Tag

Phụ huynh lo lắng về tình trạng con mình phải học hơn 8 tiết mỗi ngày

Giáo dục 09/09/2021 07:00
aa
TTTĐ - Sau vài ngày học trực tuyến, nhiều cha mẹ có con học cấp THCS tại Hà Nội đang rất lo lắng về tình trạng con mình phải học 8,9 tiết mỗi ngày trước màn hình máy tính.
Đề nghị giảm cước, tăng băng thông cho học sinh học trực tuyến Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia Giáo viên, phụ huynh cùng “hiến kế” học trực tuyến hiệu quả

7,8 tiếng tiếp xúc với máy tính mỗi ngày

Nhiều trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang dạy học sinh 2 buổi mỗi ngày, tổng số tiết học lên tới 7,8 thậm chí là 9 tiết. Tính ra, một ngày học sinh phải tiếp xúc với máy tính tầm khoảng 7 đến 8 tiếng đồng hồ.

 Nhiều học sinh cấp THCS phải học 8, 9 tiết trực tuyến mỗi ngày (ảnh minh hoạ)
Nhiều học sinh cấp THCS phải học 8, 9 tiết trực tuyến mỗi ngày (ảnh minh hoạ)

Chị Đinh Thu Thuỷ ở quận Long Biên cho biết: “Con tôi đang học lớp 9, ngày nào con cũng bắt đầu học từ 7h30 đến 11h30 và buổi chiều tiếp tục từ 14h đến 17h30. Hầu như ngày nào con cũng học 5 tiết sáng và 4 tiết chiều, có 2 buổi trống thì con sẽ học bổ trợ… Tóm lại ngày nào cũng kín lịch như vậy. Dù cô giáo nói, mỗi tiết có 40 phút và giữa các tiết sẽ có 10 phút nghỉ nhưng học xong tiết này, con lại đăng nhập vào luôn tiết học tiếp theo để chuẩn bị sẵn sàng chứ cũng không hề nghỉ ngơi. Như vậy, tính ra, mỗi ngày con tôi phải tiếp xúc với máy tính khoảng 8 tiếng đồng hồ, chưa kể hôm nào có bạn không hiểu bài thì thời gian tiếp xúc với máy tính còn nhiều hơn thế… Tôi thực sự lo ngại, với kiểu học này, tài chưa thành mà đã thấy tật ở mắt rồi”.

Anh Nguyễn Quang Sáu ở quận Long Biên chia sẻ: “Tôi có 2 con, một đứa học lớp 6 và một đứa học lớp 8, tôi thấy các cháu ngồi từ 7h30 sáng đến 11h30 trưa, ăn uống xong, 1h30 cháu lại tiếp tục ngồi vào bàn học cho đến 17h chiều. Tôi thật sự rất lo, bởi thời gian cháu tiếp xúc với máy tính quá nhiều. Nếu như đi học trực tiếp, việc dạy học 2 buổi mỗi ngày là rất tốt nhưng hiện nay phải học trực tuyến, tôi nghĩ chỉ nên chú trọng kiến thức cơ bản, nếu cứ mở mang học cho đủ như học trực tiếp thì sẽ dẫn theo rất nhiều hệ luỵ mà điều nhìn thấy trước mắt là thị lực và tâm lý của các cháu”.

Phụ huynh lo lắng về tình trạng con mình phải học hơn 8 tiết mỗi ngày
Thời khoá biểu của 1 trường THCS tại quận Long Biên
Thời khoá biểu sáng và chiều của 1 trường THCS tại quận Long Biên

Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay nhiều trường công lập trên địa bàn Hà Nội đang cho học 2 buổi mỗi ngày, kể cả học sinh lớp 6 cũng vẫn phải học cả sáng lẫn chiều. Theo thời khoá biểu của lớp 8x.., trường THCS Ái Mộ, buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 là 5 tiết, buổi chiều cũng kín 4 tiết từ thứ 2 cho đến thứ 5 bao gồm cả học thêm bổ trợ (do cô giáo ghi chú thêm bên ngoài thời khoá biểu).

Tại trường THCS Dục Tú (Đông Anh), khối 8 cũng học 4 tiết sáng và 3 tiết chiều…, Lớp 9x trường THCS Võng La (Tây Hồ) cũng học đều sáng 5 tiết, chiều 3 tiết… Nhiều trường THCS trên địa bàn quận Long Biên học cả tuần sáng 5 tiết, chiều 4 tiết kín lịch từ thứ 2 đến thứ 7.

Lợi bất cập hại

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra vô số những tác hại của việc tiếp xúc nhiều với máy tính, đặc biệt với lứa tuổi học sinh. Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, có thể học gì thi đó nên các nhà trường và giáo viên bị áp lực tâm lý nặng nề dẫn đến việc cố gắng học đủ chương trình và ôn tập. Vì thế muốn giảm tải chương trình học, trước tiên cần phải giảm tải về thi cử.

Tiếp xúc màn hình máy tính quá lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ
Tiếp xúc màn hình máy tính quá lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ

Ở góc độ là nhà khoa học giáo dục, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rồi, thời gian tiếp xúc với máy tính nhiều quá sẽ khiến con người trở nên phụ thuộc và lạm dụng vào màn hình. Ngoài ra, theo các nghiên cứu về nghiện game online, người ta lấy tiêu chuẩn để chuẩn đoán về nghiện và phụ thuộc là 6 tiếng tiếp xúc với màn hình máy tính trở lên và nhu cầu ngày càng tăng, cứ ngắt khỏi màn hình là cáu gắt. Bây giờ việc dạy học online nhiều như vậy, bên cạnh đó, bố mẹ không thể kiểm soát được thời gian còn lại trong ngày mà con tiếp cận với màn hình trong cuộc sống… dẫn đến tổng thời gian sử dụng màn hình của đứa trẻ trở nên quá tải.

“Khi quá tải thì đứa trẻ sẽ có biểu hiện tổn thương về mặt thể chất gồm: Mắt, lưng, cột sống… bị ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó, mắt điều tiết nhiều quá sẽ dẫn đến đau đầu, mất ngủ; ảnh hưởng của việc ngồi nhiều là thiếu vận động, không có thời gian để giải toả căng thẳng, đứa trẻ trở nên dễ cáu gắt hơn. Từ đó dẫn đến năng lực nhận thức của trẻ ngày càng kém, khi ngồi trước màn hình nhiều không tập trung, khả năng ghi nhớ giảm, khả năng suy nghĩ, phản ứng, trả lời theo cách thức tư duy cũng giảm. Có thể sẽ có đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, thể hiện luôn cảm thấy bồn chồn, không ngồi yên được 1 chỗ, rồi cảm thấy mất năng lượng…

Đã thế, ngoài thời gian học ra, học sinh không tham gia bất cứ hoạt động nào, các em lại tiếp tục chú tâm vào những hoạt động trên màn hình, đứa trẻ trở nên thu mình lại…Về mặt lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ”, PGS. TS Trần Thành Nam cho biết.

(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, trẻ thành niên từ 15 đến 18 tuổi là giai đoạn cần phải khám phá, xác định bản sắc thì việc tiếp xúc với máy tính lâu các em sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với trẻ ít tuổi. Bên cạnh đó, những áp dụng của vấn đề học tập hiện nay làm cho các em trở nên quá căng thẳng trong cuộc sống giãn cách.

PGS. TS Trần Thành Nam nêu quan điểm: Tôi cho rằng, hiện nay, mọi người tiếp cận việc học trực tuyến này nhưng vẫn trên quan điểm là dạy học trực tiếp. Dạy học mà nhiều thế nghĩa là vẫn tiếp cận nội dung, dạy đối phó, dạy để đáp ứng thi chứ không phải dạy học để phát triển năng lực.

Dạy học trên mạng cần phải áp dụng mô hình lớp học đảo ngược. Nghĩa là các cô phải cung cấp học liệu cho học sinh đọc trước, khi vào lớp online chỉ thảo luận, cô đặt câu hỏi, gợi cho các con cùng chia sẻ trên các nhóm, không phải lôi cách thức dạy trực tiếp ở trên lớp, cứ giảng giải, bắt làm bài tập… dạy như thế không đúng tinh thần mới chuyển đổi số…

Mục tiêu của ngành giáo dục là cố gắng phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Từ đó, góp phần đắc lực thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới.

Đọc thêm

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật Giáo dục

Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật

TTTĐ - Không ngừng rèn luyện và tự tạo ra môi trường tiếp xúc với tiếng Nhật mỗi ngày; thường xuyên đọc báo, nghiên cứu tài liệu về văn hóa Nhật… Đó là những bí quyết khiến Lê Hà - sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) được biết đến với khả năng nói tiếng Nhật lưu loát như tiếng Việt.
Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học Giáo dục

Thúc đẩy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TTTĐ - Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, kết luận nhấn mạnh từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Đây là chủ trương lớn thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy

TTTĐ - Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 và ra mắt “Cẩm nang đánh giá tư duy”.
Xem thêm