Tag

Tám ý tưởng vì một nền kinh tế APEC không để ai bị bỏ lại phía sau

Kinh tế 30/10/2017 09:25
aa
TTTĐ.VN - Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chuẩn bị họp mặt tại Đà Nẵng, Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức là sự chênh lệch giàu nghèo trong khu vực đang nới rộng. Sau nhiều thập kỷ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng, mang lại lợi ích chung cho mọi người, ngày nay châu Á đang dần trở thành khu vực có sự phân hóa rõ ràng về kinh tế và xã hội.

Tám ý tưởng vì một nền kinh tế APEC không để ai bị bỏ lại phía sau

Hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng lần này là cơ hội để các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế thẳng thắn nhìn lại các chính sách, mô hình tăng trưởng và sự thất bại của chúng trong việc tiến tới thịnh vượng chung. Các chính sách này chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho một nhóm nhỏ trong khi hàng triệu phụ nữ, công nhân và nông dân đang bị tụt lại phía sau.

Được xây dựng dựa trên các ước tính về thu nhập của hộ gia đình, tại châu Á Thái Bình Dương, hệ số Gini về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng từ 0,37 thành 0,48 trong giai đoạn 1990-2014, tăng gần 30% trong giai đoạn chưa đầy ba thập kỷ. Cụ thể, tại In-đô-nê-xia, bốn người giàu nhất có khối tài sản lớn hơn 100 triệu người nghèo nhất. Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực. Tương tự, tại Thái Lan, 1% những cá nhân giàu có sở hữu 56% khối tài sản quốc gia. Tại In-đô-nê-xia, 1% tổng dân số nắm giữ nửa tổng tài sản của toàn nước.


Tám ý tưởng vì một nền kinh tế APEC không để ai bị bỏ lại phía sau
Babeth Ngọc Hân Lefur - Giám đốc Quốc Gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.


Trước những tuyên bố chính trị và diễn ngôn lặp lại về tăng trưởng bao trùm, chúng ta cần tự hỏi vì sao điều trái ngược vẫn đang diễn ra? Có bốn nguyên nhân chính để giải thích cho vấn đề này.


Một là, mô hình kinh tế trong khu vực đang chuyển lợi ích của phụ nữ, công nhân, nông dân, ngư dân và người sản xuất nhỏ sang cho các thế lực cao hơn. Thay vì mở rộng tiếp cận đất đai và những nguồn lực sản xuất khác cho nhóm phụ nữ, công nhân và người dân nghèo, mô hình kinh tế hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu cho một vài cá nhân thâu tóm những nguồn lực này.

Hai là phụ nữ thường bị phân biệt đối xử trong lao động việc làm. Việc phụ nữ phải gánh chịu việc làm không được trả công và những công việc trả lương thấp đang làm trầm trọng hóa vấn đề bất bình đẳng giới. Mặc dù những công việc này là cơ sở tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chính hệ thống mà họ đang đóng góp này lại bỏ họ tụt lại phía sau.

Ba là nền tài khóa không công bằng mà ở đó những tập đoàn lớn và cá nhân giàu có không đóng đúng và đủ nghĩa vụ thuế, đang làm ảnh hưởng đến đầu tư công cho các dịch vụ thiết yếu. Chất lượng các dịch vụ công như chăm sóc y tế toàn dân, giáo dục và an sinh xã hội đang có dấu hiệu suy giảm, điều này làm giảm cơ hội cho thế hệ tương lai, phá vỡ vòng xoáy nghèo đói.

Bốn là, người dân không chỉ thiếu tiếp cận với mức lương thỏa đáng, nguồn lực sản xuất và dịch vụ công mà họ còn thiếu cơ hội đóng góp tiếng nói, thiếu khả năng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định. Hầu hết các quyết định về kinh tế được hình thành sau những cánh cửa kín mà thiếu hẳn cơ chế tham gia của các bên liên quan trong đó có người dân.

Các nhà lãnh đạo APEC đều nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm cần phải là trọng tâm thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh lần này. Việt Nam, quốc gia chủ trì cuộc họp năm nay, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội.

Trong bản báo cáo mới nhất của Oxfam với nhan đề “Nhìn nhận lại về tăng trưởng bao trùm ở châu Á- Làm thế nào để APEC vươn tới nền kinh tế không ai bị bỏ lại phía sau”, chúng tôi có tám đề xuất để hiện thực hóa khát vọng của APEC về tăng trưởng bao trùm như sau:

Các nhà lãnh đạo APEC cần nhìn nhận bất bình đẳng đang gia tăng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. Các nhà lãnh đạo nên thông qua các mục tiêu quốc gia với mốc thời gian rõ ràng để giảm khoảng cách giàu nghèo, theo những cam kết của họ tại Mục tiêu Phát triển Bền vững số 10.

Huy động ngân sách là yếu tố then chốt để có thể cung cấp tài chính cho các mục tiêu phát triển bền vững và dịch vụ công. Các nhà lãnh đạo APEC cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng hệ thồng thuế mà ở đó những cá nhân giàu có và tập đoàn phải đóng đúng và đủ nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời chấm dứt tình trạng trốn và tránh thuế. APEC cần thúc đẩy hợp tác trong khu vực và toàn cầu để xóa bỏ xói mòn cơ sở thuế, chuyển lợi nhuận và nâng cao khả năng quản lý thuế.

