Tag

Sớm giải quyết tình trạng hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Môi trường 23/05/2020 06:45
aa
TTTĐ - Theo nhận định của các chuyên gia, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm nay khốc liệt chưa từng có trong lịch sử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong thời gian tới, các địa phương cần chủ động xây dựng phương án, kịch bản nhằm ứng phó với hạn mặn nhằm ổn định đời sống dân sinh.

Sớm giải quyết tình trạng hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân

Bài liên quan

Hàng ngàn bồn nước được trao tặng tới người dân ĐBSCL để ứng phó hạn mặn

Bài 1: Hạn mặn đến sớm và xâm nhập sâu hơn

Bài 2: Dân miền Tây “khát” nước ngọt

Bài 3: Đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại

Bài 4: Kịp thời nắm bắt tình hình và ứng phó có hiệu quả với hạn mặn

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt

Chủ động ứng phó với hạn, mặn

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong năm nay diễn ra khốc liệt. Tháng 5/2020, hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù có xu thế giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao, gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng chục nghìn hộ dân.

Đánh giá về đợt hạn, mặn lịch sử năm nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Đây là đợt hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất từ trước đến nay và đến sớm hơn so với cùng kì nhiều năm hơn một tháng.

Theo đó, ngay từ cuối tháng 11/2019, các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu bị hạn, mặn. Cùng với đó, xâm nhập mặn năm nay vào rất sâu. Đơn cử như tại Bến Tre, đến thời điểm này toàn bộ sông Hàm Luông vẫn bị mặn, trong khi đó bình thường mặn chỉ xâm nhập vào khoảng 70km. Đặc biệt, như mọi năm, chỉ hết tháng 4 là hết mặn nhưng năm nay dự kiến đợt mặn phải kéo dài hết tháng 5.

Hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân
Hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân

Phân tích chỉ rõ những nghịch lý về tình trạng thiếu nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long, theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, trữ lượng nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long trong 1 năm khoảng 350 tỷ m3 (trong đó 2/3 là từ nước ngoài về) và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ dùng hết 20 tỷ m3 nhưng lại để xảy ra tình trạng thiếu nước. Đây là một sự vô lý cần phải có giải pháp khắc phục.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, nguyên nhân thiếu nước, thứ nhất do thời tiết năm nay cực đoan, thượng nguồn sông Mê Kông không có mưa, các nước thượng nguồn sông Mê Kông cũng bị hạn như Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai là nước biển dâng, năm nay triều cường lên quá cao, nước biển vào sâu và không rút ra được.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Đồng bằng sông Cửu Long cũng thiếu nước. Thời gian thiếu nước chỉ xảy ra khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay cho đến tháng 4 năm sau. Chính vì thế, các địa phương cần có giải pháp điều tiết để đảm bảo an ninh nguồn nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian này, đặc biệt là cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân.

Nhận định về những ảnh hưởng, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Theo thống kê hạn hán, xâm nhập mặn năm nay có khoảng 96.000 hộ dân thiếu nước sạch sinh hoạt nhưng do có chuẩn bị tốt từ đầu, đến nay, cơ bản không có hộ dân nào không có nước sạch để sử dụng. Đời sống sinh hoạt có xáo trộn nhưng không quá lớn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng.

Kết hợp đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm hạn, mặn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, để giải quyết dứt điểm hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phải kết hợp đồng bộ hai giải pháp công trình và phi công trình trong ngắn hạn và dài hạn.

Cụ thể, ở giải pháp công trình, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đưa vào vận hành một số công trình điều tiết mặn ngọt, kết quả cho thấy đã có 300.000ha lúa được điều tiết thành công. Nếu như không có các công trình này thì sẽ có hàng trăm nghìn héc ta lúa bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Khi có các công trình điều tiết này thì nước mặn, nước lợ cũng là nguồn tài nguyên chứ không chỉ nước ngọt.

Ở giải pháp phi công trình, nhiều tỉnh đã đắp đập tạm để trữ nước ngọt. Điển hình tại Kiên Giang, địa phương này đã đắp 197 đập tạm trữ nước ngọt để sản xuất và phục vụ nước sinh hoạt. Chính vì thế, Kiên Giang cơ bản không có hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt. Tuy nhiên để giải quyết căn cơ thì cần có những công trình vĩnh cửu chứ không thể cứ đắp đập tạm mãi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đầu tư 11 hệ thống công trình thuỷ lợi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay có 5 công trình đã đưa vào sử dụng, sớm trước tiến độ từ 5 - 14 tháng. Các công trình còn lại đang được đầu tư và đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là hệ thống Cái Lớn - Cái Bé để điều tiết mặn ngọt cho toàn bộ Hậu Giang và một phần của Kiên Giang, Cà Mau. Những công trình này khi phát huy hiệu quả đầy đủ sẽ tác động đến khoảng 1 triệu ha lúa và cây ăn trái, cùng với đó vùng nuôi trồng thuỷ sản cũng sẽ được điều tiết.

Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được qua đợt hạn mặn lịch sử năm nay, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Có thể nói để thành công, đầu tiên là tính chủ động. Hiện nay, biến đổi khí hậu và tính dị thường của thời tiết chắc chắn sẽ càng ngày càng khó dự báo. Vì vậy, chúng ta không chủ động sẽ không thể ứng phó. Đặc biệt là sự chủ động của người dân, các cấp chính quyền và chủ động trong dự báo, cảnh báo sớm.

Bài học thứ hai là chúng ta phải kết hợp các giải pháp, kể cả giải pháp công trình, phi công trình, cả ngắn hạn và dài hạn. Nếu như chúng ta chỉ lựa chọn giải pháp ngắn hạn mà không dài hạn thì không bền vững. Các giải pháp công trình mà không tính đến các giải pháp phi công trình sẽ không có hiệu quả. Có thể nói, đây là bài học lớn.

Rất nhiều công trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, của các địa phương làm thay đổi và đưa vào đúng đợt hạn, mặn nên giảm thiểu rất lớn những vùng ảnh hưởng. Nếu không có các công trình này sẽ có hàng trăm nghìn héc-ta lúa sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Về giải pháp công trình dài hạn, chắc chắn chúng ta phải làm thế nào kiểm soát được mặn - ngọt. Như vậy, các công trình đầu tư dài hạn phải đảm bảo được tái cơ cấu và đảm bảo được đúng với mục tiêu là nước mặn, nước lợ cũng là nguồn tài nguyên. Như vậy phải có các công trình.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm