Tag
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối

Muôn mặt cuộc sống 11/10/2024 12:59
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái, thu nhập cao Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng Thực hiện “5 tiên phong” phát huy thế mạnh Vùng đồng bằng sông Hồng
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục - đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hệ thống đô thị vùng phát triển cân đối, bền vững, có mối liên kết chặt chẽ với khu vực nông thôn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý các vấn đề môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo an ninh nguồn nước...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh

Về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế: Vùng phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam theo hướng cao tốc Bắc Nam phía Đông, phía Tây, quốc lộ (QL) 1 (Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình), hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình)), hành lang QL18 (Nội Bài - Hạ Long).

Các tỉnh tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính - ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu. VÙng mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; tập trung phát triển chuỗi sản phẩm tổng hợp về du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, giải trí biển, du lịch đô thị tại khu vực động lực du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.

Vùng hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh, ứng dụng công nghệ số để kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và các hành lang kết nối của vùng. Các tỉnh đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, hạ tầng số, hạ tầng đô thị, các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai, các trục hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh. Phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội: Đường sắt đô thị, không gian ngầm, giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn giao thông, úng ngập.

Kế hoạch yêu cầu tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn, nhất là hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, IoT…; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư các công trình văn hóa, thể thao, du lịch. Các tỉnh chú trọng đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải, chống ngập, nhất là tại Hà Nội, các đô thị lớn; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, đê sông, đê biển, nhất là các tuyến đê cấp III, cấp đặc biệt thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; chú trọng đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vùng hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do trên cơ sở hoàn thiện chính sách, mô hình phát triển và quản lý nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do đồng bộ, hiện đại, gắn với các hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng, có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục - đào tạo

Về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục - đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số: Vùng hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học theo hướng hiện đại, hội nhập, hiệu quả, công bằng, minh bạch.

Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của quốc gia, khu vực và quốc tế; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt nhằm phát triển nhanh, toàn diện đội ngũ nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Vùng xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường tiềm lực của hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo vùng, địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Vùng hình thành và phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng; hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo trên cơ sở liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ với các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu.

Các tỉnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển của vùng và của các địa phương trong vùng; ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, có hợp tác chuyển giao công nghệ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phát triển mạnh công nghiệp văn hóa

Về phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế - xã hội, vùng tập trung bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, nhất là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia trước những tác động, ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế khác như các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn liền với các triều đại Đinh, Lý, Trần… trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và các khu di tích quốc gia, đền, chùa; rà soát, phục dựng, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị, di tích lịch sử, di sản văn hóa của các địa phương.

Vùng đẩy mạnh liên kết giữa các lĩnh vực văn hóa nhằm tận dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng; phát huy vai trò kết nối của trung tâm quốc gia - Hà Nội, trung tâm vùng trong hoạt động văn hóa; phát triển mạnh công nghiệp văn hóa trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống.

Các tỉnh chú trọng liên kết phát triển văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước gắn với hình thành và phát triển các hành lang kinh tế kết nối với các trung tâm động lực của các tỉnh trong vùng với các vùng khác; hình thành liên kết vùng kết nối các công trình di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long - Phố Hiến - Tam Chúc - Bái Đính - Chùa Hương, gắn với hạ tầng giao thông kết nối vùng Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng

Đảm bảo hệ thống đô thị vùng phát triển cân đối, bền vững, có mối liên kết chặt chẽ với khu vực nông thôn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng tập trung phát triển hệ thống đô thị trong vùng hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất để vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng đô thị lớn, có tỷ lệ đô thị hóa cao và chất lượng sống tốt.

Vùng lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch đô thị (theo mô hình TOD); chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng và các sông lớn trong vùng, đáp ứng yêu cầu thoát lũ, phòng, chống thiên tai, khai thác, sử dụng hiệu quả không gian, quỹ đất.

Việc phát triển các trung tâm hành chính tỉnh, thành phố để tăng cường liên kết, hình thành các chuỗi đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa.

Vùng thực hiện đồng bộ các chính sách, đầu tư các công trình hạ tầng đô thị giảm tải ùn tắc, chống ngập cho các đô thị lớn (nhất là các thành phố Hà Nội, Hải Phòng), thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; tiếp tục thực hiện di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội; có chính sách đủ mạnh đảm bảo đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở trong khu công nghiệp cho người lao động và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là cho công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp...

Đọc thêm

HĐND quận Hoàng Mai quyết nghị nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

HĐND quận Hoàng Mai quyết nghị nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025

TTTĐ - Ngày 19/12, HĐND quận Hoàng Mai khóa IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Đây là kỳ họp quan trọng nhằm đánh giá toàn diện kết quả phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính - ngân sách, đầu tư công năm 2024; đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2025; đồng thời thông qua 6 Nghị quyết quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Chàng trai khiếm thị và trái tim ngập tràn yêu thương Muôn mặt cuộc sống

Chàng trai khiếm thị và trái tim ngập tràn yêu thương

TTTĐ - Câu chuyện của chàng trai khiếm thị Phùng Văn Minh với những biến cố thơ ấu, sự kiên trì và niềm tin vào cuộc sống đã lay động trái tim nhiều người. Từ bàn tay trắng, anh đã kiến tạo tương lai không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng người khuyết tật.
Quận Hoàng Mai gắn bia di tích cách mạng tại đình Kim Lũ Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàng Mai gắn bia di tích cách mạng tại đình Kim Lũ

TTTĐ - Sáng 19/12, quận Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Lễ gắn bia địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng, kháng chiến tại đình Kim Lũ (phường Đại Kim). Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, nhằm ghi nhận, tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương, đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm Muôn mặt cuộc sống

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Thúc đẩy giải pháp bảo hiểm toàn diện cho cộng đồng Muôn mặt cuộc sống

Thúc đẩy giải pháp bảo hiểm toàn diện cho cộng đồng

TTTĐ - Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển các giải pháp bảo hiểm vi mô toàn diện, hướng tới việc đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương.
Tân Hiệp Phát xây dựng bản sắc VHDN, tạo nội lực hiện thực hóa sứ mệnh “phụng sự xã hội” Muôn mặt cuộc sống

Tân Hiệp Phát xây dựng bản sắc VHDN, tạo nội lực hiện thực hóa sứ mệnh “phụng sự xã hội”

TTTĐ - Khác với nhiều doanh nghiệp dùng doanh thu và lợi nhuận để khẳng định sức mạnh kinh tế, Tân Hiệp Phát đã và đang dùng chính thành quả từ nỗ lực sản xuất kinh doanh để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động phát triển an sinh xã hội, khẳng định trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp đối với đất nước.
Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động Muôn mặt cuộc sống

Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động

TTTĐ - Với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn trên địa bàn Hà Nội đang tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động.
HĐND quận Cầu Giấy: Định hướng nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

HĐND quận Cầu Giấy: Định hướng nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/12, HĐND quận Cầu Giấy khóa VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 15 - kỳ họp thường lệ cuối năm. Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ VI; đánh giá kết quả thực hiện năm 2024 và đề ra các giải pháp quan trọng, đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, đầu tư công năm 2025; đồng thời ban hành 6 nghị quyết thiết yếu (4 nghị quyết chuyên đề, 2 nghị quyết thường kỳ).
Mang áo ấm, sữa ngon đến trẻ em vùng cao Tuyên Quang Muôn mặt cuộc sống

Mang áo ấm, sữa ngon đến trẻ em vùng cao Tuyên Quang

TTTĐ - Khi tiết trời những ngày cuối năm trở rét cũng là lúc chuyến xe của Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tiếp tục lăn bánh, mang sữa ngon, áo ấm, quà vui đến với trẻ em miền cao.
Xem thêm