Tag

Những quả đồi “biến mất” tại Bắc Giang - Kỳ 4: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra

Bạn đọc 30/08/2018 17:16
aa
TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng tải loạt bài phản ánh về tình trạng buông lỏng quản lý trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường tại huyện Tân Yên. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang là ông Nguyễn Văn Linh đã có chỉ đạo khẩn cấp, giao Sở TN&MT làm đầu mối thành lập đoàn kiểm tra ngay lập tức vấn đề báo nêu.

Những quả đồi “biến mất” tại Bắc Giang - Kỳ 4: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra

Bài liên quan

Kỳ 1: Bát nháo tình trạng khai thác đất tại huyện Tân Yên

Kỳ 2: Hàng vạn khối đất bị "đánh cắp” tại huyện Tân Yên đã đi đâu?

Kỳ 3: Ai tiếp tay để cho đất “tặc” hoành hành tại Tân Yên ?

Trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Văn Linh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc hàng vạn khối đất khai thác trái phép tại huyện Tân Yên mang đi đổ vào đường Vành đai 4 tại huyện Hiệp Hoà, tôi đã giao cho Giám đốc Sở TN&MT thành lập đoàn kiểm tra. Nếu phát hiện sai phạm, chắc chắn sẽ xử lý nghiêm khắc”.

Ông Lưu Xuân Vượng - Giám đốc Sở TN&MT cũng xác nhận điều này và giao cho một Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực thành lập đoàn kiểm tra khẩn cấp về huyện Tân Yên xác minh.

Trước đó, tại buổi làm việc với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đề nghị ông Nguyễn Đức Sơn cung cấp danh sách các điểm được cấp phép hạ cốt nền và khai thác đất đồi trên địa bàn huyện. Ông Sơn cho biết “Hiện tại danh sách này là do đồng chí Thá - Phó phòng đang là người cầm. Đồng chí Thá hôm nay lại không có mặt ở trụ sở nên chúng tôi sẽ cung cấp cho phóng viên sau”.

Video: Bát nháo tình trạng khai thác đất ở Tân Yên - Bắc Giang.

Tuy nhiên, sau nhiều ngày chờ đợi, phóng viên vẫn không được cung cấp danh sách trên. Liên hệ với Chủ tịch UBND huyện Tân Yên - Dương Ngô Mạnh thì vị này nói: ”Các chú muốn biết có bao nhiêu điểm khai thác đất trái phép thì tự đi mà điều tra, anh không cung cấp”.

Câu trả lời của ông Dương Ngô Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tân Yên đã khiến cho phóng viên khá bất ngờ. Đặc biệt là cách nói vô cùng kiên quyết của ông khi được phóng viên hỏi, danh sách này có điều gì mà lại không thể cung cấp? Ngay lập tức ông Mạnh trả lời: “Không có gì cũng không cung cấp”.

Bởi cách trả lời kiên quyết của vị Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, phóng viên đành ra về mà không có được danh sách các điểm có giấy phép hạ cốt nền, khai thác đất đồi trên địa bàn huyện này.
Bởi cách trả lời kiên quyết của vị Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, phóng viên đành ra về mà không có được danh sách các điểm có giấy phép hạ cốt nền, khai thác đất đồi trên địa bàn huyện này.

Sau đó, phóng viên đã phải tới làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang để có được danh sách mà huyện Tân Yên kiên quyết “che giấu”.

Theo như danh sách này, năm 2018 chỉ có 5 điểm được chấp thuận cho khai thác. Trong đó gồm có địa điểm của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang; Công ty TNHH Khoáng sản Trung Bắc ở Núi Hin, xã Cao Xá; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Đại Thắng, khai thác đất tại thôn Tiến Sơn Tây, xã Hợp Đức; cá nhân ông Phạm Văn Toàn, thôn Thượng, xã Liên Sơn và Trung tâm Nghiên cứu đất và Phân bón vùng Trung Du ở thôn Đồi Chùa, xã Ngọc Vân.

Từ năm 2016 - 2017, toàn huyện Tân Yên có 25 điểm được chấp thuận cho phép hạ cốt nền, đa phần số lượng đất dư thừa được vận chuyển đi đều dưới 3000m3.

Nhiều quả đồi đã bị múc sâu từ 5 - 7m, trên diện tịch cả nghìn mét vuông.
Nhiều quả đồi đã bị múc sâu từ 5 - 7m, trên diện tịch cả nghìn mét vuông.

Câu hỏi mà dư luận đặt ra là tại sao Chủ tịch UBND huyện Tân Yên lại kiên quyết không cung cấp danh sách các điểm được chấp thuận cho san gạt mặt bằng, hạ cốt nền, khai thác đất trên địa bàn huyện?.

Liệu có phải UBND huyện Tân Yên sợ bị “chỉ mặt” những điểm đang có hoạt động hạ cốt nền, khai thác đất nhưng lại không có giấy phép hoặc khai thác ngoài chỉ giới, vượt khối lượng?.

Video: Video: Hoạt động rầm rộ của những chiếc xe có trọng tải lớn chở đất từ huyện Tân Yên về huyện Hiệp Hòa.

Trách nhiệm của người đứng đầu địa phương ở đâu? Trong khi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã từng có chỉ đạo rất sát sao về việc không để “chảy máu khoáng sản”?.

Nhận định về vấn đề này, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Chính quyền phải có trách nhiệm trong việc không được để xảy ra hàng đoàn xe có trọng tải lớn hàng ngày, hàng giờ chạy ngênh ngang cày nát những con đường và những cây cầu yếu!.

Đó là chưa nói tới việc buông lỏng quản lý để cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng giấy phép hạ cốt nền khai thác đất quá khối lượng làm thất thu nguồn thu thuế của Nhà nước, ảnh hưởng tới cảnh quan, hệ sinh thái thiên nhiên và đặc biệt lad cuộc sống của người dân.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm