Tag

Những phận đời khốn khó cạnh dự án tỷ đô vùng đông Duy Xuyên, Quảng Nam

Phóng sự 04/07/2022 17:21
aa
TTTĐ - Được kiểm kê đã nhiều năm, nhưng đến nay hàng trăm hộ dân tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) vẫn chưa được tái định cư và phải sống trong cảnh khó khăn.
Quảng Nam: Quy hoạch phát triển đô thị Duy Hải - Duy Nghĩa và đô thị Bình Minh Quảng Nam: 8,5 tấn cá trôi ra biển trong đêm, người dân thiệt hại hàng tỷ đồng Quảng Nam: Trường học, nhà dân trơ nóc sau trận lốc xoáy kinh hoàng Quảng Nam: Quà tết đến sớm với người dân xã Duy Trung Quảng Nam: Bất động sản công nghiệp tháo gỡ nút thắt thị trường
Những phận đời khốn khó cạnh dự án tỷ đô vùng đông Duy Xuyên, Quảng Nam
Đường vào khu giải tỏa của thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên đang bị "treo" hơn 10 năm nay (Ảnh: V.Q)

Xót ruột với cảnh nhà cửa, vườn tược xuống cấp, xơ xác sau nhiều năm chờ đợi để được tái định cư (TĐC) đến nơi ở mới, người dân vùng đông Duy Xuyên tại xã Duy Hải cũng phải đành ngậm ngùi tạm cư trong tâm trạng đầy bức xúc.

Đi không được, ở cũng không xong

Những ngày đầu tháng 7, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô có mặt tại khu vực nổng cát ven biển dài cả cây số thuộc các thôn Tây Sơn Tây, Tây Sơn Đông, xã Duy Hải để ghi nhận về cuộc sống của người dân nằm trong vùng "giải tỏa trắng" để nhường đất cho dự án Nam Hội An.

Khác với viễn cảnh về cuộc sống ổn định, an cư như các khu vực khác, người dân thôn Tây Sơn Tây và Tây Sơn Đông giờ đây đang phải vật lộn từng ngày trong những căn nhà lợp tôn đã rỉ sét và xuống cấp trầm trọng.

Cạnh những căn nhà với những mái tôn cũ kỹ là xen kẽ những ngôi nhà trơ mái với những mảng từng xiên vẹo, dang dở gạch vôi do một số hộ dân đã tháo dỡ cửa, tài sản để di dời đến nơi khác định cư do được... "ưu ái" cấp đất.

Là hộ gia đình được phía Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam (Công ty Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam) thực hiện công tác kiểm kê đất đai, nhà cửa và công trình vật kiến trúc lần đầu từ năm 2011 nhưng đến nay bà Dương Thị Ba (ngụ thôn Tây Sơn Tây) vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa việc bố trí TĐC trên diện tích hơn 300m2 đất ở.

Quảng Nam: Vướng "cơ chế" mới, hơn 200 hộ dân xã Duy Hải "dài cổ" chờ tái định cư
Bà Dương Thị Ba kể về "hành trình" nhà cửa, đất đai bị kiểm kê đến 2 lần nhưng đến nay vẫn chưa có đất TĐC (Ảnh: V.Q)

"Họ đến kiểm kê lần đầu rồi rời đi. Mãi đến năm 2016, họ tiếp tục đến kiểm kê lần nữa khiến gia đình cảm thấy ổn thỏa vì sắp được TĐC. Tuy nhiên, họ đo đạc xong rồi đề nghị cấp cho gia đình 1 lô phụ bên trong khu TĐC Duy Hải. Ai cũng ngã ngửa vì đất ở bị thu hồi cho dự án nhưng đơn vị bồi thường lại đi cấp cho lô phụ.

Chúng tôi phản đối thì họ... im lặng. Chúng tôi tiếp tục đi hỏi đất thì họ nói đất TĐC đã hết. Giờ, về nhà ai cũng thấy tức tối và xót cho cảnh nhà cửa xuống cấp nhưng không dám sửa chữa vì sợ bị... phạt", bà Ba kể.

Rời nhà bà Ba, chúng tôi được người dân chỉ dẫn đến ngôi nhà của ông Dương Văn Bốn (thôn Tây Sơn Đông). Ngôi nhà của ông Bốn "đặc biệt" hơn hàng trăm hộ dân khác ở chỗ là được đổ tấm bằng bê tông để khỏi phải khăn gói đồ đạc, bỏ chạy mỗi khi mùa bão ập đến.

Quảng Nam: Vướng "cơ chế mới", hơn 200 hộ dân Duy Hải "dài cổ" chờ tái định cư
Ông Xược sống hiu quạnh bên trong căn nhà cấp bốn đang chờ... giải tỏa trắng (Ảnh: V.Q)

Khác với những đề nghị về việc cấp lô phụ TĐC như hộ bà Ba, hộ ông Bốn đến nay vẫn chưa được bất kỳ một đơn vị nào đến đề nghị di dời nhà cửa hoặc đề nghị cấp đất TĐC sau khi được bên giải tỏa đến nhà kiểm kê vào năm 2017.

"4 hộ dân quanh đây đều sống trong cảnh khốn khổ vì đi không được, ở cũng không xong". Họ đến kiểm kê rồi đi. Bà con cứ mòn mỏi được di dời đến chỗ ổn định để tiếp tục bám trụ với nghề biển. Viễn cảnh tốt đẹp không thấy đâu, nhưng nhà cửa nay đã thấy rõ, đó chính là xuống cấp.

Đất đai thì ngày càng bạc màu nơi vùng biển xác xơi và thưa dần các mảng rừng phi lao chắn gió khiến ai cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

"Nguyện vọng của gia đình là được di dời, cấp đất TĐC để 2 đứa con gái được an cư. Chúng tôi chờ mãi nhưng đến nay vẫn chưa biết mình đi đâu?", ông Bốn, ngậm ngùi kể.

Chờ đến bao giờ?

Khốn đốn nhất tại vùng "giải tỏa trắng" tại "dự án tỷ đô" như dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, không ai không kể đến trường hợp của ông Võ Xược (ngụ thôn Tây Sơn Đông).

Dù đã ngoài 83 tuổi nhưng ông Xược vẫn cố bám trụ với căn nhà cấp bốn nằm lọt lõm giữa ngã tư đường đất lởm chở đá dăm dẫn ra phía biển.

Thấy cảnh cùng cực sau thời gian chờ được TĐC nhưng không thành, các thành viên trong gia đình ông Xược lần lượt rời đi nơi khác để định cư.

"Con cái rời đi để làm ăn, sinh hoạt riêng với gia đình cũng vì ổn định cuộc sống sau này. Còn tôi thì cố bám trụ dù nhà cửa đang xập xệ.

Bà con quanh đây ai cũng như tôi, đều muốn TĐC nhưng đã nhiều năm nay đều chưa nhận được kết quả như ý muốn. Chúng tôi ở miền biển, giờ đã già yếu nên chỉ muốn an cư. Thảm cảnh kiểm kê rồi để đó sẽ khiến người dân khổ dài dài chứ sướng ích gì!", ông Xược chép miệng rồi bỏ đi.

Quảng Nam: Vướng "cơ chế mới", hơn 200 hộ dân Duy Hải "dài cổ" chờ tái định cư
Thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải chưa được giải tỏa để phục vụ dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Ảnh: V.Q)

Trước nhưng bức xúc của người dân miền biển đang sống mòn mỏi và phải "dài cổ" chờ được di dời, cấp đất TĐC để ổn định cuộc sống, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo xã Duy Hải để làm rõ thực trạng.

Theo ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Duy Hải, hiện địa bàn 2 thôn mà phóng viên phản ảnh có đến khoảng hơn 200 hộ dân chưa được đơn vị giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện giải tỏa, bố trí TĐC do quỹ đất trước đây đã "cạn" và đang vướng "cơ chế mới".

Ông Thống cho rằng, trước các hộ dân bị giải tỏa trắng được đơn vị bồi thường bố trí TĐC theo quy định và Luật Đầu tư công.

"Các hộ dân bị giải tỏa, di dời đến khu TĐC trước đây do nhà nước thi công và bố trí cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề TĐC đang bị vướng cơ chế mới về Luật Nhà ở nên người dân chưa được cấp đất sau khi bị thu hồi đất.

Quảng Nam: Vướng "cơ chế mới", hơn 200 hộ dân Duy Hải "dài cổ" chờ tái định cư
Làng quê Duy Hải xác xơ bởi ảnh hưởng dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Ảnh: V.Q)

Cụ thể, Khu TĐC Duy Hải (giai đoạn 1) trước đây do nhà nước thi công và đã bố trí TĐC cho khoảng 200 hộ dân nhưng đến nay người dân vẫn chưa được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện nay, 2 khu TĐC Duy Hải (giai đoạn 2, 3) do doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng nên chính quyền đã và đang đề nghị cấp trên vào cuộc giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc để người dân được TĐC càng sớm càng tốt", ông Thống cho hay.

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, pháp lý

Vào ngày 1/4 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn gửi Sở Tài nguyên - Môi trường, Công ty Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam về việc khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan và xây dựng, thẩm định, trình phê duyệt phương án giá đất cụ thể các Khu TĐC đầu tư theo Luật Nhà ở phục vụ công tác GPMB dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Công ty Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam khẩn trương làm việc với các ngành, địa phương để được hướng dẫn hoàn chỉnh đầy đủ các hồ sơ pháp lý liên quan đến các dự án Khu TĐC đầu tư theo Luật Nhà ở phục vụ công tác GPMB dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 2790, Thông báo số 564 năm 2021 và Công văn số 127 năm 2022; Đồng thời gửi Sở Xây dựng (thẩm định chi phí dự án), Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án giá đất cụ thể.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Duy Xuyên... chịu trách nhiệm khẩn trương có văn bản hướng dẫn Công ty Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam hoàn chỉnh đầy đủ các hồ sơ pháp lý liên quan đến các dự án Khu TĐC đầu tư theo Luật Nhà ở phục vụ công tác GPMB dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; Xây dựng phương án giá đất cụ thể, trình thẩm định, phê duyệt để cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân nhận đất TĐC.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm