Phát huy bản sắc, văn hóa làng nghề
Nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc với nhiều hoạt động hấp dẫn Tinh hoa làng nghề qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại |
Festival được tổ chức nhằm bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của TP Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.
Những hoạt động của Festival sẽ góp phần tạo nên không gian giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; Tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề.
![]() |
Làng nghề truyền thống nón chuông (Chương Mỹ - Hà Nội) |
Đồng thời, Festival là dịp quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước; Từ đó, từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề.
Tại Festival này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp với UBND TP Hà Nội đồng chủ trì tổ chức.
Sự kiện chính "Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023" diễn ra từ ngày 9 - 12/11 với ba nội dung, gồm: Lễ vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi với khoảng 100 đại biểu nghệ nhân, thợ giỏi của các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Lễ Khai mạc Festival và Hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Festival lần này có sự tham gia của đông đảo các đoàn khách, gian hàng quốc tế. Cụ thể, trong hơn 300 gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP có 20 gian hàng quốc tế…
Lễ Khai mạc Festival được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị lịch sử, văn hóa cao quý nhất (dự kiến tối 9/11), với khoảng 300 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, TP Hà Nội và các địa phương; Đại diện một số tổ chức quốc tế, các nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh và tham gia hội chợ.
Trong đó, nổi bật là lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên và tái hiện lễ rước tổ nghề tại một số làng nghề truyền thống Việt Nam (dự kiến tái hiện lễ rước tổ nghề làng nghề giày da Hoàng Diệu - Hải Dương và làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông).
Bên cạnh đó, 6 sự kiện hưởng ứng Festival do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì và phối hợp thực hiện gồm: Đêm biểu diễn chương trình nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống; Hội thảo Quốc tế bảo tồn và phát triển làng nghề; Hội thảo kết nối giao thương Việt Nam-San Marino; Hội thảo Xúc tiến Thương mại Việt Nam - Mông Cổ; Hội thảo xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ; Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.
Đây là sự kiện lớn tổ chức trong thời điểm mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội - mùa Thu, vì thế dự kiến sẽ là dịp để thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến Thủ đô.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh thu trên 1.300 tỷ đồng từ du lịch trong 2 ngày nghỉ lễ

Sa Pa ước đón 150.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4

Hàng nghìn du khách đổ về tham quan suối cá thần Thanh Hóa

Nhiều chương trình thể dục thể thao biển đặc sắc chào đón du khách

Du lịch -động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Quảng Ninh

Bừng sáng đêm hội Carnaval Hạ Long 2025

Hàng ngàn du khách nô nức đến Sun World Ha Nam - thiên đường “giải nhiệt” mới tại miền Bắc

Emirates và Sun Group hợp tác thúc đẩy du lịch Việt Nam

Đường hoa biển Đà Nẵng - điểm check-in mới hấp dẫn du khách
