Tag

Sản phẩm OCOP Cự Đà "theo chân" thanh niên đến ngày hội lớn

Nông thôn mới 14/10/2024 12:07
aa
TTTĐ - Những sản phẩm OCOP nổi tiếng của làng Cự Đà (Thanh Oai) như miến dong, tương... đã "theo chân" các bạn đoàn viên thanh niên đến với Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Gian hàng của Huyện đoàn Thanh Oai là một trong những dấu ấn thu hút đông đảo đại biểu và khách tham quan.
Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội Nghệ sỹ Xuân Bắc livestream giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng Đặc sắc các gian hàng sản phẩm OCOP của thanh niên Thủ đô

Từ sáng sớm, bạn Ngô Thị Cẩm Ly - Đoàn thanh niên huyện Thanh Oai đã tự hào trưng bày và giới thiệu những sản phẩm OCOP đặc trưng của quê hương tới các bạn đoàn viên thanh niên và khách tham quan.

Đây không chỉ là đặc sản Cự Đà nức danh, là thương hiệu nhận diện làng nghề truyền thống lâu đời bên dòng sông Nhuệ mà còn là sản phẩm gắn bó với người dân Thanh Oai từ thuở lọt lòng. Đến với ngày hội lớn của thanh niên Thủ đô, được hòa chung không khí tưng bừng, náo nức của Đại hội, sản phẩm OCOP Cự Đà, Thanh Oai cùng các đặc sản Hà Nội cho thấy sự sáng tạo, hết lòng vì sự phát triển quê hương của các bạn trẻ.

Bạn Ngô Thị Cẩm Ly bên gian hàng sản phẩm OCOP tại Đại hội
Bạn Ngô Thị Cẩm Ly bên gian hàng sản phẩm OCOP tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nghề làm miến ở Cự Đà có cách đây hàng trăm năm. Ai đã từng ăn miến ở Cự Đà sẽ khó quên bởi hương vị riêng. Dù công thức sản xuất miến giống nhau, nhưng trước hết, miến của Cự Đà được làm từ 100% bột dong riềng, sợi nhỏ, đều, có màu vàng hoặc trắng mịn.

Muốn sợi miến ngon phải có nguyên liệu bột tốt, người dân lựa chọn những củ dong riềng nguồn gốc từ các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn… Ngoài ra, khâu kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người làm nghề".

Miến Cự Đà được làm từ củ dong riềng, sau đó đem xay nhuyễn thành bột, tiếp tục ngâm với nước để lọc lấy phần tinh bột rồi đánh đều tay. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín.

Làng miến Cự Đà
Làng miến Cự Đà

Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỉ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp. Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài và tiếp tục đem phơi cho thật khô.

Miến đủ nắng là loại miến vừa khô vừa dai, dậy mùi thơm củ dong riềng. Miến quá nắng sẽ bị khô giòn, dễ vỡ. Ngược lại, miến thiếu nắng sẽ không có mùi thơm, ỉu và dễ bị hỏng khi bảo quản.

Miến Cự Đà nổi tiếng bởi độ giòn dai, thơm ngon và vì màu vàng óng ả. Theo chia sẻ của những người thợ, màu vàng là do bột nghệ, tuỳ theo nhu cầu của khách mua hàng, họ sẽ sản xuất miến màu vàng hay giữ màu hơi xám và trong suốt như nguyên bản.

Sản phẩm OCOP Cự Đà

“Tương Cự Đà, dưa cà Khúc Thủy”, tương tự miến, tương của người dân nơi đây sản xuất cũng được ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng, ấn tượng, không nơi nào khác có được.

Theo các cụ già trong làng, quy trình làm tương ở Cự Đà có khá nhiều công đoạn và cơ bản cũng có khác với quy trình làm tương Bần. Trong đó, riêng công đoạn chọn lọc nguyên liệu gạo nếp và đậu tương ở Cự Đà cũng đã khá kỳ công từ chọn đậu tương phải đều hạt, đến gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng.

Sau khi nguyên liệu đã sẵn sàng, đối với gạo nếp sẽ được vo và đãi sạch rồi đem đồ xôi, đem phơi, vo rời rồi để lên mốc. Khi đã lên mốc lại đem đãi, chiêu nước sạch sẽ trước khi đem ủ về lá nhãn chờ cho mốc chín.

Còn đối với đậu tương, trước khi rang phải ngâm 2 tiếng, rồi để ráo nước. Khi rang đậu phải đều, không được để cháy hoặc sống. Sau đậu được rang chín, cho vào xay, sau đó đem nấu chín rồi cho vào chum, vại chờ đủ ngày (đủ tuổi) thì đem ngả (xay) với mốc (tức là xôi nếp đã được ủ chín). Nước đậu ủ phải tự lên men tự nhiên, nói cách khác là muốn ngon phần lớn phụ thuộc vào thời tiết và một phần là nguyên liệu chum, vại chứa nước đậu.

Tương Cự Đà
Tương Cự Đà

Vẫn là đậu tương, gạo nếp, muối nhưng tỷ lệ xay trộn lại khác nhau đã tạo nên hương vị khác biệt của tương Cự Đà. Người làm tương lâu năm, lành nghề cho biết vị tương ngọt hay không do mốc quyết đinh; còn muốn có vị thơm phần lớn do nước đậu quyết định. Bình quân phải mât 2 tháng mới cho một mẻ tương thành phẩm. Khi đã thành phẩm, tương cự đà có màu vàng tươi, có vị thơm, ngọt đặc trưng.

Trước đây, miến, tương của Cự Đà chỉ sản xuất phục vụ dịp Tết Nguyên đán, thì đến nay, người dân phải làm quanh năm mới đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Trong nỗ lực phát triển thương hiệu quê hương, nhiều bạn trẻ ở Cự Đà đã tìm tòi, nghiên cứu, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại do Bộ Công thương, Thành đoàn Hà Nội… tổ chức; nâng cao quy trình sản xuất để tương, miến Cự Đà đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường và cạnh tranh với những thương hiệu lớn khác.

Từ đó, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của Cự Đà được mở rộng thị trường, trở thành món ăn yêu thích, đáng tin cậy không chỉ tại Hà Nội mà khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Xem thêm