Các dịch vụ công thiết yếu có khả năng chuyển hóa nghèo đói, vì vậy các quốc gia nên tận dụng nền tảng APEC để tái khẳng định cam kết của mình với việc tăng nguồn lực cho các dịch vụ công thiết yếu như giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Đặc biệt, cần tôn trọng các mục tiêu quốc tế về việc dành ít nhất 15% ngân sách để chi tiêu cho y tế và 20% ngân sách cho giáo dục.

Các nhà lãnh đạo APEC cần thiết lập những quy định về mức lương đủ sống và coi đây là một hợp phần chính trong chiến lược của mình nhằm thúc đẩy phát triển bao trùm và giảm chênh lệch thu nhập theo giới tính. Đồng thời, các chính phủ cần tuân thủ Tuyên bố Bali về Quyền lao động và nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và quyền con người

Hỗ trợ các Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ - APEC nên bảo đảm và mở rộng tiếp cận của phụ nữ với tín dụng và vốn; đầu tư vào việc năng cao năng lực cho phụ nữ, đặc biệt là về phát triển và quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, APEC cần khuyến khích những nền kinh tế thành viên mở rộng và phát triển các dịch vụ công hướng tới mục tiêu hỗ trợ công việc chăm sóc, giảm và tái phân bổ công việc chăm sóc không lương. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ có thể đầu tư thời gian và công sức vào khởi xướng và quản lý doanh nghiệp cũng như mở rộng các lựa chọn về cuộc sống không chỉ ở khía cạnh kinh tế.

Thúc đẩy sự tham gia trực tiếp của công dân trong các trụ cột về tăng trưởng bao trùm của APEC. Các nhà lãnh đạo APEC cần thúc đẩy sự tham gia trực tiếp và tăng quyền của công dân trong cả ba trụ cột về tăng trưởng bao trùm- bao gồm kinh tế, xã hội và tài chính. APEC có thể tạo môi trường thuận lợi để cộng đồng có thể đóng góp vào quá trình ra quyết định và đảm bảo rằng người lao động được đại diện trong các cấu trúc doanh nghiệp.

Thiết lập một cơ chế tham gia cho các nhóm đối tượng khác nhau của APEC sao cho các đại diện từ các tổ chức của người dân và các nhóm xã hội dân sự có thể tham gia và đóng góp vào các tiến trình APEC. Những cơ chế này sẽ minh chứng cho cam kết của APEC về phát triển bao trùm.

Đo lường các tiến triển của việc giảm bất bình đẳng - Mục tiêu Phát triển Bền vững số 10 nêu rằng: Đến năm 2030, dần dần đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập ở mức cao hơn mức trung bình quốc gia cho 40% dân số có thu nhập thấp nhất. Trên cơ sở đó, các nền kinh tế thành viên APEC cần đặt những mục tiêu quốc gia rõ ràng để giảm bất bình đẳng, thu thập các dữ liệu về nhóm có thu nhập và tài sản cao nhất, nhằm đạt được Mục tiêu số 10

Nghèo đói và bất bình đẳng cực đoan không phải do số phận gây ra. Những vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết và xóa bỏ. Các nhà lãnh đạo APEC giữ một vai trò đặc biệt trong việc chấm dứt những vấn đề dai dẳng này bằng việc kiến tạo và thúc đẩy nền kinh tế nhân văn mà ở đó không ai bị bỏ lại phía sau, một thế giới tươi sáng cho các thế hệ sau.

Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Đọc thêm

Bình Thuận: Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 0,77% Kinh tế

Bình Thuận: Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 0,77%

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Thuận trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước.
Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng Thị trường - Tài chính

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng

TTTĐ - Chiều 6/5, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp xử lý mạnh tay đối với vi phạm về hàng hóa kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng...
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Luôn tích cực, chủ động trong chuẩn bị và đàm phán thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Luôn tích cực, chủ động trong chuẩn bị và đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại Nhịp sống phương Nam

KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại

TTTĐ - Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược trong hành trình hơn 30 năm phát triển.
Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản Thị trường - Tài chính

Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đạt kim ngạch 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 88 nghìn lao động Kinh tế

4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 88 nghìn lao động

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ đó, đã có 31,5 nghìn lao động được giải quyết việc làm, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024 Doanh nghiệp

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024

TTTĐ - Ngày 6/5, theo kết quả công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, tỉnh Long An xếp thứ 3 toàn quốc với 72,64 điểm, tăng 1,7 điểm so với năm 2023. Đáng chú ý, trong suốt 20 năm triển khai PCI tại Việt Nam, Long An được xếp vị trí thứ 2 trong nhóm các địa phương cải cách mạnh mẽ và bền bỉ nhất cả nước.
Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi Thị trường - Tài chính

Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi

TTTĐ - Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) vừa ra mắt tính năng Quỹ chung, cho phép nhóm bạn bè, gia đình, cặp đôi hoặc đồng nghiệp dễ dàng góp quỹ, quản lý chi tiêu chung và theo dõi giao dịch trực tiếp trên ứng dụng Cake.
Xem thêm