Tag

Quảng Nam giữ đà tăng trưởng đứng đầu Khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung

Kinh tế 08/07/2022 20:01
aa
TTTĐ - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Quảng Nam đạt 12,8%, đứng đầu Khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Quảng Nam: Cận cảnh nhà máy nước sạch 5,6 tỷ đồng Quảng Nam: Cận cảnh nhà máy nước sạch 5,6 tỷ đồng "đắp chiếu" khiến 3 người "xộ khám"
Quảng Nam: Thông tin mới về công trình vi phạm đấu thầu của Công ty Đại Bình An Quảng Nam: Thông tin mới về công trình vi phạm đấu thầu của Công ty Đại Bình An
Quảng Nam: Khởi tố vụ án chìm ca nô ngoài biển Cửa Đại khiến 17 người tử vong Quảng Nam: Khởi tố vụ án chìm ca nô ngoài biển Cửa Đại khiến 17 người tử vong
Quảng Nam: Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Quảng Nam: Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn
Ảnh 1: Dù bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh nền kinh tế Quảng Nam vẫn tăng trưởng mạnh (Ảnh Chu Lai)
Dù bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh nền kinh tế Quảng Nam vẫn tăng trưởng mạnh (Ảnh Chu Lai)

Nhờ chủ động triển khai hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nên bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đã có những gam màu sáng khi hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng.

Tiếp tục giữ ngôi đầu tăng trưởng kinh tế khu vực miền Trung

Trong 6 tháng đầu năm 2022, quy mô nền kinh tế của Quảng Nam đạt gần 60.000 tỉ đồng (giá hiện hành). Với mức tăng trưởng này, Quảng Nam trở thành địa phương có mức tăng trưởng GRDP cao thứ 4 của cả nước, giữ vị trí thứ 2 trong vùng Bắc Trung bộ - duyên hải miền Trung và cao nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Về cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 37,4%; Khu vực dịch vụ chiếm 30,1%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 18,6%.

Đặc biệt, khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì phát triển, phục hồi mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành kinh tế với tốc độ 22,7%.

So với cùng kỳ, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 25%, trong đó ngành khai khoáng tăng 16,2%; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,4%; Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 25,3%; Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,6%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 32,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đạt 25,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20%. Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 25 tỷ đồng, tăng 110,8%.

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 2.390 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 866,4 triệu USD tăng 21,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 1.523,4 triệu USD tăng 29,4%.

Bên cạnh đó, nhóm ngành dịch vụ phục hồi, khách du lịch tăng cao, tăng gần 6,5% so với cùng kỳ, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt gần 2,3 triệu lượt khách, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021; Trong đó khách quốc tế ước đạt 91 nghìn lượt, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2021; Khách nội địa ước đạt gần 2,2 triệu lượt, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Quảng Nam chọn du lịch xanh làm hướng đi để phục hồi ngành du lịch, trong ảnh du khách tham quan Khu DL Rừng dừa Bảy Mẫu (Ảnh Đ.Minh)
Quảng Nam chọn du lịch xanh làm hướng đi để phục hồi ngành du lịch

Đẩy mạnh chuyển đổi số thu hút FDI

Tính đến hết tháng 6/2022, Quảng Nam có 674 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 0,4% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký đạt 4.455 tỷ đồng; có 436 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, cấp mới 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 23,5 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến nay là 195 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Cấp mới 29 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký gần 5,6 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh hiện nay là 940 dự án với tổng vốn đăng ký gần 240 nghìn tỷ đồng.

Cùng với đó, Quảng Nam xây dựng và vận hành Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khoa học, mở rộng kết nối, tạo cảm hứng lan tỏa, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo như tổ chức ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi số - Sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam lần thứ ba năm 2022, với sự tham gia của hơn 600 sản phẩm khởi nghiệp đến từ 10 tỉnh, thành trên toàn quốc tạo làn sóng kết nối, giao lưu mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 Quảng Nam đứng vị trí thứ 19/63 tỉnh, thành phố cả nước, thuộc nhóm khá, tăng 0,52 điểm và tụt 6 bậc so với năm 2020.

Dự kiến, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có thêm ít nhất 5 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 123 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 63,4%; Huy động nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; Phấn đấu giảm ít nhất 3.000 hộ nghèo theo kế hoạch đề ra.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 Quảng Nam đứng vị trí thứ 19/63 tỉnh, thành phố cả nước, thuộc nhóm khá
Kinh tế Quảng Nam đã có những gam màu sáng khi hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng (Ảnh CTV)

Tháo điểm nghẽn, khắc phục hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội, Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực thương mại - dịch vụ, chưa đạt mục tiêu đề ra. Mặc dù nguồn thu ngân sách nhà nước tăng, tuy nhiên đối với nguồn thu từ tiền sử dụng đất còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giải ngân vốn đầu tư còn chậm.

Bên cạnh đó, công tác lập Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung của một số địa phương còn chậm so với yêu cầu; Tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm chưa bảo đảm đúng tiến độ đề ra: Công tác phối hợp giải quyết các hồ sơ, thủ tục giữa các Sở, ngành, địa phương chưa đạt yêu cầu. Tình hình an ninh trật tự vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai còn phức tạp, kéo dài ở một số địa phương…

Do đó, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam cần kiên trì giữ vững sức sản xuất của các trụ cột kinh tế đảm bảo hoàn thành vượt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2022; Phát huy tối đa vai trò trụ cột của khu vực công nghiệp - xây dựng trong tăng trưởng kinh tế; Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất.

Đồng thời, tinh triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mở cửa, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Nam trong Năm Du lịch quốc gia 2022.

Đọc thêm

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh Doanh nghiệp

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

TTTĐ - Thép dự ứng lực Hòa Phát chính thức được sử dụng làm vật liệu thi công trong gói thầu EPC thuộc giai đoạn 1, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (Lạng Sơn - Cao Bằng). Thép Dự ứng lực Hòa Phát đạt tất cả các thí nghiệm cơ tính đầu vào, test độ chùng ứng suất 1000h, đạt chứng chỉ chất lượng theo tiêu chuẩn ASTM A416 của Mỹ.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

TTTĐ - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, từ một vùng đất ven biển với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Những thành quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đã góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “điểm sáng” trên bản đồ phát triển của cả nước.
Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

TTTĐ - 70 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày giải phóng (13/5/1955), từ một đô thị công nghiệp và cảng biển truyền thống, thành phố Hải Phòng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực phía Bắc.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Hà Nội tăng vốn phục vụ triển khai các dự án lớn Kinh tế

Hà Nội tăng vốn phục vụ triển khai các dự án lớn

TTTĐ - TP Hà Nội điều chỉnh tăng 3.240,229 tỷ đồng đối với 39 dự án cấp TP, gồm các dự án quan trọng như dự án cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Thượng Cát, Tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc)..
Đổi mới, sáng tạo, phát triển hệ thống TTTD hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số Doanh nghiệp

Đổi mới, sáng tạo, phát triển hệ thống TTTD hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số

Ngày 28/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề “Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển hệ thống thông tin tín dụng (TTTD) hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số”. Đây là Đại hội điểm được Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lựa chọn trong việc thực hiện Kế hoạch số 01-KH/ĐUNHNN ngày 28/3/2025 của Đảng ủy NHNN về tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ NHNN lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Việt Nam – Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, công nghệ cao Kinh tế

Việt Nam – Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, công nghệ cao

Chiều 28/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã cùng tham dự Diễn đàn Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện Kinh tế

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

TTTĐ - Nhằm thực hiện hóa định hướng chiến lược phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center) – nơi được coi là “trái tim” của hệ thống công nghệ thông tin, là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.
Xem thêm