Tag

Tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố

Kinh tế 25/10/2021 23:58
aa
TTTĐ - Hà Nội sẽ ban hành kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025. Qua đó, kế hoạch nhằm tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố.
Phụ nữ Thủ đô nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP “Chợ đêm trên mây” thu hút người tiêu dùng vì “mua lẻ còn rẻ hơn mua buôn” Huyện Quốc Oai có thêm 31 sản phẩm OCOP được gắn sao Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP

Xây dựng sản phẩm OCOP cho du lịch

Hà Nội là địa phương thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả cao với 1.050 sản phẩm đã được UBND thành phố công nhận. Tuy nhiên, trong 6 nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, lĩnh vực “dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng” vẫn chưa có sản phẩm nào đạt chứng nhận OCOP. Do đó, xây dựng sản phẩm OCOP cho du lịch là một trong những mục tiêu Hà Nội hướng tới trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP năm 2021 và những năm tiếp theo.

Thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, các sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Hà Nội đã chú trọng khai thác yếu tố văn hóa, văn minh lúa nước của vùng đồng bằng Bắc bộ; Du lịch nông nghiệp kết hợp tham quan di sản văn hóa, làng nghề; Khai thác mô hình trang trại đồng quê phục vụ hoạt động du lịch học đường, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu vực ngoại thành.

Đơn cử như trang trại Đồng quê xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) trước khi có dịch Covid-19 thu hút khá đông du khách đến tham quan, trải nghiệm, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, chủ trang trại cho biết đã đầu tư 8 tỷ đồng để xây dựng mô hình trang trại mang đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Bộ.

Trên diện tích 2ha, trang trại có nhiều hoạt động như: Trải nghiệm cách nuôi ong lấy mật; Hái và sao chè khô; Nuôi đà điểu, dê, thỏ; Trồng và hái các loại rau rừng; Cấy lúa, úp nơm, bắt cá… Vừa sản xuất nông nghiệp, vừa đón khách tham quan, mỗi năm, trang trại đón hàng chục nghìn lượt du khách, doanh thu đạt khoảng 2 tỷ đồng.

Tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố
Các sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Hà Nội đã chú trọng khai thác yếu tố văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Trên địa bàn thành phố hiện có 11 trang trại hoạt động kinh doanh theo hướng du lịch trải nghiệm, sinh thái, như: Trang trại Đồng quê Ba Vì; Nông trại Dê Trắng (huyện Ba Vì); Trang trại Học đường Vạn An (huyện Thanh Trì); Trang trại Hoa cây cảnh Thăng Long (huyện Phúc Thọ)...

Thành phố cũng có 4 hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành kết hợp với giáo dục trải nghiệm là: Hợp tác xã Rau hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn); Hợp tác xã Rau Đường Lâm (Sơn Tây); Hợp tác xã Trải nghiệm xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa); Hợp tác xã Hoa, cây cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín).

Trong tổng số 1.350 làng có nghề ở Hà Nội, thời điểm hiện tại đã có 17 làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Làng gốm sứ Bát Tràng; Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm); Điêu khắc, mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); Thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái, lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín); Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh)…

Với bề dày lịch sử, văn hóa và nhiều di sản, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ngoại thành Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trên thực tế, đã có nhiều khu du lịch trở thành điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, như: Chùa Hương (huyện Mỹ Đức); Làng cổ Đường Lâm, đền Và (thị xã Sơn Tây); Khu đền Hạ, đền Trung, đền Thượng (huyện Ba Vì); Đền thờ Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín); Đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh)… Đây là lợi thế rất lớn để Hà Nội phát triển du lịch cũng như kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP.

Tạo động lực hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn, làng nghề

Chương trình OCOP của Hà Nội được thực hiện với 6 nhóm: Thực phẩm; Đồ uống; Thảo dược; Vải - may mặc; Lưu niệm - nội thất - trang trí; Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Tuy nhiên, từ khi triển khai đến nay vẫn thiếu vắng nhóm sản phẩm về dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình Nông thôn mới Hà Nội, năm 2021 có 547 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP của Hà Nội. Trong đó, có 8 sản phẩm đăng ký thuộc nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng là các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm sản phẩm OCOP về du lịch; Các tiêu chí để đánh giá cụ thể đối với sản phẩm này.

Tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố
Việc các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP là hướng đi đúng để chuẩn hóa và phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gần 2 năm nay, hoạt động du lịch giảm sút nghiêm trọng, nhiều đơn vị gặp khó khăn nên chưa mặn mà với việc nâng cấp và tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm. “Hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhưng chúng tôi còn lúng túng trong việc chuẩn hóa thành sản phẩm OCOP theo đúng quy trình”, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Hợp tác xã Hoa, cây cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín) cho biết.

Việc các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP là hướng đi đúng để chuẩn hóa và phát triển. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội. Khi sản phẩm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP sẽ được nhiều du khách biết đến…

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ những điểm có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống; Xây dựng cơ chế và thực hiện chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn, làng nghề.

Cụ thể, Hà Nội sẽ ban hành kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025; Chính sách thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; Xúc tiến quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa; Hỗ trợ đào tạo cho người dân làm du lịch... Qua đó tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

TTTĐ - Việc giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp để quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" này.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Khu công nghiệp ôtô Chu Lai Trường Hải mở rộng được đầu tư 1.400 tỷ đồng Kinh tế

Khu công nghiệp ôtô Chu Lai Trường Hải mở rộng được đầu tư 1.400 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chính thức thông qua chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Khu công nghiệp (KCN) cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng, với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và thêm chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới Doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

Sáng 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp giải trình, tiếp thu ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Hướng đi cho sự tăng trưởng của ngành Công thương TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Hướng đi cho sự tăng trưởng của ngành Công thương TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 8/5, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 4; nhiệm vụ, giải pháp tháng 5/2025. Tại đây, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
4 tháng đầu năm, Hải Dương thu hút FDI và DDI vượt chỉ tiêu Kinh tế

4 tháng đầu năm, Hải Dương thu hút FDI và DDI vượt chỉ tiêu

TTTĐ - 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Hải Dương thu hút DDI hơn 8.600 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2024 và thu hút FDI đạt 157,7 triệu USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Xem thêm