Tag

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

Giao thông 21/11/2024 16:20
aa
TTTĐ - Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, lộ trình đến năm 2026 bắt buộc xe chở trẻ em phải có thiết bị an toàn.
Hơn 3.000 học sinh, sinh viên được tuyên truyền an toàn giao thông Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

Việc sử dụng dây đai an toàn chưa được chú trọng

Hiện nay xu hướng sử dụng xe ô tô ở nước ta đang tăng nhanh, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, thực trạng việc sử dụng dây đai an toàn, thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô khi tham gia thông chưa được chú trọng thực hiện.

Cần bảo đảm sự an toàn của học sinh trong sử dụng phương tiện giao thông đưa đón các em tới trường. Ảnh: Việt Dũng
Cần bảo đảm sự an toàn của học sinh trong sử dụng phương tiện giao thông đưa đón các em tới trường (Ảnh: Việt Dũng)

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, năm 2023 tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em ở lứa tuổi học sinh trên cả nước xảy ra 2158 vụ, làm chết 1034 người, bị thương 827 người. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, xảy ra 1957 vụ, làm chết 783 người và 2018 người bị thương.

Trước thực trạng trên, việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe ô tô là vấn đề phải được quan tâm.

Trên thới giới, việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đã được thực hiện từ nhiều năm qua như một quy định bắt buộc. Nếu sử dụng thiết bị an toàn trên ô tô khi cho trẻ em tham gia giao thông hoàn toàn có thể hạn chế được những nguy cơ, tổn thương đáng tiếc khi có va chạm hoặc sự cố trong quá trình lưu thông như trong trường hợp xe phanh gấp, cha mẹ tập trung lái xe, trẻ em thì hiếu động tự ý di chuyển khỏi vị trí ngồi…

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 12 tuổi và chiều cao dưới 1,50 m không được ngồi ghế trước, không an toàn cho trẻ. Việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em khi ngồi trên xe ô tô sẽ giúp giảm thiểu các tai nạn, thương tích nặng cho trẻ em từ 25% đến 90%.

Bảo đảm sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô

Để bảo vệ tốt hơn trẻ em khi tham gia giao thông, ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Luật lần này đặc biệt lưu ý, quan tâm đến việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông. Đây là một trong những điểm mới, tiến bộ, quan tâm đến đối tượng tham gia giao thông là trẻ em.

Đồng bộ triển khai các quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông
Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật nhận định, chưa bao giờ chúng ta có một luật về Trật tự an toàn giao thông mà quan tâm nhiều đến bảo vệ đối tượng yếu thế nói chung, bảo vệ trẻ em như Luật lần này. Điều đó được thể hiện ở khoản 4, Điều 4 với quy định là trẻ em là một đối tượng được bảo vệ và được ưu tiên khi tham gia giao thông.

Đáng chú ý, ở khoản 3, Điều 10 của Luật quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em. Cụ thể, khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 m trên xe ô tô thì không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái, trừ loại xe ô tô chỉ có 1 hàng ghế.

Đồng thời, người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, quy định này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026, bởi cần thời gian chuẩn bị các phương án, quy chuẩn.

Theo ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, luật quy định chung về các phương tiện chở trẻ em nên dù xe cá nhân hay công cộng đều phải tuân thủ và dùng các thiết bị an toàn cho trẻ, song quá trình thực hiện vẫn cần lộ trình.

Một số nhận định cho rằng bố mẹ muốn ôm con trên xe, việc này an toàn ngang với các thiết bị nhưng khi thực nghiệm bằng các thiết bị tân tiến thì cho kết quả ngược lại.

"Ở tốc độ 30 km/giờ với trẻ nặng 10 kg thì lực quán tính lên tới 150 kg, người mẹ gần như không thể giữ con mình và nếu va chạm ở tốc độ 60 km/giờ thì lực quán tính lên tới 300 kg, người lớn còn không giữ nổi mình chứ không nói đến trẻ em", ông Minh lấy ví dụ để nhấn mạnh tầm quan trọng khi sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô.

Lực lượng chức năng kiểm tra các điều kiện vận hành xe chở học sinh
Lực lượng chức năng kiểm tra các điều kiện vận hành xe chở học sinh

Đối với quy định của xe ô tô chở trẻ em mầm non và học sinh, luật có một điều khoản riêng biệt về nội dung này. Theo đó, xe ô tô chở trẻ em mầm non và học sinh phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em, thiết bị có chức năng cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe và xe phải có niên hạn sử dụng không quá 20 năm, có màu sơn theo quy định.

Tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã đề xuất xe ô tô chuyên dùng chở trẻ em mầm non và học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe, mặt trước và trên cửa sổ ở 2 cạnh bên xe phải có biển báo dấu hiệu nhận biết đây là xe chở trẻ em mầm non và học sinh.

Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non và học sinh, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết không cần sơn màu vàng đậm tuy nhiên phải có bộ nhận diện là biển báo dấu hiệu nhận biết xe chở trẻ em mầm non và học sinh đặt ở mặt trước và cửa sổ ở hai cạnh bên của xe.

Đồng thời, khi đưa đón trẻ em và học sinh, phải bố trí ít nhất một người quản lý trẻ trên xe, với ô tô từ 29 chỗ trở lên phải có ít nhất 2 người quản lý.

Nhiệm vụ của những người này là hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi. Khi rời xe phải kiểm tra để không còn trẻ nào trên xe, tránh các vụ việc đáng tiếc liên quan đến bỏ quên trẻ như thời gian qua.

Ngoài ra, lái xe ô tô chở trẻ em mầm non và học sinh phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, xe đưa đón học sinh sẽ được ưu tiên trong tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, được bố trí nơi dừng đỗ xe tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón trẻ em mầm non, học sinh.

"Hiện tại, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp với ngành Giáo dục toàn quốc rà soát các cơ sở giáo dục. Từ đó phối hợp với ngành Giao thông để kiến nghị về tổ chức giao thông đảm bảo phù hợp cho xe đưa đón học sinh cũng như thuận lợi cho cha mẹ đưa đón trẻ em đến trường an toàn”, Đại tá Nguyễn Quang Nhật thông tin thêm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững Giao thông

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững

TTTĐ - Trong kỷ nguyên của chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, giao thông không còn là câu chuyện của hạ tầng và phương tiện đơn thuần mà trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chất lượng sống đô thị.
Hà Nội: Điều chỉnh, tổ chức lại một số tuyến xe buýt Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Điều chỉnh, tổ chức lại một số tuyến xe buýt

TTTĐ - Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông báo điều chỉnh, tổ chức lại một số tuyến xe buýt từ ngày 1/4.
Phê duyệt dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 18.000 tỷ đồng Giao thông

Phê duyệt dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 18.000 tỷ đồng

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng mức đầu tư 17.718 tỷ đồng, nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho QL20 đang trong tình trạng quá tải, tạo bước đột phá kinh tế - xã hội cho tỉnh Lâm Đồng.
Vận động người dân tiêu hủy xe ba gác tự chế nhằm giảm thiểu vi phạm giao thông Giao thông

Vận động người dân tiêu hủy xe ba gác tự chế nhằm giảm thiểu vi phạm giao thông

TTTĐ - Trước nguy cơ mất an toàn giao thông từ các phương tiện ba bánh, bốn bánh tự chế, từ đầu tháng 3/2025, song song với việc duy trì tuần tra, xử lý vi phạm, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 9, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai cách làm hay, tập trung tuyên truyền, vận động người dân tự giác từ bỏ phương tiện không bảo đảm an toàn, giải quyết vi phạm từ gốc.
Xe khách lao xuống vực trên đèo Bảo Lộc Giao thông

Xe khách lao xuống vực trên đèo Bảo Lộc

TTTĐ - Sau khi va chạm với đuôi xe tải, xe khách chở 36 người lao xuống vực sâu trên đèo Bảo Lộc khiến một người tử vong, nhiều người bị thương.
Phát hiện nhiều tài xế vi phạm từ giám sát hành trình Giao thông

Phát hiện nhiều tài xế vi phạm từ giám sát hành trình

TTTĐ - Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP Hồ Chí Minh) đã tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm giao thông thông qua thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái trên xe container.
Điều chỉnh đơn giá bồi thường dự án xa lộ Hà Nội mở rộng Giao thông

Điều chỉnh đơn giá bồi thường dự án xa lộ Hà Nội mở rộng

TTTĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang cân đối lại đơn giá bồi thường dự án xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 1 mở rộng giai đoạn tiếp theo.
"Chôn chân" giờ cao điểm trên tuyến đường đắt nhất Hà Nội Giao thông

"Chôn chân" giờ cao điểm trên tuyến đường đắt nhất Hà Nội

TTTĐ - Chờ ngày dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục hoàn thành, người dân Hà Nội di chuyển qua khu vực này vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào giờ cao điểm khi tình trạng ùn tắc kéo dài.
Tổ chức lại giao thông khu vực nút giao Kim Mã - Vạn Bảo Giao thông

Tổ chức lại giao thông khu vực nút giao Kim Mã - Vạn Bảo

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Kim Mã - Vạn Bảo (quận Ba Đình).
Tổ chức chương trình “Uống 0 lái" ở TP Hồ Chí Minh Giao thông

Tổ chức chương trình “Uống 0 lái" ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Mới đây, tại Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh - Hutech đã diễn ra chương trình tìm hiểu về an toàn giao thông với chủ đề: “Uống 0 lái”, thu hút hàng ngàn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia.
Xem thêm