Tag

Thận trọng khi quy hoạch, cấp phép đầu tư các dự án thủy điện trên thượng nguồn

Xã hội 01/11/2022 14:10
aa
TTTĐ - Nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa đã và đang được xây dựng trên thượng nguồn ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, vấn đề được - mất của thủy điện từ quy hoạch đến xây dựng cần phải được các địa phương tính toán một cách thận trọng.
Quảng Nam: Cảnh báo mưa lớn, hồ thủy điện được yêu cầu vận hành về mực nước thấp nhất Ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Thủy điện Mường Lầm
Ảnh tư liệu 10/2021 Thủy điện Đăk Mi 4 đang xả lũ đến 2.000m3/s (Ảnh: V.Q)
Ảnh tư liệu 10/2021 Thủy điện Đăk Mi 4 đang xả lũ

Bên cạnh lợi ích kinh tế của thủy điện mang lại, người dân vùng núi đang phải đối mặt với những hệ lụy từ việc mất rừng. Theo tính toán sơ bộ, nhà máy thủy điện nhỏ với công suất 3MW có thể đem lại doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm, nghĩa là một tỉnh càng có nhiều thủy điện nguồn thu ngân sách càng cao.

Cân nhắc được và mất từ thủy điện

Theo thống kê, hàng năm các nhà máy phát điện với sản lượng khoảng ba tỷ kW giờ; giải quyết việc làm ổn định cho hơn 700 lao động, trong đó hơn 300 là người địa phương. Mặt khác, nhà máy thủy điện đã góp phần điều tiết nguồn nước hiệu quả, cắt giảm lũ vào mùa mưa, tạo thuận lợi cho thủy lợi chống hạn.

Nhiều hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, y tế, trường học ở khu vực xây dựng nhà máy, các điểm tái định cư được đầu tư mới đã tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ, nuôi trồng thủy sản lòng hồ, cải thiện các chương trình phúc lợi xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương vùng dự án.

Mặc dù có nhiều mặt tích cực, nhưng hệ thống thủy điện đã lấy đi một diện tích rừng khá lớn (trung bình tạo ra 1MW điện phải đổi từ 1ha đến 10ha rừng) và tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân vùng hạ du, khiến cho bài toán nên hay không nên phát triển thủy điện luôn được nhắc tới.

Theo đó, lợi ích và nguy cơ khi triển khai, vận hành các dự án thủy điện đang song hành với nhau, giải quyết bài toán thiếu hụt năng lượng và cân bằng môi trường sống phải đặt trong mối tương quan, không đánh đổi môi trường bằng mọi giá để xây dựng dự án thủy điện.

Theo các Chuyên gia, thiên tai ngoài yếu tố khách quan, con người tác động vào tự nhiên bằng việc xây dựng các công trình khiến địa chất bị đứt gãy. Khi xây dựng công trình tác động vào tự nhiên chắc chắn sẽ tạo ra ảnh hưởng, các công trình thủy điện tại vùng núi cũng là một trong những yếu tố tác động vào tự nhiên, khi thiên tai ập đến, nguy cơ hiển hiện rất rõ.

Để thực hiện các dự án thủy điện, diện tích đất sản xuất của người dân bị thu hẹp, đa dạng sinh học trên dòng sông mất đi, tác động tiêu cực đến sinh kế người dân. Cụ thể như, vận hành mùa khô không đảm bảo dòng chảy tối thiểu tác động gây khô hạn nghiêm trọng vùng hạ du, tình trạng thiếu nước sinh hoạt phổ biến, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, không đủ nước tưới cho đồng ruộng.

Ngày 26/11/2020 UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo thu hồi quyết định cho doanh nghiệp thuê hơn 31.000m2 đất để xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Di 2 (Ảnh namtiengroup.com)
Nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa được xây dựng trên thượng nguồn sông các tỉnh miền núi (Ảnh namtiengroup.com)

Tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô và công suất khác nhau được quy hoạch và xây dựng, đặc biệt từ Quảng Bình đến Phú Yên. Thủy điện đóng góp khoảng 35 - 40 % sản lượng năng lượng quốc gia, số lượng gia tăng các nhà máy thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đặt ra các vấn đề môi trường - xã hội, với những hậu quả bất lợi đối với phát triển môi trường bền vững.

Để phát huy lợi ích và hạn chế tác động của thủy điện, việc vận hành hồ an toàn là vấn đề đặt ra. Trong quá khứ, các dự án thủy điện từng là tác nhân gây ra lũ lụt do quá trình vận hành máy móc, điển hình là tác động của những trận lũ dữ bất thường cho vùng hạ du, gây thiệt hại hoa màu hư hại gia súc…

Điển hình rủi ro công trình thủy điện, nứt rò rỉ thân đập, vỡ đập lún sụt vùng lân cận gây hoang mang cho người dân tại Thủy điện Sông Tranh 3/2012; Thủy điện Đăk Me 3 (Kon Tum) vỡ đập 11/2012; Thủy điện Đạm Bol (Lâm Đồng) vỡ đường ống 6/2011...

Trước đó, rạng sáng 25/5/2011 thủy điện An Khê- Kanat tại Gia Lai (do BQL dự án Thủy điện 7 làm chủ đầu tư) đã bất ngờ xả nước sai quy định khiến gần 50 ha hoa màu, 10 con trâu, bò và 62 máy nổ, máy bơm nước của hơn 140 hộ dân xã Đông và Nghĩa An (huyện Kbang) bị cuốn trôi, gây thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Các dự án thủy điện có thể là tác nhân gây ra lũ lụt do quá trình vận hành, vỡ đập, sụt lún…xuất hiện những trận lũ dữ bất thường, gây thiệt hại hoa mà, gia súc cho người dân (Ảnh minh họa)
Các dự án thủy điện có thể là tác nhân gây ra lũ lụt do quá trình vận hành, vỡ đập, sụt lún (Ảnh minh họa)

Hàng loạt dự án thủy điện bị loại bỏ

Theo Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, tính đến 12/2020 Quảng Nam chỉ còn 46 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch được duyệt. Trong đó, có 10 thủy điện bậc thang trên hệ thống lưu vực sông Vu Gia và Thu Bồn do Bộ Công thương quản lý và 36 dự án vừa và nhỏ (chủ yếu là thủy điện nhỏ) do tỉnh quản lý.

Thủy điện đóng góp bình quân 0,8 tỷ đồng/1MW/năm (gồm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, dịch vụ chi trả môi trường rừng và tiền thuê đất, thuê diện tích mặt nước). Khi đi vào hoạt động, tất cả dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh sẽ tạo nguồn thu ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng/năm.

Thực tế hiện nay, hầu hết dự án thủy điện nhỏ và vừa việc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa nhận diện đầy đủ các tác động, ảnh hưởng của dự án đến công trình hạ tầng, chưa đánh giá đúng về tốc độ bồi lắng lòng hồ và chưa thống kê cụ thể giải pháp khắc phục…

Mặt khác, việc chấp hành pháp luật của một số chủ đầu tư chưa tốt, chưa thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa, gây ảnh hưởng môi trường thủy sinh, cạn kiệt nguồn lợi thủy, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Ông Mạc Vĩnh Châu - Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng và Kỹ thuật, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, cho biết đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất loại bỏ ra khỏi quy hoạch hàng chục dự án thủy điện nhỏ, quan điểm nhất quán của tỉnh là dứt khoát từ chối các dự án thủy điện nhỏ “đụng” đến các khu dân cư, đất rừng, khu bảo tồn thiên nhiên

Tại xã Phước Mỹ (huyện Phước Sơn) 2 dự án thủy điện nhỏ là Đắk Se 2 và Đắk Se; 4 dự án Sông Giằng 1, Sông Giằng 2, Sông Giằng 3 và Sông Giằng 4 thuộc địa bàn huyện Nam Giang cũng đã bị UBND tỉnh Quảng Nam từ chối, do ảnh hưởng đến vùng lõi lẫn vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

Việc tổ chức vận hành thủy điện phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ du
Việc tổ chức vận hành thủy điện phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ du

Về quy hoạch thủy điện đến năm 2030, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh có 16 dự án thủy điện vừa và nhỏ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với tổng công suất thiết kế là 223,6MW. Tất cả dự án này đều phải được rà soát, để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tiếp tục cân nhắc.

