Tag

Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Công nghệ số 11/10/2024 12:47
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và hạ tầng số Phát triển hạ tầng số phải đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia Chú trọng đầu tư hạ tầng số, đặc biệt là những lĩnh vực có tác động lan tỏa
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đến năm 2025 phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình

Mục tiêu Chiến lược đặt ra là đến năm 2025 phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga/cảng biển/sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G.

Năm 2025 đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Data Center); phát triển các trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE - Power Usage Effectiveness) không vượt quá 1,4.

Chiến lược phấn đấu trung bình mỗi người dân có 1 kết nối Internet vạn vật (IoT - Internet of Things); mỗi người dân có 1 định danh số. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%; phát triển các nền tảng cung cấp các công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng,...) như dịch vụ, đóng vai trò là hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số

Đến năm 2030, 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số; xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G.

Cả nước triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps.

Chiến lược yêu cầu hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ; triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang đất liền quốc tế. Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 3 lần dung lượng sử dụng thực tế).

Đồng thời, cả nước phát triển các Trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center); Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; Trung tâm dữ liệu biên đáp ứng yêu cầu trong nước và sẵn sàng phát triển các Trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub).

Số lượng kết nối IoT đạt mức trung bình cao của thế giới hoặc trung bình mỗi người dân 04 kết nối IoT; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 70%.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm đối với từng hạ tầng.

Đối với hạ tầng viễn thông và Internet: Phổ cập kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp đến hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức bao gồm: cáp quang; wifi thế hệ mới; tăng cường đầu tư phát triển các hệ thống truyền dẫn quốc tế (cáp quang biển, đất liền, vệ tinh), truyền dẫn trong nước dung lượng lớn, bảo đảm nhu cầu dự phòng, kết nối đa dạng, an toàn, bền vững.

Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, sử dụng chung các tuyến cáp quang quốc tế, bảo đảm khai thác hiệu quả dung lượng, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư. Đồng thời nghiên cứu, đầu tư tối thiểu 02 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ. Xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp quang biển mới (thời gian hoàn thành dưới 2 năm) dự phòng trường hợp phát sinh tăng trưởng đột biến nhu cầu.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cơ quan chức năng tập trung mở rộng vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ mạng di động 5G tại các khu vực trọng điểm: Khu vực hành chính công; khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu du lịch trọng điểm; cơ sở y tế; các trường cao đẳng, đại học; đầu mối giao thông; hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy; trung tâm thương mại; khu dân cư phức hợp; khu vực tập trung đông dân cư; các tòa nhà thương mại, khách sạn; các thị trấn và khu vực trọng điểm ở nông thôn; triển khai sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam...

Hạ tầng dữ liệu (trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây): Phát triển, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dữ liệu (bao gồm: các trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn quốc tế, an toàn, bền vững, theo tiêu chuẩn xanh); thu hút đầu tư trong và ngoài nước triển khai các trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center); Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; Trung tâm dữ liệu biên; phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia, trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp quốc gia; trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp vùng.

Hạ tầng vật lý - số: Triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số; phát triển hạ tầng vật lý – số bảo đảm sự vận hành rộng khắp, nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, tăng sự linh hoạt trong triển khai các hệ thống giúp giảm thiểu thời gian triển khai, nâng cao hiệu quả.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng, thúc đẩy khả năng tương tác, giao tiếp giữa các thiết bị IoT, mạng lưới thông qua các phần mềm trung gian (Middleware); tận dụng cơ sở hạ tầng mạng di động 4G, 5G cho các giải pháp IoT, khai thác sức mạnh của điện toán đám mây, và tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển các ngành công nghiệp.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng vật lý - số trong các lĩnh vực có tác động lớn như: Giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, nhà máy thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh… để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế...

Hạ tầng tiện ích số và Công nghệ số như dịch vụ: Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng: định danh số; xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xác thực văn bản số; chữ ký số và chứng thực chữ ký số.

Tiện ích số được thiết kế để cung cấp hạ tầng mềm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các chức năng cốt lõi của giao dịch số – bắt đầu từ danh tính số, thanh toán số, hóa đơn số, xác minh tài liệu số và trao đổi dữ liệu. Các tiện ích số và các nền tảng cung cấp công nghệ số như dịch vụ mới sẽ được phát triển đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số, xã hội số.

Chiến lược yêu cầu phát triển các nền tảng cung cấp công nghệ số như dịch vụ sử dụng ít dữ liệu hơn, cần ít sức mạnh tính toán hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn cung cấp công nghệ AI, blockchain, IoT như dịch vụ và sử dụng dịch vụ công nghệ AI, blockchain, IoT để thông minh hoá, tự động hoá các hoạt động kinh tế, xã hội...

Đọc thêm

Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Công nghệ số

Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp Công nghệ số

Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Huyện Mê Linh nỗ lực đưa ứng dụng iHanoi đến với người dân Công nghệ số

Huyện Mê Linh nỗ lực đưa ứng dụng iHanoi đến với người dân

TTTĐ - Tính đến 12h ngày 11/12, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có 60.585 người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản iHanoi; trong đó riêng trong 8 ngày phát động đợt cao điểm đã có gần 20.000 tài khoản đăng ký mới. Đây là kết quả sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị ở địa phương này.
Đồng bào dân tộc đón làn sóng chuyển đổi số Công nghệ số

Đồng bào dân tộc đón làn sóng chuyển đổi số

TTTĐ - "Nhờ công nghệ thông tin, học sinh huyện Ba Vì có thể xa cách về mặt địa lý, nhưng chắc chắn không thua kém về mặt trình độ", đây là lời động viên của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khi khai trương phòng máy tính tại trường THCS Tản Lĩnh. Đối với địa phương gồm khá đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như xã Tản Lĩnh, làn sóng đổi mới nhờ chuyển đổi số thực sự mang lại nhiều cơ hội tươi đẹp.
Chiến lược thông minh, đúng thời điểm tạo màn bứt tốc ấn tượng Công nghệ số

Chiến lược thông minh, đúng thời điểm tạo màn bứt tốc ấn tượng

TTTĐ - Được khai sinh tại mảnh đất Kiên Giang, từ một trụ sở khiêm tốn với 10 cán bộ nhân viên những ngày đầu thành lập, KienlongBank đã đi qua những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế bằng chiến lược đúng đắn, bằng tầm nhìn sáng suốt, bằng lớp lớp người Kiên Long Bền chí – Vững tâm – Đồng lòng và đặc biệt là được nuôi dưỡng bởi chính sự tin yêu của những khách hàng.
Trao giải quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024 Công nghệ số

Trao giải quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024

TTTĐ - Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ (RnD to Startup) 2024 đã diễn ra tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốc gia Hà Nội với sự tranh tài giữa 18 đội.
Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số Chuyển đổi số

Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số

TTTĐ - Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm bản quyền tác giả hiện vẫn phổ biến, đặc biệt là trên môi trường số. Tuy nhiên, chế tài xử phạt vẫn vẫn còn thấp, khiến nhiều khó khăn phát sinh đối với các đơn vị quản lý.
Khai trương Trung tâm dữ liệu hạ tầng chính TP Hà Nội Công nghệ số

Khai trương Trung tâm dữ liệu hạ tầng chính TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 6/12, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Công nghệ số

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Cà Mau đột phá trong công cuộc cải cách hành chính Công nghệ số

Cà Mau đột phá trong công cuộc cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, Cà Mau đã có nhiều đột phá trong công cuộc cải cách hành chính và chuyển đổi số, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ cao; nhiều chỉ số nằm trong top đầu của cả nước.
Xem thêm