nào “soán” được “ngôi vương” của bất động sản khu vực Tây Hồ Tây, đặc biệt là các dự án cận kề Ciputra - vốn là biểu tượng cho giới thượng lưu, tinh hoa, được thế giới biết tới từ thập niên 2000 và tới nay vẫn là khu vực được cả thế giới mặc định là biểu tượng cho sự thịnh vượng của Hà Nội.
Hải Phòng kiên quyết di dời 2.600 hộ dân ở chung cư nguy hiểm Quy hoạch - Xây dựng

Hải Phòng kiên quyết di dời 2.600 hộ dân ở chung cư nguy hiểm

TTTĐ - Hải Phòng bố trí tạm cư cho 1.000 hộ dân có hồ sơ thuê nhà, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về các khu chung cư mới xây HH1, HH2, HH3, HH4… và trợ cấp 3 triệu đồng/hộ/tháng tiền thuê nhà cho 1.600 hộ dân còn lại trong 2 năm.
Ba dự án của Bách Đạt An được gia hạn đến hết năm 2025 Bất động sản

Ba dự án của Bách Đạt An được gia hạn đến hết năm 2025

TTTĐ - Khu đô thị Bách Đạt, 7B mở rộng và Hera Complex Riverside của Công ty CP Bách Đạt An đã được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất gia hạn tiến độ.
Chuỗi dự án nghỉ dưỡng Flamingo báo lãi gấp 7 lần cùng kỳ Dự án

Chuỗi dự án nghỉ dưỡng Flamingo báo lãi gấp 7 lần cùng kỳ

TTTĐ - Flamingo Holdings vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024. Doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ.
Quảng Nam giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.639 tỷ đồng Bất động sản

Quảng Nam giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.639 tỷ đồng

TTTĐ - Tính đến 31/7, vốn đầu công của tỉnh Quảng Nam giải ngân 2.639 tỷ đồng, đạt 29,7% so tổng vốn đầu tư công năm của năm 2024 sau điều chỉnh.
Gia hạn tiến độ Khu đô thị Smart City Quảng Nam Bất động sản

Gia hạn tiến độ Khu đô thị Smart City Quảng Nam

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị Smart City Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam gia hạn tiến độ hoàn thành đến hết tháng 12/2025.
Thiết kế đẳng cấp nâng tầm chuẩn sống tại tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence Bất động sản

Thiết kế đẳng cấp nâng tầm chuẩn sống tại tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence

TTTĐ - Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nổi bật với vị trí đắc địa sát biển cùng mật độ xây dựng thấp, hệ thống tiện ích cao cấp bậc nhất nơi “đất vàng xứ Nghệ” Cửa Lò. Các căn hộ được thiết kế tối ưu không gian để các chủ nhân tương lai thỏa sức sáng tạo cho mái ấm của mình nơi miền biển.
Xem thêm