Tag

Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70%

Sức khỏe 13/06/2020 21:32
aa
TTTĐ - Tổng cục Dân số đã xây dựng Đề án tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu là tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%; mở rộng dịch vụ tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 2 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 4 loại bệnh tật...

Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70%

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2020

Sức khoẻ bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới nắng nóng 40 độ C đang tiến triển tốt

Củng cố, hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức năng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh nhân BN91 đã có thể ngồi xe lăn

Bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số (Tổng cục Dân số), thay mặt Ban soạn thảo Đề án cho biết: "Đề án có mục tiêu chính nhằm phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số".

Một số chỉ tiêu cụ thể của Đề án như: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%.

Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70%; Mở rộng dịch vụ tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 2 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 4 loại bệnh tật.

Đồng thời, tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%; Mở rộng dịch vụ tầm soát sơ sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 3 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 5 loại bệnh tật.

Ngoài ra, Đề án phấn đấu giảm số cặp tảo hôn để đến năm 2025 còn 15% và đến năm 2030 còn 10%; Giảm số cặp hôn nhân cận huyết thống để đến năm 2025 còn 3% và đến năm 2030 còn 2%; Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng...

Theo bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Đề án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030 trên toàn quốc. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Đề án chú trọng việc tăng cường truyền thông vận động lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng để chỉ đạo, lãnh đạo và giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tăng cường vận động cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư nguồn lực và huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh....

Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Xây dựng và hoàn thiện các quy định về chuyên môn và quản lý dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tới cộng đồng.

Góp ý về Đề án, các đại biểu cho rằng, đây là một Đề án rất nhân văn, mấu chốt giúp nâng cao chất lượng dân số. Chính vì vậy, Đề án được thông qua sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số cũng như thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Cùng với đó, các chuyên gia cũng đưa ra một vài ý kiến góp ý để Đề án hoàn thiện hơn. Chẳng hạn, cần có sự chuẩn bị nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng thực hiện tốt các nội dung trong Đề án; Một số nội dung nên tiến hành thí điểm, làm từng địa bàn trước, sau đó mới tiến hành đại trà trên phạm vi cả nước sẽ đem lại hiệu quả cao hơn; Các mặt bệnh trong phạm vi Đề án cần có mục tiêu và hệ thống các giải pháp cụ thể, không giống nhau giữa các bệnh; Củng cố hệ thống y tế cơ sở để đáp ứng yêu cầu của Đề án...

Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Đọc thêm

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế Tin Y tế

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

TTTĐ - Ngày 7/5, TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có trao đổi với báo chí liên quan đến các vụ việc bạo hành cán bộ, nhân viên y tế xảy ra thời gian gần đây.
Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam Tin Y tế

Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam

TTTĐ - Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) đánh dấu cột mốc trong việc tăng cường hợp tác toàn diện nhằm nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và năng lực nghiên cứu y học của cán bộ y tế của Bệnh viện.
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 2056/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2025 với chủ đề: “Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững”.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân Tin Y tế

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân

TTTĐ - Ngày 7/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân Tin Y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân

TTTĐ - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, việc miễn viện phí cho toàn dân là chủ trương rất lớn, nhân văn, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta trong việc chăm nom sức khỏe cho người dân...
Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Tin Y tế

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 2047/SYT-NVD ngày 5/5/2025 gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội; Phòng Y tế quận, huyện, thị xã; các cơ sở sản xuất, công bố, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố.
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5 Tin Y tế

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5

TTTĐ - Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5, ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025. Báo cáo cho thấy, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là bệnh sởi và tay chân miệng.
“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng Tin Y tế

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dập nát đôi chân.
Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược Tin Y tế

Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược

TTTĐ - Ngày 6/5, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2054/SYT-NVD về việc triển khai quét mã QR đăng ký tài khoản kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược quốc gia.
Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg Tin Y tế

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u ruột non khổng lồ hiếm gặp, nặng gần 4kg, cùng đoạn đại tràng trong ổ bụng.
Xem thêm