Tag

Sử dụng các phương pháp phẫu thuật tạo hình trong điều trị sẹo co kéo ngón tay

Tin Y tế 22/03/2023 09:44
aa
TTTĐ - Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đức Giang đã điều trị sẹo co kéo ngón tay bằng phương pháp tạo hình sử dụng vạt tại chỗ cho bệnh nhi N.T.V (4 tuổi, Yên Viên, Huyện Gia Lâm).
Tạo hình khí quản trên nền bệnh tim bẩm sinh Lần đầu tiên tạo hình ½ lưỡi và sàn miệng bằng vạt đùi trước ngoài vi phẫu Gặp biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật cắt mí mắt tại spa Ca phẫu thuật “tạo hình thực quản bằng đại tràng” cho bé gái bị teo thực quản hiếm gặp

Theo lời kể của người nhà, được biết 2 năm trước đó bệnh nhi bị bỏng nước sôi. Sau khi bị bỏng, trẻ được người nhà sơ cứu và xử lý tại bệnh viện gần nhà. Từ đó đến nay, tình trạng ngón tay bị co, hạn chế vận động tăng dần lên, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ.

Khi đó, người nhà mới đưa trẻ tới khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, BVĐK Đức Giang để thăm khám và điều trị.

Sử dụng các phương pháp phẫu thuật tạo hình trong điều trị sẹo co kéo ngón tay tại BVĐK Đức Giang - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Bệnh nhi nhập viện với tình trạng sẹo co kéo ngón 1,2,3 bàn tay phải

Tại đây, sau khi tư vấn kỹ cho người nhà, trẻ đã được Ths.Bs. Phạm Duy Linh- khoa Phẫu thuật tạo hình phẫu thuật cắt bỏ sẹo, sử dụng các vạt tại chỗ giải phóng tổ chức co, phục hồi lại vận động và khâu thẩm mỹ tái tạo lại vùng da ngón.

Cuộc phẫu thuật thành công sau 2 giờ đồng hồ. Trẻ được theo dõi toàn thân, chăm sóc vệ sinh thay băng hằng ngày và được ra viện sau 5 ngày.

Sau phẫu thuật, để đạt được hiệu quả phục hồi về chức năng và thẩm mỹ mong muốn, trẻ và người nhà cần đặc biệt tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhi nên hạn chế vận động mạnh trong thời gian đầu, chăm sóc vệ sinh vết mổ đúng cách, đồng thời tập phục hồi chức năng sớm, khám lại định kỳ theo lịch hẹn.

Tay bệnh nhi sau phẫu thuật
Tay bệnh nhi sau phẫu thuật

Theo Ths.BS Phạm Duy Linh bàn tay là cấu trúc quan trọng, hoạt động nhiều nhất trên cơ thể con người, vì vậy rất dễ bị tổn thương.

Thương tổn do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân do bỏng thường gặp với nhiều hình thái khác nhau. Trong đó, tổn thương sẹo co ngón ở trẻ nhỏ thường gặp nhất và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng bàn tay.

Hầu hết các phương pháp điều trị từ kinh điển đến hiện đại đều được áp dụng trong phẫu thuật sẹo bỏng bàn - ngón tay.

Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, chúng đều dựa vào những nguyên tắc chung: hợp lý nhất, đơn giản nhất và đem lại hiệu quả về chức năng và thẩm mỹ tốt nhất.

Ths.Bs Phạm Duy Linh cho biết: "Tại khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, BVĐK Đức Giang, tuỳ theo từng mức độ, di chứng mà chúng tôi phẫu thuật cắt sẹo, giải phóng co kéo, giải quyết các tổn thương phối hợp và phục hồi khuyết da bằng các phương pháp tạo hình khác nhau.

Sẹo di chứng bàn tay rất thường gặp. Cản thương gạch nếu không được điều trị tốt ngay từ đầu thì sẽ để lại chứng nặng nề, làm giảm chức năng của bàn tay. Khi phát hiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm. Lựa chọn phương pháp tạo hình phù hợp giúp điều trị Scardi chứng phụt ngón tay cho kết quả tốt về cả chức năng và thẩm mỹ".

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt Tin Y tế

Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt

TTTĐ - Mới đây, bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi Giàng A Hiếu gặp tổn thương nghiêm trọng ở mắt trái sau khi chơi trò súng cao su bắn bi sắt. Các bác sĩ cảnh báo đây là trò chơi rất nguy hiểm có thể gây mù mắt ở trẻ em
Chăm sóc sức khoẻ nha học đường cho 1.300 học sinh Tin Y tế

Chăm sóc sức khoẻ nha học đường cho 1.300 học sinh

TTTĐ - Nhân dịp Tháng sức khỏe răng miệng thế giới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba phối hợp với Trung tâm Y tế quận Long Biên, đồng hành cùng Operation Smile tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho hơn 1.300 học sinh của trường Tiểu học Đoàn Kết.
Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng Tin Y tế

Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện; không có ca tử vong.
Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi Tin Y tế

Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú.
Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng Tin Y tế

Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng

TTTĐ - Ngày 31/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cụ ông B.V.C (72 tuổi, ở Hòa Bình) vừa được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa – một dạng nhiễm ký sinh trùng nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người suy giảm miễn dịch.
Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông Tin Y tế

Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra đột xuất Phòng khám đa khoa An Đông, qua đó phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm.
Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV Tin Y tế

Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV

TTTĐ - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.
Sao Thái Dương ghi dấu ấn tại London, Vương Quốc Anh Tin Y tế

Sao Thái Dương ghi dấu ấn tại London, Vương Quốc Anh

TTTĐ - Hội nghị quốc tế về Y học dự phòng và sức khỏe cộng đồng 2025, Sao Thái Dương chia sẻ kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng pha 2 của công thức TD0019 - Viên vai gáy của Sao Thái Dương.
4 biện pháp trọng tâm để phòng, chống dịch, bệnh sởi hiệu quả Tin Y tế

4 biện pháp trọng tâm để phòng, chống dịch, bệnh sởi hiệu quả

TTTĐ - GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Xác minh sai phạm tại Phòng khám Đa khoa An Đông Tin Y tế

Xác minh sai phạm tại Phòng khám Đa khoa An Đông

TTTĐ - Ngày 28/3, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 390/KCB-QLCL&CĐT gửi Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc tăng cường quản lý công tác khám chữa bệnh.
Xem thêm