Tag

Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Giáo dục 29/09/2020 11:00
aa
Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.
Ông Đặng Ngọc Tùng
Ông Đặng Ngọc Tùng

Được biết, ông là người nắm rất rõ quá trình hình thành của TDTU, xin ông chia sẻ rõ hơn về việc: Cơ quan nào thành lập Trường TDTU, thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Tùng: Thực hiện Chương trình 17-CTr/TU của Thành uỷ TPHCM “Về xây dựng giai cấp công nhân ở TPHCM”, năm 1996, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã họp bàn và quyết định thành lập 3 trường học: Trường Bồi dưỡng Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.

Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết định xin thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường.

Được sự đồng tình ủng hộ của Thành uỷ, UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số QĐ 787/Tg/QĐ ngày 24.9.1997, thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, vốn thành lập 500.000.000 đồng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM - không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia. Văn phòng nhà trường đặt tại số CT-29-30 cư xá Tam Đảo, quận 10, TPHCM (chung với Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) và đi thuê mặt bằng khắp nơi để làm phòng học.

Để bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ và chỉ đạo hiệu quả của tổ chức Công đoàn, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định cử Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT trường và 2 người trong Thường trực tham gia HĐQT trường là bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Huy Cận và bà Hà Thị Là làm thành viên HĐQT.

Ngay từ khi thành lập, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã giao cho trường tự chủ về nhân sự và tài chính, chỉ quản lý Ban giám hiệu và Kế toán trưởng (các vị trí phải là biên chế của tổ chức Công đoàn TP). Do đó, 1 chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ TPHCM được cử về làm Kế toán trưởng của trường; đồng thời chỉ đạo trực tiếp trường qua HĐQT. LĐLĐ TPHCM mời GSTS Khoa học Châu Diệu Ái làm hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông Trương Đình Quý làm hiệu phó.

Năm 1998, bà Hoàng Thị Khánh được điều về làm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM, tôi được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, và được Thường vụ LĐLĐ TP phân công làm Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thầy hiệu trưởng xin từ chức, chỉ còn lại Hiệu phó Trương Đình Quý điều hành. Sau đó, trường gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết tâm giữ vững vì Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng là sở hữu của tổ chức Công đoàn thành phố (tức sở hữu của Tổng LĐLĐVN).

Những năm đầu khó khăn, tôi yêu cầu kế toán trưởng hạch toán lương Chủ tịch là 12.000.000 đồng/tháng và các thành viên khác của LĐLĐ TPHCM 8.000.000 đồng/tháng, cuối năm làm quyết định cấp lại toàn bộ cho trường để mua trang thiết bị thí nghiệm cho trường.

Năm 1999, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định mời toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể theo chủ trương cơ cấu lại của Đại học Quốc gia TPHCM) về biên chế của tổ chức Công đoàn và cử làm “bộ khung” chính của Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng. Lúc này, thầy Bùi Ngọc Thọ là hiệu trưởng và thầy Nguyễn Phước Thành, Đỗ Công Khanh giữ chức hiệu phó. Từ đó, đội ngũ thầy cô giáo dần được củng cố, nhà trường dần ổn định.

Một góc khuôn viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Hoàng Long
Một góc khuôn viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Hoàng Long

Để tạo điều kiện cho trường hoạt động hiệu quả, được biết, ông đã có những quyết định táo bạo và suýt bị kỷ luật?

- Do có chân trong ban đổi mới doanh nghiệp thành phố (TP) nên tôi biết Công ty Dệt may Gia Định làm ăn không hiệu quả cần bán bớt nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, tôi đã xin ý kiến ông Trần Thành Long - Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TP bán nhà xưởng trên cho LĐLĐ TP để Công đoàn TP có nơi xây dựng trụ sở cho trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được sự đồng ý của UBND TP, tôi về bàn với Ban Thường vụ LĐLĐ TP thống nhất mua nhà xưởng trên theo giá chỉ định, không đấu giá công khai. Và năm 1999, LĐLĐ TPHCM cấp cho trường 6.650.000.000 đồng để trường mua nhà xưởng của Công ty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh làm trụ sở chính của trường. Tôi - Đặng Ngọc Tùng - là người đứng tên Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng mua và được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng (thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn).

Vì vội vàng mua nhà xưởng này mà tôi đã bị Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN phê bình là chưa xin ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bằng văn bản, và chưa được sự đồng ý bằng văn bản, tuy trên thực tế, tôi đã xin ý kiến Tổng Liên đoàn (TLĐ) và đã được Chủ tịch Cù Thị Hậu đồng ý. Sau khi mua xong, đập bỏ nhà xưởng cũ để xây dựng cơ sở mới của trường, nhà trường vay vốn kích cầu của UBND TPHCM 37.000.000.000 đồng và của LĐLĐ TPHCM 4.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường tại số 98 Ngô Tất Tố trên 2.870m2 diện tích đất với tòa nhà mới xây cao 5 tầng có 8.715m2 sàn sử dụng, sau đó hoàn trả dần vốn vay.

Có thể nói, từ khi có Ban Giám hiệu từ trường đại học đại cương về lãnh đạo (thầy Bùi Ngọc Thọ, thầy Khanh, thầy Thành) và có cơ sở mới, trường bắt đầu ổn định và có uy tín dần dần.

Ông có thể cho biết, tại sao lại chuyển thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng?

- Với trách nhiệm là Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường, tôi luôn trăn trở làm sao tìm mua đất từ 10-30ha để xây dựng trường xứng tầm. Vì thế, tôi thường xuyên liên hệ với Chủ tịch UBND TPHCM nhờ giúp để tìm mua đất nhưng tổ chức Công đoàn TP không đủ kinh phí để mua. Năm 2001, trong một cuộc họp Thường vụ Thành ủy, tôi đặt thẳng vấn đề với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND TP nhờ giúp đỡ. Ông Võ Viết Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM - bảo với tôi là Thành ủy, UBND TPHCM biết rất rõ là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là của LĐLĐ TPHCM thành lập để thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP. Nhưng vì trường mang danh “dân lập” nên UBND TP không thể trích kinh phí để giúp cho trường được vì sẽ vi phạm luật. Do đó, nếu muốn có đất thì chuyển thành trường bán công thuộc UBND TP thì Ủy ban mới lo được.

Tôi băn khoăn bảo nếu chuyển sang trực thuộc UBND thì tổ chức Công đoàn mất trường sao? Nhưng ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - bảo chỉ là hình thức để giao đất thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”... và bổ sung thêm 2 thành viên (đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và đại diện Sở Tài chính TPHCM) vào HĐQT. Tôi đưa vấn đề này ra bàn trong Ban Thường vụ LĐLĐ TP và tất cả đều thống nhất với chủ trương trên và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM (QĐ/18/2003/TTg-QĐ ngày 28.1.2003).

Giữa năm 2003, UBND TP có chủ trương thu hồi 45ha đất tại phường Tân Phong, quận 7, tôi có đặt vấn đề xin 45ha đất này, nhưng UBND TPHCM không giao hết cho Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng mà chia làm 3, cấp cho 3 trường là trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoản 50.000.000.000 đồng do ngân sách của UBND TP chi trả (thủ tục đền bù giải tỏa giao đất kéo dài mãi đến năm 2008 mới xong Quyết định giao đất số 1479/QĐ-UBNDTP ngày 2.4.2008).

Cuối năm 2003, tôi chuyển công tác ra Hà Nội, nên không làm chủ tịch HĐQT Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng nữa, thay tôi là ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch HĐQT trường từ năm 2004. Năm 2006, ông Bùi Ngọc Thọ nghỉ hưu và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng.

Tại sao lại chuyển Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng LĐLĐVN, thưa ông?

- Thi hành Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH11 ngày 14.6.2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 2.8.2006 của Chính Phủ) sẽ không còn mô hình trường đại học bán công, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chuyển đổi 5 trường đại học bán công sang trường tư thục, trong đó có Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng. Nếu trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyển thành trường đại học tư thục làm sao thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP? Tôi đã bàn thật kỹ với LĐLĐ TPHCM và thống nhất trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN sẽ xin chuyển trường thành trường công trực thuộc Tổng LĐLĐVN, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP lập hồ sơ trình lên Chính phủ, nhưng Thủ tướng không đồng ý vì chủ trương của Chính phủ là chuyển các trường bán công sang tư thục. Lúc đó, tôi và thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh mang hồ sơ qua trình bày tranh thủ sự ủng hộ của ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Minh Triết (vì trước đều là Bí thư Thành ủy chỉ đạo chương trình 17 về xây dựng giai cấp công nhân TP) và cam đoan với Chính phủ là không xin ngân sách Nhà nước mà chỉ xin cơ chế tài chính như trường ngoài công lập (sẽ để trường hoạt động như từ ngày thành lập đến nay).

Được sự đồng tình của ông Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ (tờ trình số 10341/TTr-BGDĐT ngày 27.9.2007), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 chuyển trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thuộc UBND TPHCM, thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng về trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN.

Sau khi có Quyết định 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”, “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng”, cử ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP - làm Chủ tịch Hội đồng trường và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng, tiếp tục giao cho trường tự chủ như từ trước, chỉ quản trực tiếp Ban giám hiệu và qua Hội đồng trường.

Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, đến năm 2013, ông Nguyễn Huy Cận nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN quyết định ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM làm chủ tịch Hội đồng trường. Trong thời gian này, Tổng LĐLĐVN hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển, kể cả cho vay không lãi lần đầu 40.000.000.000 đồng năm 2008, và lần sau 100.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường (đến nay đã hoàn trả xong). Năm 2009, tôi đã trực tiếp xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp gần 70.000.000.000 đồng (trái phiếu Chính phủ) để xây dựng ký túc xá sinh viên đầu tiên của trường tại cơ sở Tân Phong quận 7.

Cuối năm 2013, ông Trần Thanh Hải chuyển công tác về Tổng LĐLĐVN, bà Nguyễn Thị Thu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM. Thi hành Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua số 08/2012/QH13 ngày 8.6.2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 kể từ năm 2014 tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường đại học phải có bằng tiến sĩ, nhưng bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐTP - chưa có bằng tiến sĩ, nên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định cử tôi đại diện cho Tổng LĐLĐVN ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trẻ, năng động, thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh, các thầy hiệu phó Trần Trọng Đạo, Võ Hoàng Duy, Trịnh Minh Huyền… nhà trường đã tiếp tục vay vốn kích cầu của UBND TP và các nguồn vốn khác, từng bước xây dựng được cơ sở khang trang sạch đẹp đúng quy hoạch tại phường Tân Phong, quận 7, TPHCM.

Có thể nói, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cũng đã đóng góp công sức rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất của trường tại cơ sở Tân Phong ở quận 7, TPHCM.

Là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, ông đã tạo điều kiện như thế nào để Trường Tôn Đức Thắng phát triển, thưa ông?

- Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi thường xuyên theo dõi đôn đốc và nhắc nhở Ban giám Hiệu thực hiện thật tốt các chủ trương của tổ chức Công đoàn, của Hội đồng trường tạo điều kiện cho trường phát triển nhanh và nâng cao uy tín của trường mang tên Bác Tôn.

Trong thời gian đó, tôi lần lượt trực tiếp mời các đồng chí lãnh đạo như Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng… về thăm trường.

Tôi và lãnh đạo nhà trường đã kiên trì báo cáo và xin Thành ủy, Chính phủ phần đất mà trước đây TPHCM đã cấp cho Trường Đại học Sài Gòn, nhưng đến năm 2015 vẫn bỏ hoang chưa xây dựng. Tôi đã tranh thủ trình bày và thậm chí tranh luận sôi nổi với ông Đinh La Thăng. Để cuối cùng, tôi và ông Đinh La Thăng bắt tay nhau cùng thực hiện. Tổng LĐLĐVN lo cơ chế, TPHCM lo cấp đất… và ông Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP thực hiện thu hồi đất tạm giao cho trường Đại học Sài Gòn và giao thêm cho trường Đại học Tôn Đức Thắng được thuê 137.576,4m2 đất tiếp giáp ngay phía sau trường. Như vậy, tổng cộng tại Tân Phong, quận 7, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gần 25ha đất.

Ngoài ra, là một Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, nhờ uy tín và quen biết của mình, tôi đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Võ Lâm Phi - Chủ tịch UBND tỉnh - đã đồng ý giao toàn bộ nhà nghỉ Hòn Chồng thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cho trường Đại học Tôn Đức Thắng để mở phân hiệu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Và tôi có lời với ông Huỳnh Đức Hòa - Bí thư tỉnh Lâm Đồng - nên đã xin được gần 40ha đất trên TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng chi nhánh của Đại học Tôn Đức Thắng tại đây.

- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập Trường Đại học Tôn Đức Thắng do tổ chức Công đoàn sáng lập

Vai trò của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc chèo lái, gây dựng nên một Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tên tuổi ...

Cách chức Bí thư Đảng ủy đối với ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Cách chức Bí thư Đảng ủy đối với ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

TTTĐ - Ngày 18/9, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ khối đại học, cao đẳng TPHCM đã công bố Quyết định kỷ luật và thông ...

Đọc thêm

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Xem thêm