Tag

Sinh viên “rã đám” ngày cận Tết

Giáo dục 25/01/2021 19:36
aa
TTTĐ - Đến giờ vào lớp nhưng không có bóng dáng sinh viên nào trên giảng đường. Sinh viên đi học uể oải, quên sách vở là tâm lý chung của sinh viên những ngày này. Tâm lý chờ mong và lo Tết… khiến những bài học trở nên kém hấp dẫn với nhiều sinh viên.
Nhiều hoạt động bổ ích dành cho sinh viên Kinh tế quốc dân Sinh viên trường Báo mang hơi ấm đến vùng núi Dế Xu Phình

Giảng đường vắng bóng “ét vê”

Mặc dù còn hơn một tuần nữa mới chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhưng những ngày này, giảng đường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hao hụt khá nhiều sinh viên. Số sinh viên đi học chỉ chiếm 2/3.

Sinh viên “rã đám” ngày cận Tết
Giảng đường trường báo vắng bóng sinh viên ngày cận Tết

Mang tâm lý thảnh thơi, thư giãn sau một học kỳ nỗ lực hết mình, Trần Nguyễn Tâm Trang (sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế - Học viên Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Hiện tại có lẽ là thời điểm rảnh nhất trong năm của sinh viên chúng mình vì vừa hoàn thành xong kỳ thi học kỳ I với vô số các bài thi, tiểu luận, bài tập lớn. Học kỳ II tuy đã bắt đầu nhưng chưa có nhiều bài tập được giao. Vì vậy, chúng mình đến lớp với tâm thế khá nhẹ nhàng”.

Tuy nhiên, số sinh viên còn chăm chỉ đến lớp như Tâm Trang chỉ chiếm 2/3. Sinh viên “bùng học” với nhiều lý do. Có bạn đi làm thêm, có sinh viên trốn tiết đi tất niên, có bạn nghỉ học về quê sớm vì sợ xe khách quá tải.

“7h vào lớp nhưng 7h30 giảng đường chỉ có “lèo tèo” vài sinh viên là chuyện quá bình thường những ngày cuối năm. Hầu hết các bạn đều có tâm lý nghỉ xả hơi, thư giãn sau kỳ thi kết thúc học kỳ căng thẳng. Nhiều bạn khác lại tận dụng những ngày cuối năm để làm thêm”, Trang kể.

Còn Minh Trang - sinh viên một trường đại học nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) thì chia sẻ, mặc dù ngày 4/2 mới chính thức được nghỉ Tết nhưng không khí học tập ở lớp T đã rất rệu rã. Lý do thì nhiều vô kể, có bạn ngại dậy sớm vì trời mùa đông lạnh giá, có nhiều bạn tranh thủ đi bán hàng thuê ở các cửa hàng quần áo. Trong khi đó, không ít sinh viên đến từ các tỉnh xa như Hà Tĩnh, Quảng Bình tranh thủ về quê sớm để không bị kẹt tàu, xe.

Với những sinh viên năm cuối như Phượng (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), thời điểm này còn là đợt nghỉ dài chuẩn bị cho kỳ thực tập sắp tới. Phượng cho biết: “Việc học tại trường của chúng em bây giờ khá nhẹ nhàng vì hầu hết các môn chuyên ngành đã hoàn thành. Sinh viên xa quê như chúng em đang mong ngày chính thức được nghỉ để về nhà ăn Tết sau một năm dài xa nhà. Ra Tết, chúng em quay trở lại thực tập, ra trường và kiếm tìm một công việc mới. Mong năm mới mọi thứ sẽ tốt đẹp còn bây giờ là thời gian nghỉ ngơi”.

“Họp chợ” trên lớp học

Không chỉ trốn tiết, bùng học, tâm lý rã đám còn hiển hiện trên giảng đường với những sinh viên không “cúp học”. Vốn là một học sinh gương mẫu, không bao giờ biết chán học là gì mà Lưu Thị Phương (sinh viên năm thứ nhất Học viện Ngân hàng) cũng phải thừa nhận: “Đây là năm đầu tiên mình có cảm giác không muốn học khi Tết sắp đến. Những năm cấp 3, dù đó có là ngày cuối cùng đến lớp mình vẫn chăm chỉ hoàn thành mọi bài tập. Đây là cái Tết sinh viên đầu tiên và cũng là cái Tết mình cảm thấy nản khi phải đến lớp. Có lẽ việc mong ngóng giây phút được về quê với bố mẹ do đây là lần đầu tiên xa gia đình".

Sinh viên “rã đám” ngày cận Tết
Dù đã sát giờ vào học nhưng mới chỉ có lẻ tẻ một vài sinh viên vào lớp

Với Phương và các bạn, điệp khúc “Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi” đều đặn vang lên mỗi ngày đến lớp khiến bao nhiêu kiến thức, bài giảng đều trôi tuột đi. Câu chuyện sắm gì mặc Tết, Tết đi chơi đâu, mua gì làm quà cho bố mẹ, các em chiếm trọn diễn đàn và trở thành chủ đề không có hồi kết.

"Nhiều khi ngồi học các bạn cũng ngồi rủ rỉ nhau xem "livestream" bán quần áo trên mạng, các trang page đang xả hàng, "sale" sốc rồi bàn tán chuyện đi chụp ảnh "check in" ở vườn đào, quất. Lên lớp cũng chỉ gọi là điểm danh cho đủ tiết thôi", Phương nói.

Quyết định nghỉ học sớm để về quê vì lo ngại vé tàu xe tăng giá, Nguyễn Quý (sinh viên Đại học Thương mại) chia sẻ: “Mặc dù cũng có chút áy náy nhưng vì quy định được phép nghỉ tối đa 20% tổng số tiết học nên mình cũng không thấy quá căng thẳng”.

Tính đến ngày 23/1/2021 đã có 82 trường đại học trên cả nước thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho sinh viên.

Đa số, lịch nghỉ Tết của sinh viên thường kéo dài từ 10 - 14 ngày. Tại Hà Nội, cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghỉ từ ngày 8 đến hết ngày 19/2. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội nghỉ từ ngày 8 đến hết ngày 21/2. Đây cũng là lịch nghỉ của sinh viên trường Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong khi đó, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) được nghỉ nhiều hơn 4 ngày (từ ngày 4 đến hết 21/2).

Cá biệt phải kể đến trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM) thông báo lịch nghỉ Tết cho sinh viên lên đến 49 ngày. Theo đó, các sinh viên năm thứ hai đến thứ tư được nghỉ Tết từ ngày 18/1 đến hết ngày 7/3.

Tin liên quan

Đọc thêm

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Xem thêm