Theo EVN Việt Nam, để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, đảm bảo an ninh năng lượng cho các hoạt động sản xuất và phù hợp với nhu cầu sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng các hoạt động dân sinh. Bộ TN&MT cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép điều chỉnh tạm thời (đến hết tháng 10/2022) chế độ vận hành các hồ chứa lớn, quan trọng trong điều kiện bình thường.

Đọc thêm

Thăm hỏi, động viên công nhân khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Thăm hỏi, động viên công nhân khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chiều 8/9, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh cùng đoàn công tác đã đội mưa, trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho 90 công nhân ngành Xây dựng với số tiền 90 triệu đồng.
Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân Môi trường

Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân

TTTĐ - Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Yên Bái tiếp tục xây dựng nhiều phương án ứng phó với lượng mưa tăng, lũ quét, sạt lở Môi trường

Yên Bái tiếp tục xây dựng nhiều phương án ứng phó với lượng mưa tăng, lũ quét, sạt lở

TTTĐ - Làm việc với UBND tỉnh Yên Bái chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu tỉnh Yên Bái xác định cơn bão số 3 đi qua nhưng hoàn lưu của bão tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Vì vậy, tỉnh phải tiếp tục chủ động xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ ống, lũ quét,… do hoàn lưu bão gây ra.
Hòa Bình cần khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở trên các tuyến đường Môi trường

Hòa Bình cần khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở trên các tuyến đường

TTTĐ - Chiều 8/9, sau khi tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai.
Quận Hoàn Kiếm được tuyên dương trong công tác phòng, chống siêu bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàn Kiếm được tuyên dương trong công tác phòng, chống siêu bão Yagi

TTTĐ - Trực tiếp đến kiểm tra địa bàn quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tuyên dương UBND quận Hoàn Kiếm đã tập trung phòng chống, ứng phó và khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra.
Nhanh chóng giải tỏa cây đổ, đảm bảo giao thông các tuyến đường Đô thị

Nhanh chóng giải tỏa cây đổ, đảm bảo giao thông các tuyến đường

TTTĐ - Báo cáo công tác ứng phó với siêu bão Yagi (bão số 3), Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Nam Từ Liêm đã đưa ra nhiều giải pháp cũng như thời gian thực hiện để nhanh chóng khắc phục hậu quả do bão gây ra.
Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3 Môi trường

Huyện Phúc Thọ: Rốt ráo khắc phục hậu quả của bão số 3

TTTĐ - Bão số 3 đã để lại những hậu quả nặng nề sau khi đi qua Thủ đô Hà Nội các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có huyện Phúc Thọ đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; tổ chức thu dọn cây xanh, biển hiệu bị đổ gãy; các công trình bị đổ sập; khôi phục mạng lưới cấp điện và viễn thông... nhằm sớm ổn định đời sống.
"Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân Đô thị

"Chiến sĩ" áo cam đội mưa khôi phục dòng điện sinh hoạt cho người dân

TTTĐ - Trong những ngày qua, các "chiến sĩ" điện lực của EVNHANOI - những người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đội mưa bão để khôi phục lại dòng điện sinh hoạt cho người dân đã trở thành những hình ảnh đẹp, được cộng đồng xã hội ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn vô chừng.
Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động ứng phó với bão Yagi

TTTĐ - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động, hiệp đồng sẵn sàng với các đơn vị Quân đội, Công an với tổng quân số 10.732 cán bộ, chiến sỹ và 303 phương tiện ứng phó với bão số 3 (bão Yagi).
Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang Môi trường

Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang.
Xem thêm