Tag

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra những “nhân tai” gây sạt lở ở miền Trung

Tin tức 06/11/2020 18:56
aa
TTTĐ - Chiều 6/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Chính phủ trả lời về nguyên nhân, giải pháp ứng phó thiên tai nhằm hạn chế tối đa các vụ sạt lở, lũ lụt như vừa xảy ra tại các tỉnh miền Trung, được nhiều đại biểu chất vấn.
Ấm áp những nụ cười của đồng bào miền Trung sau mưa lũ Nhiều phần quà của người trẻ Thủ đô đến tay người dân Quảng Bình

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết đợt mưa lũ kéo dài cùng với cơn bão số 9, cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây, vừa xảy ra ở các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của người nhân và của Nhà nước.

Đợt thiên tai này đã được sự quan tâm chia sẻ của cử tri và Nhân dân cả nước đặc biệt là ý kiến chia sẻ của nhiều vị đại biểu Quốc hội về những nỗ lực của hệ thống chính quyền trong phòng chống thiên tai; Những tồn tại và nguyên nhân, giải pháp cần phải làm trong thời gian tới để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng lũ lụt, sạt lở đất có nguyên nhân đầu tiên là mất rừng và chất lượng rừng thấp
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng lũ lụt, sạt lở đất ở miền Trung có nguyên nhân đầu tiên là mất rừng và chất lượng rừng thấp

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định nguyên nhân gây ra sạt lở, lũ lụt ở miền Trung vừa qua các đại biểu Quốc hội cũng đã phân tích, các Bộ trưởng cũng đã trả lời song ông quan tâm hơn đến nguyên nhân chủ quan do con người.

Nguyên nhân đầu tiên là mất rừng và chất lượng rừng thấp. Theo Phó Thủ tướng, trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển kinh tế rừng thì rừng Việt Nam đã để phục hồi nhanh chóng.

Năm 1945, rừng Việt Nam chiếm khoảng 43% thì đến năm 1995 chỉ còn 28%, đến nay độ che phủ rừng của Việt Nam đã đạt trên 41% và đứng thứ 50/193 quốc gia và vùng lãnh thổ; Cao hơn độ che phủ rừng của một số nước trong khu vực (Trung Quốc 28%, Thái Lan 21%...) và cao hơn nhiều mức bình quân che phủ rừng của thế giới xấp xỉ 3%.

Tuy nhiên, chất lượng rừng của nước ta còn thấp, do thời gian dài rừng tự nhiên bị phá để phát triển kinh tế. Rừng mới, chất lượng không cao. Tình trạng phá rừng để làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp, phát triển kinh tế vẫn chưa được ngăn chặn triệt để và có hiệu quả, đặc biệt là tình trạng phá rừng, lấy gỗ, xây nhà...

nhiều vùng ở miền Trung đã phải đối mặt với tình trạng mưa lũ gây ngập lụt nghiêm trọn
Thời gian qua, nhiều vùng ở miền Trung đã phải đối mặt với tình trạng mưa lũ gây ngập lụt nghiêm trọng

Việc trồng rừng thay thế chưa được kiểm soát chặt chẽ từ đó đã ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, giữ nước ngọt và cũng là một nhân tố gây sạt lở đất khi có mưa lũ.

Các hoạt động đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại các khu vực miền núi như các công trình giao thông, đường dây tải điện, hệ thống đường ống... đã làm thay đổi địa hình, tác động tới ổn định kết cấu địa chất và dễ gây sạt lở, cản trở thoát lũ làm cho lũ dâng cao.

Việc xây dựng các công trình nhà ở, các công trình bệnh viện, trường học, công sở, các điểm dân cư tự phát… tại khu vực miền núi thiếu nghiên cứu yếu tố địa chất cũng là nhân tố tác động làm sạt lở đất đá trong mùa mưa lũ.

Việc xây dựng các công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện… nếu không được kiểm soát chặt chẽ từ khâu quy hoạch, lập dự án, đánh giá tác động môi trường, cho đến khâu đầu tư xây dựng và quản lý vận hành sẽ tác động rất lớn đến mưa lũ, sạt lở đất và đe dọa đến an toàn vùng hạ du.

Phó Thủ tướng cho biết, hiện cả nước có trên 7.500 hồ thủy lợi, thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với dung tích khoảng 70 tỷ mét khối nước, trong đó có 437 hồ thủy điện - thủy lợi.

Các hồ, đập thủy lợi, thủy điện có vai trò rất quan trọng trong bảo đảm an ninh nguồn nước, đáp ứng nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; Góp phần cắt lũ, đặc biệt là các hồ lớn, các hồ thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Kẻ Gỗ, Sông Tranh... Các hồ thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ cũng tham gia cắt lũ, trừ trường hợp lũ lớn phải xả lũ và thường xả tối đa bằng với lưu lượng lũ về hồ; Điều tiết nước cho mùa cạn; Tạo nguồn điện rất lớn. Tổng công suất thủy điện tiềm năng của nước ta là khoảng 36.000 MW, tổng công suất khai thác kỹ thuật khoảng 28.000 MW thì hiện nay chúng ta đã khai thác được 20.000 MW, chiếm khoảng 30 % tổng công suất nguồn điện.

Nguồn thủy điện là nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, vận hành thuận lợi và là nguồn nội lực tài nguyên của đất nước. Khác với các nguồn điện than, khí hóa lỏng, ta phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp nước ngoài. Do đó các công trình thủy lợi, thủy điện có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước.

Tuy nhiên, để xây dựng công trình hồ, đập thủy lợi, thuỷ điện cũng có tác động tiêu cực đến môi trường, vì các công trình hồ thủy lợi, thủy điện đa số đều xây dựng ở khu vực trung du, miền núi nên sẽ ảnh hưởng đến diện tích rừng. Đồng thời, việc xây dựng các công trình còn tác động đến sự ổn định của kết cấu đất đá nên cũng có thể tác động đến sạt lở đất.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra lực lượng tìm kiếm cứu nạn tuy huy động được các lực lượng Trung ương, địa phương, quân đội, công an với phương châm “4 tại chỗ” nhưng chưa có lực lượng ứng phó thiên tai, tìm kiếm nạn chuyên nghiệp. Nhất là ở cơ sở, lực lượng chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu các phương tiện chuyên dùng, do đó rất khó, chậm tiếp cận đến điểm xảy ra sạt lở, thiên tai. Từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tìm kiếm cứu nạn.

Từ phân tích trên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh 9 nhiệm vụ, giải pháp khắc phục như: Rà soát lại các kịch bản biến đổi khí hậu; Tập trung xây dựng chiến lược phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2030; Xây dựng các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm; Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống thiên tai…

“Phải nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp từ trung ương đến cơ sở. Kinh nghiệp vừa qua tại Trà Leng (Quảng Nam), lực lượng tại chỗ đã phản ứng rất tốt, rất nhanh giúp giảm thiểu thiệt hại về người”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Đọc thêm

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn Thời sự

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Pháp luật vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển Tin tức

Pháp luật vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật.
Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia Thời sự

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia

TTTĐ - Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia.
Chính phủ dành một phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ Thời sự

Chính phủ dành một phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ

TTTĐ - Sáng 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU Tin tức

Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Kế hoạch số 34-KH/BCĐ về việc tổng kết Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII giai đoạn 2021-2025.
MTTQ TP công bố danh sách ủng hộ đồng bào vùng bão lũ Tin tức

MTTQ TP công bố danh sách ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Chiều 13/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã công bố danh sách ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền hơn 56 tỷ đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

TTTĐ - Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới Thời sự

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ mang đến tư duy mới và cách làm mới cho tương lai thế giới và đề nghị tập trung thảo luận về các giải pháp mang tính chuyển đổi.
HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô Tin tức

HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Thường trực HĐND TP Hà Nội dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND TP để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và các cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật Thủ đô. Dự kiến 1 kỳ tổ chức từ ngày 11-15/11/2024 và 1 kỳ tổ chức từ ngày 12-16/5/2025).
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm