Thả muỗi vằn tại TP. Nha Trang để phòng sốt xuất huyết và Zika
![]() |
Theo đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại thành phố Nha Trang” vừa được Bộ Y tế phê duyệt, từ tháng 3/2017, muỗi vằn Aedes aegypti mang Wolbachia sẽ được thả tại 4 phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường, Phước Long của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Khu vực thả muỗi ngày có khoảng 12.600 hộ gia đình sinh sống với 55.900 người. Wolbachia là một loại vi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây sốt xuất huyết và Zika, nhưng muỗi vằn trong tự nhiên lại không mang Wolbachia.
Khi muỗi cái tự nhiên giao phối với muỗi đực mang Wolbachia, trứng đẻ ra sẽ không phát triển được thành muỗi. Còn muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực tự nhiên hay muỗi đực mang Wolbachia đều sinh ra trứng có khả năng phát triển thành muỗi mang Wolbachia.
Với việc nhân giống và thả ra môi trường loại muỗi vằn mang Wolbachia, các nhà khoa học hy vọng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ thay thế dần loại muỗi vằn tự nhiên.
Năm 2013, muỗi vằn mang Wolbachia đã được thả thí điểm tại đảo Trí Nguyên (Hòn Miễu, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang). Từ đó tới nay trên đảo Trí Nguyên không có dịch sốt xuất huyết, dù năm 2015 và 2016 tại TP. Nha Trang có dịch sốt xuất huyết lớn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép

Ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em 2025

Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng

Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin

Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em
