Tag

Quảng Nam: Cho phép lấy cát từ dự án nạo vét sông Cổ Cò thi công đập ngăn mặn

Môi trường 28/03/2023 17:06
aa
TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất chủ trương, cho phép sử dụng nguồn vật liệu cát từ dự án nạo vét sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện.
Quảng Nam: Nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp Quảng Nam: Lực lượng bảo vệ an ninh chính trị nội bộ trên trận tuyến thầm lặng Tuổi trẻ Quảng Nam xung kích thực hiện chuyển đổi số - Đi từng ngõ, gõ từng nhà
Đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện bị cuốn trôi mỗi khi nước lớn (Ảnh: V.Q)
Đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện bị cuốn trôi mỗi khi nước lớn (Ảnh: V.Q)

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi xem xét đề nghị của UBND thị xã Điện Bàn về việc sử dụng nguồn cát để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023.

UBND tỉnh thống nhất chủ trương, cho phép UBND thị xã Điện Bàn sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ dự án Nạo vét sông Cổ Cò đang triển khai trên địa bàn các phường Điện Dương, Điện Ngọc để thi công công trình này. Hiện, số cát này đang được tập kết tại các bãi chứa do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh quản lý.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị UBND thị xã Điện Bàn làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh để thống nhất vị trí lấy cát và thời gian thực hiện.

Đồng thời, có biện pháp phối hợp theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ khối lượng cát xúc bốc lên xe vận chuyển và sử dụng đúng mục đích phục vụ thi công công trình.

Cùng với đó, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế - dự toán công trình phù hợp với cự ly vận chuyển từ vị trí lấy cát đến chân công trình và làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất xác định các nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng khoáng sản cần sử dụng.

Nhà dân nằm sát đập ngăn mặn sông Vĩnh Điện bị sạt lở mỗi khi mùa mưa bão đến (Ảnh: V.Q)
Nhà dân nằm sát đập ngăn mặn sông Vĩnh Điện bị sạt lở mỗi khi mùa mưa bão đến (Ảnh: V.Q)

Trước đó, UBND thị xã Điện Bàn đã tổ chức mở gói thầu thi công đắp đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện, nhưng không có đơn vị nào tham gia dự thầu (tính đến chiều 16/2/2023).

Theo UBND thị xã Điện Bàn, do nguồn cát đắp đập (khoảng 10.000m3) lấy từ mỏ vật liệu trên sông Thu Bồn còn sản lượng khai thác nhưng không hoạt động. Do vậy việc thi công công trình gặp khó khăn nếu không có cát, nguy cơ gây mất mùa cho khoảng 1.855ha cây trồng tại Điện Bàn và Hội An.

Trước những khó khăn về nguồn cát thi công, cùng với việc không có đơn vị tham gia dự thầu, UBND thị xã Điện Bàn đã đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan xem xét, cho phép lấy cát tại vị trí khác.

Theo UBND thị xã Điện Bàn, từ năm 2013 đến nay, địa phương đã và đang triển khai phương án làm đập ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo tạo nguồn nước tưới cho khoảng 1.855ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã, phường vùng Đông thị xã Điện Bàn và các khu vực TP Hội An.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong năm 2023, nắng nóng sẽ gay gắt hơn năm 2022; Mực nước sông xuống thấp sẽ gây khô hạn và nhiễm mặn. Hiện, sông Vĩnh Điện đã có nước mặn xâm nhập với nồng độ mặn tại cầu Tứ Câu (vào ngày 5/2) là 6,2‰; vào ngày 16/2 là 6,5‰.

Nạo vét cát tại sông Cổ Cò qua thị xã Điện Bàn và TP Hội An, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: V.Q)
Nạo vét cát tại sông Cổ Cò qua thị xã Điện Bàn và TP Hội An, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: V.Q)

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam, hiện nay một lượng cát tạp được nạo vét tại sông Cổ Cò đến nay vẫn chưa có đơn vị nào tham gia đấu giá.

Đối với trữ lượng 1,3 triệu m3 cát tạp tại sông Cổ Cò sau khi nạo vét đã được tổ chức đấu giá đến 3 lần với giá khởi điểm là 144 ngàn đồng/m2. Tuy nhiên, các lần đấu giá đều không có đơn vị nào tham gia.

Theo đó, đơn vị đã có báo cáo gửi Sở Tài chính thông báo về việc yêu cầu khảo sát, tổ chức đấu giá lại theo quy định, với mức giá khởi điểm mới.

Hiện nay, đơn vị đang thi công nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh nên đang rất cần tổ chức đấu giá khoáng sản trong thời gian tới, giúp các đơn vị có nguồn nguyên liệu để thi công công trình.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Xem thêm