Tag

Phẫu thuật cho bé gái 3 tuổi mắc bệnh lý xoắn dạ dày hiếm gặp

Tin Y tế 30/01/2023 16:59
aa
TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hoá - Trung tâm Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công một trường hợp xoắn dạ dày theo trục tạng rất nguy hiểm và hiếm gặp bằng phương pháp nội soi ổ bụng.
Quảng Ninh: Phẫu thuật thành công cho bé 4 tháng tuổi có nang ruột đôi hiếm gặp Thai phụ ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối nặng hiếm gặp được cứu sống Tưởng béo phì, bệnh nhân bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh hiếm gặp Cảnh báo gia tăng bệnh nhân mắc bệnh "hiếm gặp" nhiễm trùng nấm đen Mucormycosis

Bé Q.A (3 tuổi, ở Hà Nội), xuất hiện tình trạng đau bụng từng cơn dữ dội vùng thượng vị kèm nôn khan. Gia đình đã đưa trẻ đến khám tại bệnh viện gần nhà và được chẩn đoán rối loạn tiêu hoá.

Trẻ được cho nhịn ăn, truyền dịch, thụt hậu môn tuy nhiên các triệu chứng không cải thiện, thậm chí tình trạng đau bụng của trẻ tăng lên. Ngay sau đó, trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục thăm khám và điều trị.

TS.BS Trần Anh Quỳnh – Trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá, Trung tâm Ngoại tổng hợp cùng đồng nghiệp đang phẫu thuật cho bệnh nhi
TS.BS Trần Anh Quỳnh, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá, Trung tâm Ngoại tổng hợp cùng đồng nghiệp đang phẫu thuật cho bệnh nhi

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ThS.BS Lê Quang Dư – Khoa Ngoại Tiêu hoá, Trung tâm Ngoại Tổng hợp cho biết, bé Q.A nhập viện trong tình trạng quấy khóc, đau bụng nhiều vùng thượng vị, nôn khan, nôn dịch không có dịch mật và chướng bụng tăng dần.

Trẻ được tích cực truyền dịch bù nước, điện giải, đặt sonde dạ dày và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh như siêu âm, nội soi, chụp X-Quang, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính 128 dãy…

Kết quả trẻ được chẩn đoán bị tắc ruột, dạ dày giãn to, nghi ngờ do xoắn dạ dày và chỉ định mổ cấp cứu ngay sau đó. Dạ dày của trẻ xoắn 180 độ quanh trục tạng, dạ dày xoay dọc theo trục dài và bị tắc, bờ cong lớn bị đẩy lên trên và bờ cong nhỏ nằm xuống dưới hơn trong ổ bụng.

Các bác sĩ đã khẩn trương tháo xoắn và khâu cố định dạ dày vào thành bụng để tránh hiện tượng tái xoắn sau này.

Sau gần hai giờ phẫu thuật, trẻ đã có thể rút ống nội khí quản, tự thở hoàn toàn. Triệu chứng giảm rõ rệt vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật, trẻ hết đau bụng, ăn được sữa và đi ngoài bình thường. Trẻ xuất viện vào ngày thứ 4 sau phẫu thuật.

Theo TS.BS Trần Anh Quỳnh, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá, Trung tâm Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương: Xoắn dạ dày là tình trạng xoay xoắn bất thường của một phần dạ dày quanh phần còn lại của nó, từ 180 đến 360 độ. Xoắn dạ dày được chia theo hai loại chính: Xoắn theo trục tạng và xoắn theo trục mạc treo.

Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trên 12 tháng tuổi và không kèm các bệnh lý khác. Bệnh nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời có thể gây thiếu máu dạ dày, dẫn đến thủng, hoại tử toàn bộ dạ dày, thậm chí gây tử vong.

Nguyên nhân gây ra tình trạng xoắn dạ dày thường do bất thường các dây chằng cố định dạ dày như trường hợp của bé Q.A, hoặc có thể gặp ở trẻ bị thoát vị hoành hay thoát vị qua khe thực quản.

Biểu hiện thường gặp của bệnh ở trẻ lớn là buồn nôn, nôn khan; Chướng bụng, đau bụng vùng thượng vị; đặt ống thông dạ dày vướng.

Ở trẻ nhũ nhi, trớ và nôn là những triệu chứng thường gặp, có thể nôn ra dịch vàng hay dịch trong tùy theo vị trí bị tắc, đôi khi có thể nôn ra máu. Trường hợp nếu trong bệnh cảnh thoát vị hoành, dạ dày ở lồng ngực thường có triệu chứng suy hô hấp và thở nhanh.

Chẩn đoán xoắn dạ dày khá khó khăn vì triệu chứng của bệnh tương tự các cơn đau bụng do nhiều nguyên nhân hay gặp khác. Xoắn dạ dày thường khó được xác định chính xác trước phẫu thuật, để làm được điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp khám lâm sàng tỉ mỉ cùng các xét nghiệm cận lâm sàng thích hợp như siêu âm, chụp X-Quang, cắt lớp vi tính ổ bụng…

Các bác sĩ khuyến cáo: "Ngoài những nguyên nhân thường gặp ở trẻ tắc ruột, giãn dạ dày thì cũng cần nghĩ đến nguyên nhân ít gặp hơn như xoắn dạ dày.

Đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ, khi trẻ đột ngột nôn nhiều, đau bụng từng cơn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra".

Đọc thêm

Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng Tin Y tế

Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện; không có ca tử vong.
Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi Tin Y tế

Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú.
Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng Tin Y tế

Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng

TTTĐ - Ngày 31/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cụ ông B.V.C (72 tuổi, ở Hòa Bình) vừa được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa – một dạng nhiễm ký sinh trùng nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người suy giảm miễn dịch.
Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông Tin Y tế

Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra đột xuất Phòng khám đa khoa An Đông, qua đó phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm.
Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV Tin Y tế

Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV

TTTĐ - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.
Sao Thái Dương ghi dấu ấn tại London, Vương Quốc Anh Tin Y tế

Sao Thái Dương ghi dấu ấn tại London, Vương Quốc Anh

TTTĐ - Hội nghị quốc tế về Y học dự phòng và sức khỏe cộng đồng 2025, Sao Thái Dương chia sẻ kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng pha 2 của công thức TD0019 - Viên vai gáy của Sao Thái Dương.
4 biện pháp trọng tâm để phòng, chống dịch, bệnh sởi hiệu quả Tin Y tế

4 biện pháp trọng tâm để phòng, chống dịch, bệnh sởi hiệu quả

TTTĐ - GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Xác minh sai phạm tại Phòng khám Đa khoa An Đông Tin Y tế

Xác minh sai phạm tại Phòng khám Đa khoa An Đông

TTTĐ - Ngày 28/3, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 390/KCB-QLCL&CĐT gửi Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc tăng cường quản lý công tác khám chữa bệnh.
Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục dân số Tin Y tế

Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục dân số

TTTĐ - Sáng 28/3, quận Hai Bà Trưng đã phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận năm 2025.
Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh Tin Y tế

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh

TTTĐ - Từ đầu năm 2025 đến nay, Quảng Ninh ghi nhận 195 trường hợp mắc sởi. Trong đó, trên 70% số ca chưa tiêm vaccine, trên 16% tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng sởi và trên 12% không rõ lịch sử tiêm.
Xem thêm