Tag

Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Xã hội 10/12/2024 11:13
aa
TTTĐ - Sáng 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) diễn ra Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên vùng đất huyền sử Kon Tum: Để phát triển du lịch phải bảo tồn văn hóa cồng chiêng Kon Tum: Nhận diện đầy đủ hơn giá trị của sâm Ngọc Linh
Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Trần Nghĩa)

Thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh

Chủ trì và điều phối hội thảo, có ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông; Tiến sĩ Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Luận, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Đô (nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP Hồ Chí Minh); Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Khoa dược - Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Hội thảo còn có sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Huy, Trưởng Khoa Dược, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cùng các hộ dân tham gia trồng và liên kết trồng sâm Ngọc Linh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, sâm Ngọc Linh là dược liệu quý của Việt Nam và thế giới, được xác định là quốc bảo của Việt Nam, được phân bố tại Kon Tum, Quảng Nam. Huyện Tu Mơ Rông hiện đã phát triển được 2.800ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất nước. Trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo; giúp hàng trăm hộ đã làm giàu, cá biệt có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bên cạnh sâm Ngọc Linh cũng có nhiều loại củ, sâm có vẻ ngoài tương tự như sâm Ngọc Linh. Điều này khiến người tiêu dùng khó nhận biết, phân loại, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lừa đảo.

Trên thực tế, đã xảy ra các trường hợp rao bán sâm Ngọc Linh giả bằng những loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh. Người chịu thiệt đầu tiên là khách hàng khi bỏ số tiền lớn nhưng không mua đúng sản phẩm chất lượng, còn người trồng tâm huyết thì bị mang vạ.

Theo đề xuất, mong muốn của người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tổ chức một cuộc tọa đàm về sâm Ngọc Linh ngay tại vùng cuội nguồn của sâm Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông đã quyết định tổ chức hội thảo nói trên, nhằm giúp nhận diện rõ, đầy đủ hơn giá trị của sâm Ngọc Linh.

Từ đó, hội thảo giúp người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trên cả nước có thêm thông tin chính thống để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm, củ khác; đưa ra sự lựa chọn phù hợp trong việc lựa chọn các loại sâm để chăm sóc sức khỏe; xây dựng ngành sâm bền vững, hướng đến sớm biến quốc bảo sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh.

Tại hội thảo có 5 tham luận về sâm Ngọc Linh. Trong đó, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Luận trình bày tham luận về sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) về lịch sử, khoa học và thực tiễn; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức trình bày tham luận về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam - sâm Ngọc Linh nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tế; Phó Giám sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Huy sẽ trình bày tham luận kiểm nghiệm phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu bằng phương pháp sắc ký - so sánh với phương pháp phân tích DNA. Bên cạnh đó, 2 hộ dân trồng và liên kết trồng sâm trình bày tham luận về thực tiễn trồng sâm.

Các tham luận trình bày tại hội thảo tập trung phản ánh về quá trình phát hiện sâm Ngọc Linh; giá trị to lớn của sâm Ngọc Linh; xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh; các giải pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh; cách phân biệt sâm Ngọc Linh và các loại sâm khác.

Hội thảo lần này là sự kế thừa từ hội thảo tại TP Hồ Chí Minh, mang tính chất mở nên đã nhận được rất nhiều câu hỏi của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan báo chí. Trên cơ sở thảo luận sôi nổi, hội thảo cũng đã giải đáp đầy đủ, chi tiết các vấn đề người dân quan tâm như cách phòng trừ bệnh cho cây sâm; phân tích giá trị của cây sâm Ngọc Linh so với các loại sâm khác; biện pháp nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh; áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển sâm…

Cũng tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa nhóm nghiên cứu sâm Việt Nam của Trường Đại học Tôn Đức Thắng với Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum để nghiên cứu về sự phát triển hoạt chất trên cây sâm Ngọc Linh qua các chu kỳ phát triển hàng năm.

Cùng với đó là ký kết hợp tác và hỗ trợ thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh giữa Công ty Cổ phần Vingin với nhóm nghiên cứu do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Luận (Hiệu trưởng trường Đại học Tây Đô) làm đại diện. Nhóm nghiên cứu cũng ký kết với UBND huyện Tu Mơ Rông về nghiên cứu và chuyển giao phương pháp kiểm nghiệm phân biệt nhanh sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác.

Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn
Giáo sư Trần Công Luận, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Đô (nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP Hồ Chí Minh) trình bày tham luận tại Hội thảo (Ảnh: Trần Nghĩa)

Phát triển sâm Ngọc Linh gắn với bảo vệ rừng

Phát biểu bế mạc, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người dân trồng sâm đã chia sẻ nhiều thông tin có giá trị về chăm sóc, quản lý, nâng tầm sâm Ngọc Linh.

Đặc biệt, hội thảo đã được các nhà nguyên cứu tin tưởng chọn công bố kết quả nghiên cứu giá trị sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, qua đó khẳng định giá trị to lớn của sâm Ngọc Linh, giúp người dân yên tâm trồng, còn người tiêu dùng có thông tin chính thống để lựa chọn các loại sâm phù hợp với giá trị, chất lượng để chăm sóc sức khỏe.

Cũng theo ông Võ Trung Mạnh, 3 nội dung ký kết tại hội thảo liên quan đến sâm Ngọc Linh, có vai trò quan trọng trong việc mở ra cơ hội lớn cho người trồng và cả ngành sâm.

Cụ thể, việc ký kết hợp tác nghiên cứu hàm lượng hoạt chất của sâm Ngọc Linh qua các giai đoạn sẽ giúp phân biệt rõ hàm lượng saponin có trong cây sâm qua các năm phát triển, qua đó tiếp tục khẳng định, nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người tiêu dùng yên tâm và hưởng lợi.

Nếu Viện Nghiên cứu phát triển sâm Ngọc Linh được thúc đẩy thành lập, kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu sâu, toàn diện hơn với cây sâm Ngọc Linh, từ đó đề ra các giải pháp phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, việc ký ghi nhớ nghiên cứu và chuyển giao phương pháp kiểm nghiệm phân biệt nhanh sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác sẽ giúp địa phương có cơ sở để quản lý, truy xuất nguồn gốc các loại sâm, góp phần hiệu quả trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi nạn trục lợi từ sâm Ngọc Linh.

Ông Võ Trung Mạnh cho biết thêm, những công trình nghiên cứu quý giá của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước công bố tại hội thảo, sẽ được huyện ghi nhận đầy đủ để báo cáo UBND tỉnh Kon Tum và công bố rộng rãi trên truyền thông, mạng xã hội để mọi người đều biết, qua đó có hướng phát triển sâm Ngọc Linh phù hợp, hiệu quả, giúp cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng quan trọng của Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh được phân bố tại Kon Tum, Quảng Nam. Hai tỉnh cũng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ. Sâm Ngọc Linh được xem là quốc bảo, còn các nhà khoa học xác định là loài sâm quý của Việt Nam và thế giới.

Tại Kon Tum, tỉnh đã ban nhiều chính sách để bảo tồn, phục hồi, phát triển, nhờ đó, từ chỗ sâm Ngọc Linh có nguy cơ tuyệt chủng, nay đã phát triển mạnh mẽ, trở thành cây giúp dân làm giàu. Như ở Tu Mơ Rông, hiện đã phát triển được 2.800ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất nước. Cây Sâm Ngọc Linh đã góp phần thay đổi 2 nhận thức của người dân địa phương, đó là từ tư duy trông chờ ỷ lại sang tư duy chủ động đầu tư phát triển kinh tế; từ thói quen phá rừng sang trồng rừng để trồng sâm.

Mỗi năm, hàng trăm ha rừng ở vùng đệm được người dân trồng để bảo vệ môi trường sống của cây sâm. Trong 6 năm qua, tổng số vốn người dân vay đầu tư sâm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo; giúp hàng trăm hộ đã làm giàu, cá biệt có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng trên mỗi năm. Nhiều ngôi làng khó khăn của tỉnh, huyện đang vươn lên khá giả. Sâm Ngọc Linh đã được chế biến thành hàng chục sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn bồi dưỡng cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều loại củ, sâm có vẻ ngoài tương tự như sâm Ngọc Linh. Điều này khiến người tiêu dùng khó nhận biết, phân loại, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lừa đảo. Thực tế là đã xảy ra các trường hợp rao bán sâm Ngọc Linh giả bằng những loại củ có vẻ ngoài giống sân Ngọc Linh. Người chịu thiệt đầu tiên là khách hàng khi bỏ số tiền lớn nhưng không mua đúng sản phẩm chất lượng, còn người trồng tâm huyết thì bị mang vạ.

Theo đề xuất, mong muốn của người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tổ chức một cuộc tọa đàm về sâm Ngọc Linh ngay tại vùng cuội nguồn của sâm Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông đã quyết định tổ chức hội thảo nói trên, nhằm giúp nhận diện rõ, đầy đủ hơn giá trị của sâm Ngọc Linh. Từ đó, người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trên cả nước có thêm thông tin chính thống để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm, củ khác, qua đó, đưa ra sự lựa chọn phù hợp trong việc lựa chọn các loại sâm để chăm sóc sức khỏe.

Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn
Các đại biểu tham dự Hội thảo sâm Ngọc Linh (Ảnh: Trần Nghĩa)

Phát triển sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh

Ông Võ Trung Mạnh mong muốn, tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước, người dân trồng sâm thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm thực tế trồng, chăm sóc sâm hiệu quả; các biện pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh; các công trình nghiên cứu khoa học về giá trị sâm Ngọc Linh và các loại sâm khác để người dân cả nước biết, qua đó cùng xây dựng ngành sâm bền vững, hướng đến sớm biến quốc bảo sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông nhấn mạnh, tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, người dân trồng sâm đã chia sẻ nhiều thông tin có giá trị về chăm sóc, quản lý, nâng tầm sâm Ngọc Linh. Đặc biệt, hội thảo đã được các nhà nguyên cứu tin tưởng chọn công bố kết quả nghiên cứu giá trị sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, qua đó khẳng định giá trị to lớn của sâm Ngọc Linh, giúp người dân yên tâm trồng, còn người tiêu dùng có thông tin chính thống để lựa chọn các loại sâm phù hợp với giá trị, chất lượng để chăm sóc sức khỏe.

Hội thảo đã ký kết các nội dung liên quan đến sâm Ngọc Linh, mở ra cơ hội lớn cho người trồng và cả ngành sâm. Cụ thể, việc ký kết hợp tác nghiên cứu hàm lượng hoạt chất của sâm Ngọc Linh qua các giai đoạn sẽ giúp phân biệt rõ hàm lượng saponin có trong cây sâm qua các năm phát triển, qua đó tiếp tục khẳng định, nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người tiêu dùng yên tâm và hưởng lợi.

Việc Viện Nghiên cứu phát triển sâm Ngọc Linh được thúc đẩy thành lập, kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu sâu, toàn diện hơn với cây sâm Ngọc Linh, từ đó đề ra các giải pháp phát triển bền vững; còn việc ký ghi nhớ nghiên cứu và chuyển giao phương pháp kiểm nghiệm phân biệt nhanh sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác, sẽ giúp địa phương có cơ sở để quản lý, truy xuất nguồn gốc các loại sâm, góp phần hiệu quả trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi nạn trục lợi từ sâm Ngọc Linh.

Những công trình nghiên cứu quý giá của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước công bố tại hội thảo, sẽ được huyện ghi nhận đầy đủ để báo cáo UBND tỉnh Kon Tum và công bố rộng rãi trên truyền thông, mạng xã hội để mọi người đều biết, qua đó có hướng phát triển sâm Ngọc Linh phù hợp, hiệu quả, giúp cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng quan trọng của Việt Nam.

Đọc thêm

Bắc Kạn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, vượt khó vươn lên cùng đất nước Muôn mặt cuộc sống

Bắc Kạn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, vượt khó vươn lên cùng đất nước

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc mong muốn Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đùm bọc của quê hương cách mạng, vượt khó, vươn lên cùng đất nước.
Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị VinFast trong lễ khai trương của Transerco Đô thị

Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị VinFast trong lễ khai trương của Transerco

TTTĐ - Ngày 17/1, dòng xe buýt điện cỡ nhỏ, sức chứa tối đa 60 người của VinFast đã được bàn giao cho Transerco (Tổng công ty Vận tải Hà Nội) để đi vào vận hành ngay trong năm 2025. Đây là dòng xe mới nhất, được nghiên cứu và phát triển tối ưu cho không gian đô thị, góp phần thúc đẩy mục tiêu đạt 100% xe buýt là xe xanh vào năm 2035 của Thủ đô.
Biên phòng Trà Cổ mang Xuân ấm lòng đến với dân bản Muôn mặt cuộc sống

Biên phòng Trà Cổ mang Xuân ấm lòng đến với dân bản

TTTĐ - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 17/1/2025, Đồn Biên phòng Trà Cổ (BĐBP Quảng Ninh) phối hợp với UBND phường Trà Cổ, Bình Ngọc (Móng Cái) tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.
Người Hà Nội dễ dàng chuyển sang xe máy điện, góp sức vì Thủ đô xanh Đô thị

Người Hà Nội dễ dàng chuyển sang xe máy điện, góp sức vì Thủ đô xanh

TTTĐ - Trước tình trạng ô nhiễm không khí nặng ở Hà Nội, xe máy điện được xem là giải pháp phù hợp và cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới tương lai xanh.
Mang mùa xuân ấm áp lên vùng cao Trạm Tấu Muôn mặt cuộc sống

Mang mùa xuân ấm áp lên vùng cao Trạm Tấu

TTTĐ - Trong cái rét ngọt mùa giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng sớm 17/1, đoàn công tác của Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có mặt tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, tổ chức chương trình Xuân tình nguyện - Tết yêu thương, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Gần Tết, Hà Nội tưng bừng khai trương thêm 3 tuyến xe buýt điện Đô thị

Gần Tết, Hà Nội tưng bừng khai trương thêm 3 tuyến xe buýt điện

TTTĐ - Những ngày giáp Tết, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) tưng bừng khai trương thêm 3 tuyến buýt điện số 05, 39, 47 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân trên các tuyến phố được dễ dàng, thuận tiện và thân thiện với môi trường.
TP Lào Cai tổ chức thăm, tặng quà Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công Muôn mặt cuộc sống

TP Lào Cai tổ chức thăm, tặng quà Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công

TTTĐ - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Lào Cai đã tổ chức thăm và tặng quà Tết các gia đình chính sách, thân nhân người có công và Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải dịp Tết Muôn mặt cuộc sống

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải dịp Tết

TTTĐ - Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến phục vụ lượng khách tăng cao kỷ lục dịp Tết 2025, cao điểm đạt hơn 150.000 người/ngày.
Trao tặng 50 suất quà Tết tới cựu thanh niên xung phong Xã hội

Trao tặng 50 suất quà Tết tới cựu thanh niên xung phong

TTTĐ - Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, sáng 16/1, Tổ đại biểu HĐND TP Hà Nội ứng cử tại đơn vị huyện Mỹ Đức phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thăm, tặng quà cựu thanh niên xung phong trên địa bàn huyện.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự Tết sum vầy tại Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự Tết sum vầy tại Hải Phòng

TTTĐ - Ngày 16/1, tại Hải Phòng, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình trao quà Tết tặng công nhân, người lao động, gia đình chính sách, hộ cận nghèo với chủ đề "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng".
Xem thêm