Tag

Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Nông thôn mới 05/02/2020 18:30
aa
TTTĐ – Từ hôm nay (5/2) đợt lấy nước thứ 2 cho gieo cấy vụ Xuân 2020 đã bắt đầu. Để bổ sung nguồn nước cho hệ thống sông phục vụ nhân dân lấy nước gieo cấy, trong hai ngày qua, các hồ chứa thủy điện đã tăng cường phát điện. Dự kiến, đợt lấy nước thứ 2 sẽ kéo dài 8 ngày (từ ngày 5 - 12/2/2020).

Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Người dân tại các địa phương tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Bài liên quan

Gần 70% diện tích gieo cấy trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có nước

Hà Nội tập trung cao độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tiến hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Hà Nội: Bảo đảm trữ nước phục vụ gieo cấy

Diện tích gieo cấy có nước của Hà Nội đạt khoảng 67%

Tính đến ngày 4/2, ba hồ chứa thủy điện cung cấp nước chống hạn chính cho vụ Xuân 2020 là: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, đã xả tổng cộng 1.026,3 triệu mét khối nước nhằm bổ sung nguồn nước cho gieo cấy. Trong đó, riêng hồ Hòa Bình đã xả 632,7 triệu mét khối nước.

Nhờ nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, đến nay, đã có khoảng 480.058ha diện tích canh tác vụ Xuân 2020 của 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) đã có nước, đạt gần 90,4% kế hoạch. Trong đó, có 3 địa phương đã lấy đủ nước là: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng.

Cụ thể, ba tỉnh, thành phố lấy đủ nước là Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng. Trong khi, tỷ lệ ruộng đồng có nước của các địa phương khác cũng đạt rất cao. Cụ thể là: Phú Thọ (89%), Bắc Ninh (90%), Hưng Yên (98%), Hải Dương (88%), Thái Bình (99%), Nam Định (94%), Ninh Bình (92%).

Riêng TP Hà Nội, diện tích có nước gieo cấy vụ Xuân 2020 đến sáng 5/2 đạt trên 64.670ha, bằng gần 72% kế hoạch. Trong đó, nhiều địa phương đã cơ bản lấy đủ nước như: Nam Từ Liêm, Đan Phượng, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Thanh Trì.

Hiện, thành phố đang tiếp tục chỉ đạo 4 doanh nghiệp thủy lợi vận hành 179 trạm bơm, với tổng số 300 tổ máy bơm các loại; tổng công suất 396.500m3/h, tập trung lấy nước, trữ nước vào hệ thống kênh mương, ruộng đồng, phục vụ đổ ải, gieo cấy vụ Xuân…

Cùng với tổ chức lấy nước, Hà Nội cũng chỉ đạo các quận, huyện, thị xã vận động nông dân tích cực xuống đồng sản xuất. Đến nay, diện tích canh tác vụ Xuân 2020 được làm đất đã đạt khoảng 52.190ha (bằng 58% kế hoạch). Bà con nhân dân tại một số huyện trên địa bàn thành phố đã tiến hành gieo cấy được trên 16.100ha, đạt gần 18% kế hoạch sản xuất.

Bà con nhân dân tại một số huyện trên địa bàn thành phố đã tiến hành gieo cấy được trên 16.100ha, đạt gần 18% kế hoạch sản xuất
Bà con nhân dân tại một số huyện trên địa bàn thành phố đã tiến hành gieo cấy được trên 16.100ha, đạt gần 18% kế hoạch sản xuất

Trên cơ sở cân đối nhu cầu và khả năng lấy nước của các khu vực từ dòng chảy bổ sung tại các hồ chứa thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ nguyên thời gian lấy nước tổng cộng 8 ngày (từ 0 giờ ngày 5/2 đến 24 giờ ngày 12/2/2020).

Tuy nhiên, Bộ sẽ điều chỉnh mực nước hệ thống sông Hồng trong đợt lấy nước thứ 2. Cụ thể: Từ 0 giờ ngày 5/2 đến 24 giờ ngày 7/2 (3 ngày đầu đợt lấy nước) và từ 0 giờ ngày 11/2 đến 24 giờ ngày 12/2 (2 ngày cuối): Tại Trạm Thủy văn Sơn Tây đạt từ 2,5m; Từ 0 giờ ngày 8/2 đến 24 giờ ngày 10/2 (3 ngày): Tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt từ 2m.

Để công tác lấy nước đạt hiệu quả cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường tổ chức lấy nước để bảo đảm hoàn thành kế hoạch lấy nước trong đợt 2. Đặc biệt chú ý ở các khu vực hiện có diện tích đủ nước thấp như: thành phố Hà Nội (các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Gia Lâm, Quốc Oai); tỉnh Hưng Yên (các huyện: Mỹ Hào, Ân Thi); tỉnh Hải Dương (các huyện: Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách)… Cùng với đó, các tỉnh, thành phố cần tổ chức vận động, hướng dẫn bà con nông dân tập trung thực hiện việc làm đất, chống thất thoát nước cho những diện tích đã được cấp đủ nước.

Chủ động các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu

Trước những khó khăn, thách thức do thời tiết gây ra trong những năm vừa qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó Hà Nội đã chủ động chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng tại những vùng cao, khó tiếp cận được nguồn nước.

Cụ thể, ngay trong năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã khuyến cáo nông dân tập trung cấy trà xuân muộn, bắt đầu từ ngày 4/2 và hoàn thành trước ngày 5/3. Thời gian gieo sạ bắt đầu từ ngày 10/2 đến ngày 20/2; không gieo cấy vào những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C… Cùng với đó, nhiều nơi trên địa bàn thành phố đã chủ động thực hiện các giải pháp sản xuất vụ xuân theo đặc thù địa phương.

Các địa phương đang tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy
Các địa phương đang tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), vụ xuân 2020, huyện tiếp tục hỗ trợ nông dân kinh phí cấy lúa bằng máy, chuyển đổi mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao và trồng mới cây ăn quả… Tương tự, các huyện: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn… đã chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa gặp khó khăn về nguồn nước sang trồng các loại cây rau màu, cây trồng sử dụng ít nước nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, các huyện cũng lưu ý nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng phải gắn dự báo nhu cầu của thị trường...

Nói về những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng chí Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chuyển đổi 7.747ha và dự kiến trong năm 2020 sẽ chuyển đổi thêm 660ha đất trồng lúa khó khăn về nguồn nước sang cây trồng cạn, ít tiêu hao nước.

Đồng thời, Sở cũng tham mưu UBND thành phố đầu tư xây dựng hệ thống lấy nước không phụ thuộc nguồn điều tiết của các hồ thủy điện; tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích nông dân canh tác lúa sinh thái, quản lý dịch hại tổng hợp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ nữa, những hiện tượng thời tiết cực đoan, trái với quy luật đang từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực tới ngành Nông nghiệp và người nông dân. Thực tế này đòi hỏi ngành Nông nghiệp Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung cần chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp ứng phó, thích nghi cả trước mắt và dài hạn, để hạn chế thấp nhất thiệt hại, bảo đảm phát triển bền vững.

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Xem thêm