Techfest Vietnam 2022: Sớm hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Đó là các cuộc tọa đàm “Bản đồ thiết kế tương lai hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam”, “Đào tạo đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục - đào tạo: Đường đến tương lai cùng Metaverse - from University to Metaversity”, và “Tài sản số: Chìa khoá mở cửa trong nền kinh tế số”.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia đến năm 2025 (còn gọi là Đề án 844). Năm 2021, đề án được điều chỉnh tại Nghị định số 188/NĐ-CP, chú trọng “Thế hệ mới” góp phần kiến tạo và thúc đẩy phát triển Hỗ trợ hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia; Kết nối Quốc tế, liên kết mạng lưới các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương… kiến tạo các điểm kết nối toàn cầu, mở ra cơ hội cho khởi nghiệp; Làm cơ sở để tận dụng các cơ hội, xu thế, sức mạnh của thời đại để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số.
Ông Phạm Tuấn Anh - CIO Tổng công ty Becamex IDC (bìa phải) |
Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN, cho biết: Techfest Vietnam có từ năm 2015, sau khi đoàn công tác của bộ đi tham dự sự kiện tương tự tại Hà Lan, một sự kiện có tới 14.000 người tham dự đến từ nhiều nước trên thế giới.
“Sự kiện lần này tại Bình Dương có những nét hao hao tại Hà Lan, vì có một trung tâm tổ chức sự kiện, là dịp hết sức thuận lợi để nhìn lại, tổng kết một năm thực hiện ĐMST”, ông Tùng bày tỏ.
Thứ trưởng Bộ KH&CN rất mong dịp này các làng công nghệ chia sẻ thông tin, nguồn lực, ý tưởng để giúp hoàn thiện nhanh hệ sinh thái ĐMST trong thời gian tới. Đồng thời cho biết vào tháng 3/2023, sự kiện Techfest Vietnam sẽ tổ chức tại Quảng Nam.
Chủ trì tọa đàm, ông Abraham Nguyễn Quang Huy - Chủ tịch Hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST Việt Nam, Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc (VIKO30), chia sẻ: “Đây là thời điểm thích hợp để các bên tham gia hệ sinh thái cùng nhau nhìn lại và thiết kế mở cho hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST mở trong tương lai.
Ông Lê Nhật Quang - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Quốc gia TP HCM |
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thông qua diễn đàn, chúng ta kết nối và phân vai rõ nét hơn, xây dựng niềm tin, niềm hy vọng và trên hết là nỗ lực “vì yêu” Cộng động khởi nghiệp, doanh nhân, doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam ta, cùng nhau xây dựng Văn hoá Khởi nghiệp ĐMST”.
Trong khi đó, ông Phạm Tuấn Anh - CIO Tổng công ty Becamex IDC cho biết việc ĐMST phải diễn ra liên tục, thường xuyên và phải có độ mở. “Với Becamex đã thực hiện đổi mới sáng tạo thời gian qua và vẫn đang tiếp tục thực hiện. Becamex đã xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo nhằm kết nối với các nguồn lực tại địa phương, cũng như với các đối tác trên thế giới”, ông Tuấn Anh chia sẻ tại tọa đàm.
Đổi mới sáng tạo nhìn từ phía đại học, ông Lê Nhật Quang - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng đối với đại học, trong cách tiếp cận trực tiếp các chương trình hỗ trợ ĐMST thấy còn thiếu vắng. Tương lai nên mở thêm một số Làng tập trung cho các bạn sinh viên.
Đại diện các làng công nghệ ký cam kết bắt tay hoàn thiện hệ sinh thái ĐMST mở |
Như vậy, Techfest sẽ phát triển, hoàn thiện thêm một hướng mới. Vì sinh viên là nguồn lực cho sự đổi mới, sự phát triển. Tương lai của đại học bắt buộc phải mở. Nếu không mở sẽ tụt hậu. Đồng thời phải có sự liên kết chặt với các doanh nghiệp trong việc đạo tạo, nghiên cứu…
Để Việt Nam hoàn thiện hệ sinh thái Khởi nghiệp DDMST, ông James Yun - Chủ tịch JJR Forest LLC, cho rằng nên áp dụng 3 điều mà Hàn Quốc đã áp dụng trong suốt 20 năm qua và thành công.
Đầu tiên, việc quan trọng trong hệ sinh thái là xây dựng được cộng đồng nhà đầu tư; cần có sự gặp gỡ để trao đổi cơ hội giữa nhà đầu tư và khởi nghiệp; và Chính phủ phải tạo ra những hành lang pháp lý để tạo điều kiện thông thoáng cho cộng đồng khởi nghiệp.
Trước khi bắt đầu tọa đàm, đại diện các làng công nghệ ký cam kết bắt tay nhau hoàn thiện hệ sinh thái ĐMST mở.