Tag

Sống chung an toàn với dịch Covid-19: Áp lực và kinh nghiệm từ các nước

Nhìn ra thế giới 15/10/2021 15:42
aa
TTTĐ - Sau gần 2 năm xuất hiện và diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, đại dịch Covid-19 đến nay vẫn như cơn sóng thần, tấn công hết đợt này tới đợt khác với sự xuất hiện liên tục của những biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tình trạng này đã khiến nhiều quốc gia thay đổi quan điểm ứng phó dịch bệnh từ “Zero Covid-19” (chiến lược dập tắt hoàn toàn dịch bệnh) sang “sống chung an toàn với Covid-19.

Coi là bệnh đặc hữu

Dịch Covid-19 đã khiến Singapore cũng như nhiều quốc gia khác phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp mạnh tay. Quyết định đó đã ảnh hưởng nặng nề đến đảo quốc sư tử. Singapore rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong lịch sử. Chính phủ đã phải tung ra gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá 100 tỷ USD (20% GDP) để vực dậy nền kinh tế.

Do đó, Singapore gần như là quốc gia đầu tiên trên thế giới chuyển mô hình chống dịch từ “Zero Covid-19” sang “sống chung với Covid-19” trên cơ sở coi đây là bệnh đặc hữu.

Tuy nhiên, đảo quốc sư tử chọn cách tiếp cận chậm và chắc. không ồ ạt như một số nước đã dỡ bỏ gần như đồng thời các biện pháp phong tỏa, giãn cách.

Singapore cho du khách 8 quốc gia nhập cảnh không cần cách ly (Ảnh: Changi Airport)
Singapore cho du khách 8 quốc gia nhập cảnh không cần cách ly (Ảnh: Changi Airport)

Singapore thực hiện mở cửa từng bước khi tỷ lệ tiêm chủng được đẩy cao. Cách tiếp cận thận trọng bị đánh giá là kìm hãm đà phục hồi kinh tế, gây ra tâm lý phản kháng trong dân chúng. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ có ích trong dài hạn và có thể sẽ là bài học quý cho nhiều nước đang muốn thoát khỏi tình trạng đóng cửa, từ bỏ chính sách “Zero Covid-19” để chuyển sang thích ứng với sống chung an toàn với đại dịch.

Cho đến nay, đeo khẩu trang, cài ứng dụng truy vết, hạn chế số lượng người trong môi trường nhà hàng vẫn là những quy định mang tính bắt buộc tại Singapore.

“Chung sống với Covid-19 không phải là một hành trình suôn sẻ và dễ dàng. Nhưng chúng ta cũng phải kết nối trở lại với thế giới. Đặc biệt là chúng ta phải tiếp tục mở lại biên giới một cách an toàn”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh.

Quyết định sai lầm

Nước Anh là một trong những quốc gia phương Tây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 với hơn 160.000 ca tử vong.

Khi dịch bệnh mới bùng phát, Chính phủ Anh phải đối mặt với bài toán khó: Cân bằng giữa quyền tự do cá nhân và các biện pháp phong tỏa, giãn cách để phòng chống dịch bệnh.

 Anh là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới (Ảnh: Getty)
Anh là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới (Ảnh: Getty)

Theo báo cáo mới công bố của Quốc hội Anh cho biết, việc Chính phủ và các nhà khoa học nước này đưa ra quyết định ủng hộ chiến lược tạo miễn dịch cộng đồng trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 là “một trong những thất bại y tế cộng đồng lớn nhất” cho tới nay của Vương quốc Anh.

Báo cáo đã chỉ ra một số thất bại ban đầu của Anh là do các nhà khoa học và Chính phủ nước này không cởi mở với các cách tiếp cận hiệu quả đã được thực hiện ở những nơi khác trên thế giới.

Anh chậm đóng cửa vào tháng 3 năm ngoái so với một số quốc gia Châu Âu khác và không thể thực hiện xét nghiệm và truy vết thành công như nhiều quốc gia Châu Á; Đồng thời không sớm áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, điều sẽ giúp giảm sự lây lan của Covid-19 từ du khách.

Thử nghiệm sống chung thận trọng

Từng được xem là tâm dịch Covid-19 tại Châu Á, giờ đây Indonesia cũng đang lên lộ trình để áp dụng trong giai đoạn bình thường mới.

Binh sĩ Indonesia xịt khử trùng lên người dân đến sân vận động tại Tây Java để tiêm -xin Covid-19  Ảnh: AP
Binh sĩ Indonesia xịt khử trùng lên người dân đến sân vận động tại Tây Java để tiêm vắc-xin Covid-19 (Ảnh: AP)

Theo ông Airlangga Hartarto, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia, chính sách hạn chế các hoạt động của người dân, tăng cường xét nghiệm và truy vết, tăng tốc tiêm chủng đã góp phần thành công trong việc giảm tới 94,59% số ca mắc Covid-19 ở nước này từ đỉnh dịch hồi giữa tháng 7.

Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan, Indonesia, cũng cho biết việc mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế đang được tiến hành theo từng giai đoạn, vì Indonesia không muốn điều bất ngờ xảy ra.

Quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn được áp dụng. Nhà hàng và trung tâm mua sắm chỉ có thể mở cửa với 75% công suất, trong khi trường học cho 50% học sinh quay trở lại.

Các chuyến bay phải đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch và xét nghiệm. Trong khi đó, khách quốc tế phải xuất trình bằng chứng về việc đặt phòng khách sạn để cách ly bắt buộc trong 8 ngày, tự chi trả chi phí.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Xem thêm