Tag
Gia tăng số người lao động nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Thách thức lớn đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội

BHXH & Đời sống 31/03/2021 12:49
aa
TTTĐ - Thống kê từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, số người lao động nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11%. Điều này đang đặt ra thách thức đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, cũng như hoàn thành mục tiêu về mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội trong thời gian tới.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô BHXH Việt Nam không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp an sinh xã hội Hà Nội: Điểm sáng trong công tác giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội Đẩy mạnh nguồn thu để đảm bảo phát triển và an sinh xã hội Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Người lao động bị thiệt thòi nhiều về quyền lợi

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm nhận BHXH một lần có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, đây là lựa chọn khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ở nước ta số người hưởng BHXH một lần (không tiếp tục tham gia và rút ra khỏi hệ thống BHXH) có xu hướng gia tăng và vẫn đang duy trì ở tỷ lệ cao hàng năm.

Năm 2006 chỉ có 240.191 người hưởng BHXH một lần, chiếm 3,82% số người tham gia BHXH thì con số này năm 2016 là 665.306 người, chiếm 4,7% và năm 2020 là 897.000 người, chiếm 5,57%. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên năm 2020, số người hưởng BHXH một lần nhiều hơn số người mới tham gia BHXH.

Thách thức lớn đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội
Hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm nhận BHXH một lần có xu hướng gia tăng

Ông Quảng nhận định, tình trạng số người hưởng BHXH một lần nhiều và có xu hướng gia tăng đang đặt ra những thách thức rất lớn đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW là “từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ” và “hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân”.

Việc người lao động nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời bỏ hệ thống BHXH, tự tước bỏ quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất. Đây là một thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại trong việc đảm bảo quyền lợi và chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.

Theo ông Quảng, việc người lao động hưởng BHXH một lần có thể dẫn đến những thiệt thòi về quyền lợi trước mắt và cả lâu dài. Khi nhận BHXH một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng bảo hiểm hưu trí là 22% mức tiền lương tháng, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ BHXH hàng năm bằng 2,64 tháng lương.

Nếu hưởng BHXH một lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho 1 năm tham gia BHXH. Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm. Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc lĩnh BHXH một lần cùng một khoảng thời gian đóng BHXH thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn khá nhiều.

Ngoài ra, khi tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, bên cạnh việc được hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động còn được cấp thẻ BHYT và nếu không may ốm đau đã có Quỹ Khám chữa bệnh BHYT chi trả.

Hệ thống BHXH phải được hoàn thiện theo hướng linh hoạt, đa tầng

Theo ông Quảng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động chọn hưởng BHXH một lần. Trong đó, phải kể đến cuộc sống của người lao động còn nhiều khó khăn; Nhiều người lao động chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách BHXH; Hệ thống chính sách BHXH chưa linh hoạt và thực sự hấp dẫn; Thủ tục hưởng khá dễ dàng…

Do đó, để đảm bảo an sinh xã hội lâu dài theo quy định tại Hiến pháp, khắc phục những tồn tại của chính sách về hưởng BHXH một lần, đồng thời tạo tính hấp dẫn để người lao động chủ động tham gia và gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, ông Lê Đình Quảng cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH một cách đồng bộ, toàn diện, “trọn gói”. Bởi chế độ BHXH một lần có liên quan chặt chẽ đến các chính sách khác của BHXH, nhất là chế độ hưu trí.

Thách thức lớn đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội
Hệ thống BHXH phải được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”

Vì vậy, hệ thống BHXH phải được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”, tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí; Giảm điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí; Điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Cùng với đó, cần sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác. Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội.

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, chính sách BHTN, chính sách việc làm theo hướng chú trọng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động và doanh nghiệp duy trì việc làm, tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách BHXH cũng như tính linh hoạt của các chính sách.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động…

Đại diện lãnh đạo BHXH Việt Nam cũng cho rằng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là các chính sách an sinh xã hội rất ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước để chăm lo cuộc sống trước mắt (BHYT, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp…) và lâu dài cho người dân (hưu trí, tử tuất).

“Do vậy, BHXH Việt Nam mong muốn người lao động hãy nghĩ đến cả lợi ích trước mắt và lâu dài, không lựa chọn BHXH một lần để cùng Nhà nước tự đảm bảo an sinh xã hội cho bản thân, nhất là khi hết tuổi lao động.

Đợi qua đợt khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nền kinh tế tiếp tục được vận hành, người lao động có cơ hội trở lại thị trường lao động, tiếp tục được đóng BHXH để cộng nối thời gian tính hưởng lương hưu sau này…”, đại diện BHXH Việt Nam nói.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bảo hiểm y tế - Phao cứu sinh cho bệnh nhân nghèo BHXH & Đời sống

Bảo hiểm y tế - Phao cứu sinh cho bệnh nhân nghèo

TTTĐ - Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị với thời gian rất dài, chi phí có khi lên tới hàng tỉ đồng. Trong hoàn cảnh như vậy, tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được xem như "phao cứu sinh" cho họ. Đây chính là giải pháp hỗ trợ đắc lực trong bài toán viện phí với nhiều người bệnh, đặc biệt là những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
Đã tham gia bảo hiểm nhân thọ, có nên mua bảo hiểm sức khỏe? BHXH & Đời sống

Đã tham gia bảo hiểm nhân thọ, có nên mua bảo hiểm sức khỏe?

TTTĐ - Có bảo hiểm nhân thọ rồi có cần tham gia thêm bảo hiểm sức khỏe không? Để trả lời, bạn cần hiểu rõ sự khác nhau về quyền lợi bảo hiểm giữa hai loại bảo hiểm này, đồng thời xác định nhu cầu bảo vệ cũng như khả năng tài chính của mình.
Thêm 2 đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng từ 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Thêm 2 đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng từ 1/7/2025

TTTĐ - Năm 2025 có 8 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức chuẩn trợ cấp xã hội 500.000 đồng/tháng và từ 1/7/2025 thêm 2 trường hợp người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I BHXH & Đời sống

Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I

TTTĐ - Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán (BHXH Việt Nam) được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I (TP Hà Nội).
Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Thêm lựa chọn để hưởng lương hưu cao hơn BHXH & Đời sống

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Thêm lựa chọn để hưởng lương hưu cao hơn

TTTĐ - Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực sẽ bổ sung một chương quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động...
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam BHXH & Đời sống

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

TTTĐ - Sau sắp xếp, từ 1/3/2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo hệ thống 3 cấp, gồm: 14 đơn vị tham mưu tại Trung ương; 35 BHXH khu vực và 350 BHXH liên huyện.
Công bố quyết định công tác cán bộ thuộc BHXH Việt Nam sau sắp xếp BHXH & Đời sống

Công bố quyết định công tác cán bộ thuộc BHXH Việt Nam sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 7/3, tại trụ sở BHXH Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Bùi Văn Khắng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác cán bộ.
Danh sách tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 Bảo hiểm xã hội khu vực BHXH & Đời sống

Danh sách tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 Bảo hiểm xã hội khu vực

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Giúp người lao động an tâm, gắn bó với hệ thống an sinh BHXH & Đời sống

Giúp người lao động an tâm, gắn bó với hệ thống an sinh

TTTĐ - Mặc dù từ ngày 1/7/2025, Luật BHXH sửa đổi mới chính thức có hiệu lực nhưng từ khi Luật BHXH được Quốc hội thông qua, qua các phương tiện thông tin truyền thông, người lao động đã nắm được những chính sách mới khuyến khích người lao động ở lại hệ thống để có cơ hội hưởng lương hưu, thay vì nhận BHXH một lần.
Đến năm 2030, 100% người cao tuổi có thẻ BHYT BHXH & Đời sống

Đến năm 2030, 100% người cao tuổi có thẻ BHYT

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu tại Quyết định số 383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về người cao tuổi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Xem thêm