Tag
Hà Nội

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

Văn hóa 18/04/2025 14:59
aa
TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có các đồng chí: Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao; Lê Ngọc Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội; Nguyễn Công Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; lãnh đạo các đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các ban, sở, ngành; một số quận, huyện, thị xã cùng các nhà khoa học, đại diện làng nghề, nghệ nhân, nghệ sĩ…

Nền tảng để biến văn hoá thành nguồn lực
Quang cảnh hội thảo

Nền tảng để "biến" văn hoá thành nguồn lực

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Hội thảo là cơ hội quý giá để TP Hà Nội tiếp thu các ý kiến quan trọng của các lãnh đạo, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia, các nghệ nhân, nghệ sĩ… về hoàn thiện, xây dựng thể chế bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô, xứng tầm với truyền thống ngàn năm Thăng Long Hà Nội và xây dựng Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước nói chung và phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng.

Về thi hành Luật Thủ đô năm 2024, hiện nay, TP Hà Nội đã xây dựng, ban hành hệ thống quy phạm của pháp luật, cụ thể hóa quy định của Luật Thủ đô về bảo vệ phát triển văn hóa. Theo kế hoạch, tại HĐND TP sẽ xem xét, ban hành 2 dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa.

“Hội thảo hôm nay tập trung thảo luận về vấn đề mô hình tổ chức, hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; cách thức thành lập, vận hành các khu phát triển công nghiệp văn hóa, làng nghề, các khu có lợi thế phát triển công nghiệp văn hóa.... để phát huy thế mạnh, biến văn hóa thành động lực phát triển Thủ đô”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội thông tin và kỳ vọng hai nghị quyết này nếu được ban hành sẽ là cơ sở quan trọng của việc phát triển văn hoá nói chung, công nghiệp văn hoá nói riêng, là nền tảng để "biến" văn hoá thành nguồn lực Thủ đô, giúp Hà Nội đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững.

Nền tảng để biến văn hoá thành nguồn lực
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo

Tái sử dụng các công trình, khu công nghiệp cũ

Tại hội thảo, các cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, nghệ nhân... đã tập trung vào các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội. Các kinh nghiệm của các nước như Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, khu phát triển thương mại và văn hóa đã gợi mở nhiều bài học cho Thủ đô Hà Nội.

Trong đó, KTS Emmanuel Cerise, Trưởng đại diện Vùng Région Ile-de-France tại Hà Nội, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam cho biết, ngành công nghiệp văn hóa mang lại cho Pháp 110 tỷ đô/năm. Tại Paris, khi phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa, chính quyền rất quan tâm đến kết nối được giao thông công cộng. Những điểm văn hóa rất thu hút và nhu cầu giao thông công cộng gắn với các điểm này gia tăng. Hiện tại, tuyến đường sắt 200km nội vùng Paris kết nối tất cả các điểm văn hóa chính của vùng.

“Hà Nội hiện có 2 tuyến đường sắt đô thị. Tôi hy vọng, Hà Nội nên gắn các điểm văn hóa này với lộ trình tuyến đường sắt đô thị. Metro là phương tiện lý tưởng để quảng bá, phát triển công nghiệp văn hóa” - KTS Emmanuel Cerise nêu.

Nền tảng để biến văn hoá thành nguồn lực
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Lê Ngọc Anh phát biểu tại hội thảo

Trong khi đó, bà Phạm Thanh Hường, Trưởng ban Văn hoá Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho rằng, Hà Nội có nhiều di sản đô thị cũ đã được làm sống lại qua các lễ hội sáng tạo như Bốt Hàng Đậu, Nhà máy xe lửa Gia Lâm… Đây là tiềm năng lớn để phát triển trung tâm công nghiệp văn hoá.

Bà Phạm Thanh Hường đề xuất tái sử dụng khu công nghiệp cũ, di sản công nghiệp bị bỏ hoang thành trung tâm công nghiệp văn hoá - vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo cảm hứng sáng tạo. Ngoài ra, cần phát triển trung tâm liên kết đa ngành: Văn hóa, thiết kế sáng tạo, công nghệ, khuyến khích thử nghiệm mới và tạo không gian trải nghiệm.

Là người tham gia xây dựng nhiều mô hình công nghiệp văn hoá tại Hà Nội, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh chia sẻ tiêu chí xây dựng mô hình mới bên cạnh việc tái sử dụng công trình cũ. Theo ông, để hiệu quả, trung tâm công nghiệp văn hoá nên có diện tích từ 1 - 5 ha, thu hút khoảng 60 - 80 gian hàng, đồng thời có không gian chung thiết kế thân thiện, gắn kết cộng đồng.

Phát huy sự sáng tạo, đổi mới của khu vực tư nhân

Tham gia đóng góp tại hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Lê Ngọc Anh đề xuất, Hà Nội hoàn thiện cơ chế, chính sách (ưu đãi đất đai, quy hoạch đô thị, thuế…), tạo hành lang pháp lý phát triển các không gian sáng tạo và ngành công nghiệp văn hoá có thế mạnh; chọn trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp văn hóa - sáng tạo; đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ các trung tâm; đa dạng mô hình tổ chức công - tư; cập nhật quy hoạch phù hợp với định hướng công nghiệp văn hoá.

Nền tảng để biến văn hoá thành nguồn lực
Đại biểu dự hội thảo

Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, chủ đầu tư về công nghiệp văn hoá cần hạ tầng tài chính và nền tảng quản trị, do vậy, TP cần hỗ trợ doanh nghiệp cơ chế về quỹ đầu tư, giúp doanh nghiệp kết nối cộng đồng, phát triển các nội dung sáng tạo.

Ngoài ra, TP cũng cần hỗ trợ vấn đề sở hữu trí tuệ; tạo đầu mối kết nối doanh nghiệp; đồng thời đề xuất áp dụng VAT chỉ 3-5% cho các doanh nghiệp sáng tạo nhỏ…

Kết luận tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã tiếp thu và trao đổi làm rõ thêm một số ý kiến đại biểu. Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP khẳng định, việc phát triển công nghiệp văn hoá là một trong những chủ trương quan trọng của TP nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hiện nay, TP sẽ ưu tiên việc sử dụng lại các khu nhà máy, trụ sở, khu công nghiệp cũ để cải tạo, chuyển đổi công năng phục vụ phát triển văn hóa.

Bên cạnh đó, TP đã ban hành Nghị quyết về liên doanh, liên kết, nhượng quyền… Đây là cơ sở để các đơn vị mạnh dạn thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá theo hình thức này. “Thành phố sẽ chủ trương đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư (đầu tư công, quản trị tư), phát huy sự sáng tạo, đổi mới của khu vực tư nhân”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết.

Nền tảng để biến văn hoá thành nguồn lực
Quang cảnh hội thảo

Ngoài ra, đồng chí Lê Hồng Sơn lưu ý cần quan tâm đến quy hoạch chuyên ngành, tránh chồng chéo, để có thể huy động tối đa các nguồn lực cùng tham gia phát triển. Với vai trò định hướng, Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hoá cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Xem thêm