Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương lên tiếng trước tin đồn bé trai mặt sưng phù, biến dạng vì uống trà sữa
![]() |
Sưng phù mặt vì uống trà sữa?
Trên trang Facebook cá nhân, bà mẹ của cậu bé chia sẻ, hôm mùng 3 tết, chị cho con trai ăn cháo thịt heo, trưa ăn mì trứng. Tới 5h chiều đi uống trà sữa trân châu và 7h30 tối ăn cơm chiên trứng, 10h30 tối uống tiếp 1/4 cốc trà sữa nữa.
Tuy nhiên, đếh 11h đêm mặt cậu bé bỗng nhiên sưng vù, biến dạng khiến cả gia đình lo lắng, bà nội bé bắt đi cấp cứu khẩn cấp.
“Vào viện thấy các y bác sĩ mắng hơn tát nước, “Thời đại nào rồi mà cho con ăn uống như vậy, nhà chị không có tivi à? Làm thủ tục nhập viện nhanh đi."
Chỉ biết nghe, thương và xót xa khi thấy con tay sưng vù không lấy nổi máu, khi tiêm truyền mà con sợ không dám nhắm mắt ngủ... Nhà có 4 người đưa con vào thì con không muốn ai ra về, chỉ muốn có tất cả mọi người bên con.
Bất cẩn của cha mẹ và hậu quả thì con trẻ đón nhận! Xin các vị phụ huynh thật lưu tâm trước mọi quyết định về lựa chọn các món ăn đồ uống để con em chúng ta luôn được an toàn và lớn khỏe", bà mẹ viết.
Ngay sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, hình ảnh bé trai sưng hết mặt mũi nhiều người lo lắng.
Mặt khác, nhiều người cho rằng rất có thể do hệ tiêu hóa của trẻ con còn non, chưa hoàn thiện. Ngày Tết cha mẹ hay cho các bé ăn nhiều thứ dầu mỡ, bánh kẹo trong ngày nên các con dễ bị dị ứng, gây ảnh hưởng, chứ chưa thể kết luận hoàn toàn do trà sữa được.
![]() |
Đoạn chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người xôn xao
Theo đó, bé trai bị dị ứng tên là T.T. (SN 2013). Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, chị M.T. (mẹ bé T.T.) cho biết, ngày hôm qua (31/1), bé T. đã được xuất viện và chị M.T. cũng từ chối thông tin thêm về tình hình sức khỏe của con trai mình.
Chưa thấy báo cáo về trường hợp này
Liên quan đến vụ việc trên, bác sĩ Lê Thị Minh Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện tại Ban giám đốc bệnh viện vẫn chưa thấy các Khoa phòng báo cáo về trường hợp bé trai bị dị ứng sau khi ăn và uống trà sữa.
Nói về trường hợp dị ứng do ăn uống, bà Minh Hương cho biết, những thức ăn, nước uống hay thuốc... đều có thể gây dị ứng được.
"Đối với chúng tôi, những trường hợp dị ứng đó là trường hợp thông thường nên các khoa phòng không báo cáo qua lãnh đạo. Về mặt chuyên môn, ngay cả những thức ăn bổ béo chúng ta ăn thường ngày nhưng có một số bé nhỏ vẫn bị dị ứng", bà Minh Hương nói.
Dị ứng là tạng của cơ thể, khác với ngộ độc thức ăn, trẻ nhỏ hay người lớn có thể không hợp với một chất nào đó chứa trong thức ăn và do cơ địa của mỗi người. Việc ăn gì đó hay uống trà sữa bị dị ứng là do cơ địa của mỗi người nên không thể đánh giá thực phẩm đó an toàn hay không an toàn.
Bà Hương cũng đưa ra khuyến cáo, một số trường hợp mẩn đỏ sau vài tiếng uống thuốc chống dị ứng sẽ tự mất nhưng có nhiều trường hợp sưng híp nặng thì cần đưa đến cơ sở y tế vì nếu sưng đường hô hấp sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng

Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược
