Tâm ở đâu sự nghiệp ta ở đó - góc nhìn của người làm giáo dục
Nghề giáo luôn được tôn vinh là một nghề cao quý, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh thời đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”.
Nhà giáo dục học Tiệp Khắc Comenxki cũng đã có chia sẻ: “Duới ánh sáng mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học…”.
Nghành giáo dục Việt Nam bên cạnh sự thành công của hệ thống các trường công lập, cũng phải kể đến sự thành công hàng nghìn mô hình trường dân lập trong địa bàn cả nước, mạnh nhất là các trường khu vực Hà Nội từ cấp Mầm non tới Đại học.
Giáo viên mầm non nói riêng - nghành giáo dục mầm non nói chung là môi trường giáo dục đầu đời của trẻ, các cô giáo mầm non là những người “đặt viên gạch đầu tiên” xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, không những phải “dạy” mà còn phải “dỗ” trẻ.
Là một nhà giáo có bề dày 12 năm công tác trong nghành giáo dục mầm non, cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích, hiện đang công tác tại Hệ thống trường Mầm non tư thục Ngôi nhà Montessori Linh Đàm với 7 cơ sở tại các quận nội thành trong thành phố Hà Nội có chia sẻ trong một buổi toạ đàm với giáo viên, nhân viên thuộc hệ thống trường mình: “Trẻ em non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, khi con rời xa vòng tay bố mẹ đến một môi trường mới, các cô giáo mầm non hãy là người thay cha mẹ các em để bao bọc, nâng đỡ, hỗ trợ mọi mặt. Bên cạnh đó, các bé đến trường học là cần được cung cấp những kiến thúc phù hợp với độ tuổi, vì vậy hãy dạy trẻ ít nhất một kiến thức, một kỹ năng mới khi bé tới lớp, dù ít thôi cũng được nhưng phải dạy”.
Quan điểm của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Bích là khi trẻ đến trường, không chỉ dừng lại ở các hoạt động: ăn, ngủ, chơi mà rất cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng ngay từ còn nhỏ.
Cô Ngọc Bích nhấn mạnh rằng: “Tâm ta ở đâu - sự nghiệp ta ở đó” chữ tâm bằng ba chữ tài và người có tâm ắt sẽ có tầm, với nghề giáo viên mầm non, nếu không có tâm, không kiên trì với trẻ thì không nên chọn nghề này. Không có học sinh hư, mà chỉ có cô giáo và ba mẹ chưa đủ kiên trì với trẻ mà thôi.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Bích. Ảnh NVCC |
Cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích ra trường năm 2017, cầm tấm bằng Đại học Sư phạm Mầm non trên tay, cô tham gia giảng dạy công tác tại Trường Mầm non Thực hành Hoa Thuỷ Tiên - một trong ba trường trường thực hành có tiếng của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Sau 3 năm gắn bó tại đây, cô giáo trẻ Ngọc Bích học thêm Thạc sĩ với chuyên nghành Tâm lý giáo dục học, học thêm các khoá đào tạo các Phươmg pháp giáo dục sớm: Giáo viên Montessori quốc tế, Giáo dục ứng dụng mô hình Stem - Steam, Khoa học diệu kỳ, Quản lý mầm non, trường học hạnh phúc…
Sau khi đã có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trực tiếp trẻ mầm non và hướng dẫn sinh viên thực tập, trau dồi thêm các phương pháp giáo dục sớm, cô Ngọc Bích tìm cho mình một hướng đi mới, giảng viên trực tiếp giảng dạy sinh viên hệ mầm non tại Trung cấp Mầm non song song với việc mở trường Mầm non tư thục.
Ngôi trường đầu tiên Ngôi nhà Montessori - Ngôi nhà Tư duy năm 2015 toạ lạc tại khu bán đảo Linh Đàm, được phụ huynh đón nhận và tin tưởng, hiện nay trường vẫn là một địa chỉ tin cậy cho phụ huynh khu vực Linh Đàm và các phường lân cận.
Với nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến, sự đầu tư bài bản về trang thiết bị cơ sở vật chất, sự tận tâm trong việc đào tạo - chuyển đổi kinh nghiệm cho giáo viên nhân viên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích đã mở rộng hệ thống trường mầm non của mình với chuỗi 7 cơ sở lớn mạnh tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội: Các cơ sở Mầm non Việt Anh Montessori tại Hoàng Cầu - Đống Đa, Các cơ sở Mầm non Thế giới Kẹo tại Vinhomes Smart City Tây Mỗ, Nam Từ Liêm.
Với tâm huyết yêu nghề,, sự tận tâm trong công việc, cô giáo Ngọc Bích là một cá nhân điển hình trong giáo dục dân lập khẳng định được cái tâm - cái tầm của mình.
Ngoài các giờ đào tạo giáo viên nhân viên, những buổi tham quan dự giờ, cô Hiệu trưởng tâm huyết ấy cũng thường xuyên “vào vai” cô giáo trực tếp dạy học sinh mầm non của mình.
Đúng như tâm sự của cô: “Tôi luôn quan niệm người giáo dục phải là những người có tâm”, “Tâm ta ở đâu - Sự nghiệp ta ở đó” hy vọng những điểm sáng trong giáo dục sẽ được phát huy và nhân rộng.