Tag

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả

Nông thôn mới 28/10/2024 16:19
aa
TTTĐ - Để giúp người nông dân Thủ đô từng bước tiếp cận nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình khuyến nông cho hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giúp nông dân tiếp cận khoa học, nhân rộng những mô hình hiệu quả Đưa chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Khuyến nông Thủ đô cùng nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất Hà Nội xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến nông

Cải thiện thu nhập cho người nông dân

Những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.

Tại huyện Chương Mỹ, mỗi năm Trạm Khuyến nông huyện thực hiện khoảng 3 - 4 mô hình khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chương Mỹ Nguyễn Văn Hùng cho biết: Huyện có mô hình trồng bưởi Diễn, quy mô gần 5ha tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thượng Vực (huyện Chương Mỹ).

Sau một thời gian trồng theo hướng VietGAP, quả Bưởi đều và đẹp, tỷ lệ quả loại 1 cao. Mặt khác, mô hình được cấp chứng nhận VietGAP, nên giá bán cao hơn từ 2.000 đến 4.000 đồng/quả so với trồng bưởi truyền thống, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả
Những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân

“Trồng bưởi theo hướng VietGAP giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện quy trình sản xuất, tạo thói quen ghi chép nhật ký để có biện pháp chăm sóc cây trồng phù hợp”, ông Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Tương tự, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ mô hình nuôi dê lấy sữa và thịt, quy mô 220 con, thực hiện tại 4 điểm trên địa bàn huyện Thạch Thất và huyện Sóc Sơn.

Ông Trần Văn, một trong những hộ nuôi dê theo mô hình khuyến nông tại xã Hạ Bằng (huyện Thạch Thất) chia sẻ: Nhờ sự hỗ trợ của cơ quan khuyến nông về kỹ thuật, con giống, mô hình nuôi dê lấy sữa và thịt của gia đình ông đang phát huy hiệu quả, đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, cho giá trị kinh tế cao.

Hỗ trợ các hộ dân mở rộng sản xuất

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, thời gian qua, trung tâm đã phối hợp với các địa phương chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình trình diễn, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10% đến 20% so với ngoài mô hình. Khi kết thúc, trung tâm tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm và mô hình nào hiệu quả sẽ nhân rộng ra các địa phương khác.

Thông qua việc hỗ trợ các mô hình khuyến nông đã đưa các tiến bộ khoa học, công nghệ đến gần với nông dân, giúp họ thay đổi phương thức sản xuất, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, tạo ra nông sản an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ mô hình nuôi dê lấy sữa và thịt, quy mô 220 con, thực hiện tại 4 điểm trên địa bàn huyện Thạch Thất và huyện Sóc Sơn

Hiện tại, việc triển khai các mô hình khuyến nông gặp không ít khó khăn do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới chưa đầy đủ, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo; đầu ra cho sản phẩm còn bấp bênh, không ổn định…

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Để các mô hình khuyến nông tiếp tục phát huy hiệu quả, các đơn vị chức năng cần chọn các mô hình gắn với nhu cầu thực tế của người dân và phù hợp với định hướng phát triển của ngành Nông nghiệp Thủ đô.

Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân; triển khai hỗ trợ cây, con, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng bệnh… Từ đó, hình thành các tổ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cũng như phát triển thương hiệu, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi tư duy sản xuất cho người dân.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ hỗ trợ các hộ dân, hợp tác xã vay vốn từ Quỹ Khuyến nông thành phố để phát triển mô hình sao cho hiệu quả nhất.

Mặt khác, khuyến khích nông dân thực hiện các hình thức liên kết, nhân rộng vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP và thực hiện đồng bộ quy trình trên diện rộng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng yêu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm