Tag

Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì?

Thị trường - Tài chính 27/02/2025 17:38
aa
TTTĐ - Gần 5 năm kể từ khi “Đề án Phát triển kinh tế ban đêm” được ban hành, Việt Nam vẫn chưa thể mở đường bứt phá cho ngành kinh tế vốn được xem là “mỏ vàng” được cả thế giới chạy đua khai thác. Những đốm sáng le lói từ các địa phương và doanh nghiệp tiên phong chưa thể tạo nên “bầu trời đêm” rực rỡ cho du lịch Việt.
“Thức giấc” cùng kinh tế đêm: Mỏ vàng của du lịch Kinh tế đêm đã hồi sinh ra sao sau đại dịch? Bức tranh du lịch thế giới: Mảng sáng từ kinh tế đêm Các “thánh địa” du lịch tại Việt Nam có gì đáng trải nghiệm về đêm?

Thế giới giao “người cầm trịch”, nới cơ chế

Đầu năm 2025, Thị trưởng London quyết định thành lập một “lực lượng đặc nhiệm chuyên trách”, không phải để trấn áp tội phạm mà là những người làm nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế đêm tại thủ đô nước Anh. Nhóm gồm 11 chuyên gia độc lập được thành lập để xem xét “những thách thức và cơ hội” đối với nền kinh tế đêm và tìm cách cải thiện nó.

  Nước Anh liên tục ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế đêm
Nước Anh liên tục ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Dù là quốc gia tiên phong trong phát triển kinh tế ban đêm, với doanh thu giai đoạn đỉnh cao đạt 66 tỷ bảng mỗi năm, tương đương 6% GDP, lại sở hữu tổ chức chuyên trách theo dõi và phát triển kinh tế đêm - NTIA (Night Time Industries Association), Anh vẫn liên tục nghiên cứu chính sách để mở “đường băng” cho ngành kinh tế này cất cánh. Cụ thể, bổ nhiệm chức danh "Night Czar" (Sa hoàng ban đêm), mở tuyến tàu điện ngầm "Night Tube" tại London, tạo ra hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm, đồng thời thử nghiệm "Khu doanh nghiệp ban đêm" tại Walthamstow, hỗ trợ các doanh nghiệp mở cửa muộn…

Tại Liên minh Châu Âu (EU), hầu hết các thành phố lớn đều có nền "kinh tế ban đêm" phát triển. Chính phủ các nước phân quyền và khuyến khích chính quyền các thành phố thực hiện chương trình, dự án khai thác tiềm năng kinh tế đêm, gắn với đặc trưng và thế mạnh văn hóa, nghệ thuật, thể thao, ẩm thực của riêng mình.

Hay tại New York (Mỹ), gần như mọi dịch vụ đều được mở cơ chế để kinh doanh đêm, từ trình diễn và triển lãm nghệ thuật đến thể thao, bar và ẩm thực, giúp thành phố này mỗi năm thu 19 tỷ USD sau khi hoàng hôn buông xuống.

Khi màn đêm buông, New York được mệnh danh là thành phố của ánh sáng và những lễ hội
Khi màn đêm buông, New York được mệnh danh là thành phố của ánh sáng và những lễ hội

Giới phân tích nhận định, những con số ấn tượng nói trên không đến từ nỗ lực đơn lẻ của các đơn vị kinh doanh hay cơ quan quản lý ở từng điểm đến du lịch mà là kết quả của chiến lược phát triển tổng thể mang tầm quốc gia. Khi được tạo điều kiện đúng mức, kinh tế đêm có thể khai phá địa hạt không ngờ tới.

Thậm chí những khu dân cư lặng lẽ, yên bình có lịch sử hàng nghìn năm cũng có thể trở thành “thiên đường đêm” thu hút du khách nếu có sự thống nhất, chung tay của người dân và chính quyền. Đó là câu chuyện thành công "Tám phường mười ba ngõ" tại Cam Túc, Trung Quốc. Phát triển kinh tế - du lịch đêm giúp nơi này đón hơn 12 triệu lượt khách và tạo việc làm, thu nhập tốt cho hơn 10.000 người dân địa phương.

Việt Nam: Không để lỡ nhịp

Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam năm 2020 đã thể hiện tinh thần đổi mới, quyết liệt nhằm tạo dựng thêm không gian kinh tế cho doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu là rào cản khiến kinh tế đêm chưa có “đất diễn” xứng tầm tại Việt Nam.

Nhiều địa phương sở hữu tiềm năng lớn nhưng chưa thể phát triển các dịch vụ về đêm xứng tầm.
Nhiều địa phương sở hữu tiềm năng lớn nhưng chưa thể phát triển các dịch vụ về đêm xứng tầm.

Từ đó đến nay, nhiều địa phương đã nỗ lực phát triển các mô hình kinh tế đêm để thu hút khách đạt thành tựu bước đầu, nhưng chưa như kỳ vọng, chưa khai thác hết tiềm năng.

Đây cũng là điểm yếu của du lịch Việt Nam, đặt trong bối cảnh phấn đấu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa năm 2025. Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm đêm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung vào địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, muốn khai thác kinh tế đêm cần đầu tư đồng bộ, từ hạ tầng đến sản phẩm dịch vụ, các điều kiện môi trường, an ninh trật tự. Mọi thứ đều phải đáp ứng, nhất là hạ tầng, giao thông để khách du lịch cũng như người dân địa phương có thể tiếp cận một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Một số mô hình chợ đêm như chợ đêm Vui Phết (Phú Quốc) được đầu tư quy mô thu hút đông đảo khách du lịch
Một số mô hình chợ đêm như chợ đêm Vui Phết (Phú Quốc) được đầu tư quy mô thu hút đông đảo khách du lịch

“Chúng ta mới quan tâm đầu tư cái gọi là chợ đêm, mà không hiểu rằng khách hàng cần nơi giàu trải nghiệm để làm họ hứng thú mua sắm hơn là việc đi chợ đơn thuần. Thế nên, nếu chỉ đầu tư các dịch vụ đơn lẻ mà không nhìn nhận kinh tế đêm ở góc độ tổng thể thì sẽ không phát triển được”, TS Nguyễn Anh Tuấn nhận định.

Cũng theo ông Tuấn, dù đã có một số địa phương làm tốt, kết hợp doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ kinh tế đêm như tại Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An… tuy nhiên, ở góc độ quốc gia, vẫn phải có một chương trình tổng thể để phát triển kinh tế đêm, khai thác được đầy đủ những lợi thế của mỗi vùng đất để thúc đẩy gia tăng giá trị kinh tế cho địa phương.

Bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Trong nhiều nghiên cứu về kinh tế đêm gần đây, các chuyên gia khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hưởng, hay nói cách khác là “rào cản” đối với kinh tế đêm tại Việt Nam. Nổi bật trong đó là các chính sách hỗ trợ tài chính chưa được triển khai; chưa có cơ chế thu thuế, lệ phí đặc thù cho hoạt động kinh tế đêm; Đề án hay kế hoạch phát triển kinh tế đêm của một số địa phương không rõ chủ thể có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách là ai, không rõ các vướng mắc cần phải sửa đổi hoàn thiện, hay vẫn còn nhiều quy định thiếu hợp lý về hoạt động kinh tế đêm…

Phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam vẫn vướng “điểm nghẽn” chính sách. Trong ảnh: Thị trấn Hoàng Hôn tại Nam đảo Phú Quốc rực rỡ về đêm
Phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam vẫn vướng “điểm nghẽn” chính sách. Trong ảnh: Thị trấn Hoàng Hôn tại Nam đảo Phú Quốc rực rỡ về đêm

Theo Tiến sĩ Lưu Thanh Tâm (Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh), nếu Việt Nam có chính sách đột phá, tạo cơ chế tốt để người dân mạnh dạn đầu tư, kinh tế ban đêm sẽ phát triển. Ngược lại, tại một số thành phố đều áp dụng quy định sau 24 giờ đêm, các hoạt động vui chơi giải trí phải dừng lại. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có tâm lý lo ngại vấn đề an ninh trật tự đối với các hoạt động sau 24 giờ.

Các kiến nghị phổ biến được đưa ra là cần tháo gỡ bất cập về giờ giấc kinh doanh hay đề xuất các Bộ, ngành, địa phương tổ chức, quy hoạch lại các khu vực du lịch, ưu tiên phát triển kinh tế ban đêm.

Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực tiễn kể từ sau Quyết định số 1129/QĐ-TTg cho thấy, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt, sáng tạo hơn trong việc triển khai, phát triển các hoạt động kinh tế ban đêm. Dù vậy, việc xây dựng khung chính sách cho các mô hình mới như kinh tế ban đêm chỉ là nền tảng bước đầu. Việt Nam cần không ngừng theo dõi, đánh giá quá trình triển khai chính sách để có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với thực tế.

Đọc thêm

Triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng Thị trường - Tài chính

Triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.
TikTok Shop công bố lộ trình CSR 2025, cam kết chắp cánh cho "Hàng Việt vươn mình" trong kỷ nguyên số Thị trường - Tài chính

TikTok Shop công bố lộ trình CSR 2025, cam kết chắp cánh cho "Hàng Việt vươn mình" trong kỷ nguyên số

TTTĐ - TikTok Shop vừa chính thức công bố chủ đề mới cho các nỗ lực vì cộng đồng "Hàng Việt Vươn Mình" và các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) mới năm 2025 tại sự kiện "TikTok Shop CSR Day 2025 – Together For Good".
Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026 Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 121.740 tỷ đồng.
Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận Thị trường - Tài chính

Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận

TTTĐ - Ngày 17/5, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư và triển khai chính sách tín dụng của Nhà nước tại Khu Du lịch và sân golf Anara Bình Tiên.
Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc Thị trường - Tài chính

Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc

TTTĐ - Nhận lời mời từ Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), đoàn công tác tỉnh Long An dẫn đầu bởi ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 12 - 16/5/2025. Chuyến công tác thể hiện cam kết mạnh mẽ của Long An trong việc củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các đối tác Trung Quốc.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 Thị trường - Tài chính

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TTTĐ - Trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế, nhu cầu về nguồn lực tài chính, đặc biệt là vốn cho các hoạt động chuyển đổi xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với các khu công nghiệp - nơi tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, việc chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh Thị trường - Tài chính

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

TTTĐ - Chiều 9/5, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”. Hội thảo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển khu công nghiệp xanh là bước đi chiến lược, cấp thiết để Việt Nam ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Xem thêm