Tag
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Tạo bứt phá mới từ phát triển khoa học, công nghệ

Công nghệ số 20/06/2024 10:57
aa
TTTĐ - Các giải pháp để khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột phát triển thành phố trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cho thấy những định hướng, tầm nhìn mới của Hà Nội.
Đưa Hà Nội thành địa phương dẫn đầu cả nước về ươm tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Phát triển khoa học, công nghệ để “tăng tốc, bứt phá”

Yếu tố trụ cột mang tính nền tảng

Kết luận số 80-KL/TƯ về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và “Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” của Bộ Chính trị nhấn mạnh, KHCN, đổi mới sáng tạo cùng nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.

Tạo bứt phá mới từ phát triển khoa học, công nghệ
Quy hoạch Thủ đô đưa ra các giải pháp để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột phát triển

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân.

Chính vì thế, thời gian qua, TP Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đến nay, việc triển khai chuyển đổi số của Hà Nội bước đầu đạt một số kết quả, Chính quyền số từng bước được triển khai. Việc xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh bảo đảm các điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác.

Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô phát triển tốt, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, Hà Nội phấn đấu hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025; hình thành 10 nhóm sản phẩm công nghệ số là sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án số 06 trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước.

Cụ thể, đến nay, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc triển khai thí điểm hồ sơ sức khỏe điện tử; đưa vào vận hành hệ thống thẻ vé điện tử trên xe buýt, thực hiện triển khai thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại 57 điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh triển khai cấp Lý lịch tư pháp qua VNeID…

Người dân tìm hiểu mô hình chuyển đổi số trên địa bàn quận Long Biên
Người dân tìm hiểu mô hình chuyển đổi số trên địa bàn quận Long Biên

Đáng chú ý, theo dự kiến, ngày 28/6/2024, UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức lễ công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ gồm: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi), Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Cấp lý lịch tư pháp trên VNeID, Hệ thống E-Cabinet; đồng thời, sẽ công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành các ứng dụng này và trình chiếu “Câu chuyện chuyển đổi số và một số kết quả trong triển khai Đề án 06 Chính phủ”.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, thời gian tới, thành phố tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế…

Bên cạnh một số kết quả ban đầu, quá trình triển khai chuyển đổi số của Hà Nội còn một số hạn chế như: Dữ liệu số chưa được hoàn thiện và khai thác hiệu quả, việc phân tích dữ liệu thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành chưa được triển khai; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số cơ quan của thành phố còn hạn chế…

Thực tế, trong Quy hoạch Thủ đô, thành phố Hà Nội đã nhận diện được tiềm năng, thuận lợi và cả khó khăn để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Thành phố hiện có khoảng 80% trường đại học, viện nghiên cứu cả nước và 278 tổ chức KHCN. Tuy nhiên, KHCN của thành phố vẫn chưa thu hút được đội ngũ nhân tài cùng hợp tác xây dựng và phát triển Thủ đô; các tổ chức KHCN hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đầu tư cho hoạt động KHCN từ khu vực tư nhân còn hạn chế; hạ tầng KHCN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ tuy phát triển nhưng chưa tương xứng tiềm năng.

7 giải pháp thể hiện tầm nhìn mới

Để giải quyết những “điểm nghẽn” kể trên, Quy hoạch Thủ đô đặt ra mục tiêu, giải pháp phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo nhằm đưa Hà Nội trở thành trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới theo chủ trương, định hướng của Trung ương.

7 giải pháp đưa ra đã thể hiện tầm nhìn mới phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo của thành phố Hà Nội. Cụ thể, Quy hoạch Thủ đô hướng tới hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật phù hợp cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, dỡ bỏ các rào cản hành chính hóa hoạt động KHCN trên địa bàn Thủ đô…

Tạo bứt phá mới từ phát triển khoa học, công nghệ

Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào xây dựng và thiết lập hạ tầng công nghệ thông minh, hạ tầng thông tin đô thị thông minh, sử dụng các công nghệ số mới, phục vụ đắc lực cho các cấp chính quyền trong công việc hàng ngày, đồng thời phục vụ cho toàn cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong cuộc sống và kinh doanh…

Đáng chú ý, Hà Nội đẩy mạnh thu hút nguồn lực phát triển KHCN Thủ đô; bảo đảm chi cho KHCN và đổi mới sáng tạo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển KHCN…

Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra giải pháp Hà Nội có chính sách ưu đãi đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ KHCN thực hiện theo quy định của pháp luật về KHCN. Thu nhập của chuyên gia, nhà khoa học từ việc chủ trì nhiệm vụ KHCN trọng điểm của Thủ đô được xác định là thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân.

Doanh nghiệp, tổ chức KHCN được hỗ trợ từ ngân sách của thành phố để mua sắm, vận hành máy móc, thiết bị phục vụ nhiệm vụ KHCN trọng điểm của Thủ đô; được nhận chuyển giao không bồi hoàn tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ KHCN và doanh nghiệp được hưởng ưu đãi tương tự như doanh nghiệp công nghệ cao trong thời gian thực hiện nhiệm vụ KHCN trọng điểm của Thủ đô…

Những giải pháp về KHCN trong Quy hoạch Thủ đô cho thấy, thành phố Hà Nội đã có “tầm nhìn mới - tư duy mới”. Khi hoàn thiện và được phê duyệt thông qua, Quy hoạch Thủ đô sẽ tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới” đối với lĩnh vực KHCN và đổi mới sáng tạo với Hà Nội và cả nước. Điều này đã đi đúng với tinh thần Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24/5/2024 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đọc thêm

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số Công nghệ số

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số

TTTĐ - Ở nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, phường Xuân Khánh có 3.939 hộ dân với 18.642 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Nùng và nhiều cơ quan hành chính, trường đại học, văn phòng báo chí nên đổi mới để không ngừng nâng cao đời sống người dân luôn là yêu cầu bức thiết với đặc thù riêng. Gần đây, phường đạt được nhiều kết quả thiết thực nhờ ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, vận động toàn dân tham gia.
Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp Công nghệ số

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp

TTTĐ - Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp mà còn giúp tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Xem thêm